2 tháng 1, 2014

CUỘC ĐỜI YÊU NHƯ VỢ CỦA TA ƠI


                                          (Việt Phương)
Năm xưa ta nói rất nhiều cực kì và hết sức
Tội nghiệp là ta nói chân thành rất mực
Chưa biết rằng “Trời còn xanh hơn cả trời xanh
Ta thiếu sự trầm lắng đúc nên bởi nhiệt thành

Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không ai ai xấu nữa
Trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương
Đã chọn đường đi chẳng ai dừng ở giữa
MạcTư Khoa còn hơn cả thiên đường

Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sỹ
Hình như đấy là niềm tin ý chí tự hào
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Sự thật thơ ngây đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao

Một phần tư thế kỷ đã qua và có lẽ bây giờ ta đã biết
Thế nào yêu thương thế nào là chém giết
Ta đã thấy chỗ lõm chỗ lồi trên bề mặt trăng sao
Có những vết bùn lên tận đỉnh chín tầng cao
Sức ta nặng bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh
Ta đã có thể nói với quân thù bằng những lời bình tỉnh
“Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày
Tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao

Năm xửa năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin
Nay ta càng thêm tin mà không tô gì nữa cả
Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kỳ lạ
Ta đã trả giá đau và ta đã học làm người

Ta đã gặp những điều không hề chờ đợi gặp
Nào đâu phải là rắn phục giữa vòng hoa
Những kẻ tốt đến yếu hèn chỉ là đồ giẻ rách
Rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta

Ta suy nghĩ tám ngàn đêm đánh giặc
Nghiền tâm sự cùng những hạt ngô bung
Giữa đạn bom ta lọc ra hạnh phúc
Đêm dần trong sáng đến vô cùng
Ta đã sống những phút giờ sự thật
Tầm dân tộc ta và kích thước loài người
Bừng vẻ đẹp chắc và bền của đất
Thung lũng đau xưa vàng rực những niềm vui

Ta hiểu được những ai đã sai và có thể còn
Và chất người CS trong ta thêm chút nữa
Trút vỏ thần tượng đi còn lồng lộng con người
Qua được đằng sau bên ngoài và chính giữa
Như Quảng Bình và Vĩnh Linh càng yêu thêm trong khói lữa
Ta nhìn hết sự xấu xa và bỗng nở nụ cười
Mở đài địch như mở toang cánh cửa
Nghe nó chửi mà ta tin ở ngày mai

Ta đau lắm những nỗi đau sinh nở
Cuộc đời thâm như vợ của ta ơi
Ta yêu lắm những niềm vui cởi mở
Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi
                             Lê ĐứcLê sưu tầm của Việt –Phương


17 tháng 12, 2013

NHỮNG NGÀY TRONG QUÂN NGŨ ( tiếp theo )

Lesoir 26-4- 88
Hôm nay là thứ 3 ,sáng dậy Di, Tín vào C ăn sáng rồi đi làm. Mình lững thững dậy rồi làm dăm động tác thể dục. Lấy đàn ra học cho vui. Trời hiu hiu gió. Còn 5 hôm nữa là hết tháng 4. Bao giờ ra quân, bao giờ trở về?
Trải qua những dặm đường từ làng quê đến trường Đại học rồi từ đây đến núi đồi hoang dại đìu hiu, từ màu áo trắng sinh viên đến màu xanh áo lính. 27 năm trôi qua tàn bạo và vô tình trên cơ thể một con người ,đã cọ xát ,đã va chạm… để trở thành một con người với những điểm tốt và điểm xấu, cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện… của nó.
Những ngày nghĩa vụ rồi cũng trôi qua; ngày trở về rồi sẽ đi đâu, làm gì trước ngã ba đường…Không ai lo hộ cho ngoài cái tôi nhỏ bé này đây!
Vào đời với đôi bàn tay trắng với dăm ba chữ nghĩa cũ mềm. Làm gì ,ứng xử như thế nào để có cơm ăn và áo mặc cho gọn gang tươm tất ? Tìm kiếm sự công bằng trên nền tảng hiện thực này là điều ảo tưởng, là trở về với Xanh xi mông và Phu ri ê. Phải bằng lòng với cái hiện thực khách quan đó, bằng lòng với cuộc sống đang tồn tại biểu hiện nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội…
Tất cả các cá nhân trong xã hội hôm nay đã và đang ráo riết chạy đua trên lối về ốc đảo: Một căn nhà với tất cả những gì họ mong muốn và khát khao. Biết làm sao khác được. Hữu lý và vô lý. Không lẽ nào đem cái thể chất xã hội này ra xem xét dưới con mắt của một triết gia? Những cá nhân trong một cộng đồng, thậm chí trong một gia đình ngày càng trở thành dững dưng, lạnh lùng và tàn nhẫn với nhau hơn!?
Lại một buổi chiều nữa trôi qua trên dòng sông ký ức với bao nỗi nhớ điên cuồng. May mắn cuộc đời còn cho tôi những buỗi chiêu niệm. Nhìn đồng đội đi rừng về với những vác nứa, gánh củi trên vai với bộ quần áo te tua… tôi im lặng cúi đầu! Biết nói gì với rừng cao trong những buổi chiều hiu quạnh! Mỗi người một vị trí trong cuộc đời. Biết đến bao giờ nhân loại thôi dùng từ “SỐ PHẬN và những khái niệm tương tự để an ủi chính mình.
Cuộc sống sao mà trần trụi, cái trần trụi chưa được kỳ cọ kỹ càng .Có lẽ trong nhiều màu sắc khác nhau của những khái niệm và qui luật hãy chọn tình yêu để ca ngợi bởi vì – dù sao chăng nữa – tình yêu là cái trục chính, điểm hội tụ nóng bỏng, tế nhị và phức tạp nhất trong các quan hệ xã hội.
Tất cả đều bình đẳng khi trở về với đất. Chiếc ga xếp cuối cùng trong giờ chung cục của mỗi một con người. Dù sao cũng phải nỗ lực cho đến ngày tận số.
4 giờ 30 vào cơ quan (E bộ), nấu canh rồi cùng nhau ăn tối ong rồi quay ra canh “Miếu. Di, Tín ra sau. Ngày mai các bạn lại vào rừng khai thác gỗ. Tối nay ba anh em cùng nhau đi xem phim của F về chiếu ở E
Đêm nay trời mù sương, trăng buồn không toả sáng. Bao ý nghĩ quay cuồng trong đầu óc như những vòng quay xổ số mong tìm ra một lời giải đáp trên lối về hạnh phúc nhỏ nhoi và mong manh trên cuộc đời này!
Tín, Di vùi mình vào trong chăn.
Mình lững thững xuống quán uống vài cốc rượu cho quên đi nỗi nhớ điên cuồng. Nhớ mái trường thân yêu, nhớ bạn bè yêu dấu, nhớ một vùng quê với bao nhiêu kỷ niệm… Ở đây chỉ có trăng và đồi núi,tiếng ve ran, gió hú chắc là hiểu được tâm trạng chán ngán tột cùng này. Tôi cuồng điên mà em có hay!?
Đâu những chiều hạnh phúc
Bên người mình yêu thương
Giữa dòng đời trong đục
Đâu nhịp cầu sông Tương …
11 giờ rồi 12 giờ khuya. Biết em còn thao thức?

                                                      Huyên  

15 tháng 12, 2013

NHỮNG NGÀY TRONG QUÂN NGŨ

(Gần đến kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân,mình lại viết tiếpnhững dòng hồi kí những ngày trong quân ngũ để các bạn đọc cho vui ,có gì thiếu sót xin thứ lỗi nhé )
Le soir TPVinh :
Sáng 28-8,mình ra ga Huế và chuẩn bị lên đường trong bộ quân phục mới nhận .Cả đoàn quân lại phải chờ xe cho đến tối cùng ngày mới lên chiếc xe  hỏa số 162 từ Qui nhơn đến Vinh .Tàu chạy cả đêm 28 -8 đến 5 giờ chiều 29-8 mới đến thành phố Vinh.Trước lúc lên đường mình lại đi bán bộ đồ sinh viênđể lấy ít tiền chi tiêu dọc đường ( 420 đồng )”Nếu kỉ vật có thể đem bán đi .Ta là người giàu có nhất “.Chiếc tàu hỏa băng qua bao núi đồi cánh đồng ,sông ngòi …chở mình cùng đồng đội lên đường ra phía Bắc “Từng đànchim di trú bay về phương Nam.Ta lại lên đường ra phía Bắc.Đất nước còn giặc ta còn đi đánh giặc.Giữ màu xanh của Tổ quốc yêu thương .Giữ bình yên cho làng ,bản ,phố phường… “Rõ ràng là gian khổ nhưng mà vui .
Tối nay 29-8 bọn mình dừng lại ở thành phố để chờ xe ngày mai ra Hà nội.Ngồi uống nước sôi để nguội vớimấy viên thuốc cho đỡ đau ,mình lại làm quen với Thủy và Lươngrồi cùng nhau đi xem phim “ Hoa Cát “.Qua hai người bạn mới mình lại biết đôi nét về thành phố này.Xem phim xong lại trở về đoàn .mình lại đi tắm ,thật là thỏa mái .Cuộc sống thật là thú vị .Cái chính là phải gìn giữ sức khỏe và sự chịu đựng,rồi sẽ rút ra những bài học bổ ích cho chính mình .
                                                                                             
Chiều 2-9
Mấy ngày nay vì bận hành quân nên không có thì giờ ghi nhật kí được .Bây giờ vừa ghi nhật kí vừa ghi hồi ký vậy.
Sau một đêm ở lại sân ga thành phố Vinh ,sáng hôm sau khoảng 8 giờ lên chiếc tàu hỏa Vinh –Hà nội .Tàu chạy suốt một ngày đêmcho đến 3 giờ 30 ngày 31 -9 đến Hà nội .Cả đoàn vào sân ga ngồi chờ trời sáng .
Trên đường đi từ  Vinh đến Hà nộicó một người ngồi trên nóc toa bị cổng gạt chết trước khi vào sân ga .Buồn quá !
Hà nội ,Ta đã đến .Trời đã sáng hẳn .Mình cùng Hải lên thăm chị Thảo và chị Yến của anh ấy ở ĐHSP1-Hà nội.Thật là một ngày hạnh phúc ! Cả hai đứa tắm giặt sạch sẽ rồi ăn cơm ở nhà chị Thảo .Xin phép chị ,Hải lại dẫn lên nhà chị Yến chơi .Lại ăn trưa nữa .Bữa cơm rất ngon với một ly rượu thật tuyệt vời .Mình được ngủ một giấcrồi dậy xem phim “ Tôi yêu Vic to “.Khoảng 5 giờ chiều mình chào chị và các cháu để ra đi .Chị dặn Tết nhớ về Hà nội ăn Tết với chị cho vui.
 Xin cảm ơn cuộc gặp gỡ với những con người vui vẻ và đáng quí này .Hà nội những đường phố khang trang sạch sẽ ,bên lề đường đều có những hàng xà cừ xanh thẳm làm cho mình nhớ ngôi trường xưa quá .Dưới gốc xà cừ lànơi hẹn hò của bao đứa yêu nhau ?Con gái Hà nội khá đẹp .Mình và Hải vào quán uống cà phê ,rồi mình rủ Hải vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hơn 8 giờ tối cả đoàn cùng lên đường trên chiếc xe lửa HN-LS .12 giờ tàu chạy đến ga phố Vị lúc 7 giờ sáng 1-9 .Xuống tàu đi bộ khoảng 7 cây số là tới nơi đóng quân .
Hữu lũng là một vùng đồi núi bạt ngàn ,chung quanh doanh trại là quê hương của dân tộc Nùng .Nơi ở của bọn mình là một trong những quả đồi này.Lại là chiếc giường sắt hai tầng thay cho chiếc giường gỗ thời đi học .Khu nhà mình ở là một chiếc lán dài lợp bằng lá rừng ,mưa xuống là dột khắp nơi .Bạn bè đùa nhau “ Hữu lũng “ có sai đâu .Chiều 1-9 ăn cơm với rau muống luộc .Mình đi tắm hai lần thật thoải mái .Tối ngủ một giấc ngon lành …(còn tiếp )

                                                                                                     Lê Huyên 

4 tháng 12, 2013

TẶNG CHÚ LH


               MỜI ANH VỀ
                             (TẶNG CHÚ LÊ HUYỀN)

Anh có về thăm xứ Quảng không?
Nhà xây ngói đỏ đẹp màu hồng
Đường làng rộng mở đều nâng cấp
Ruộng lúa chín vàng trĩu hạt bông

Anh đã về thăm xứ quảng chưa?
Đường thôn bóng mát đẹp cành dừa
Trường làng bướm trắng vui ngày hội
Kẻo kẹt trưa hè tiếng võng đưa 

Anh hổng về thăm xứ quảng sao?
Quê cha đất tổ nghĩa đồng bào
Bà con thôn xóm chờ anh đó
Anh hãy về thăm đẹp biết bao.


                                    VÕ ĐỨC CÔNG (0905889122)

28 tháng 11, 2013

Tặng Trần Ánh

             KHÁT
                               ( Tặng Trần Ánh )
Cơ quan gần với cửa nhà
Trưa về nghỉ chút ,chiều ra chỗ làm
Trọn tình với đất Quảng Nam
Hội an nhắc nhớ, Nghi tàm có danh
Mình vào nhắn lại cùng anh
Tạ ơn Trời Phật, lòng thành kính nhau   
Mặc dù củi quế ,gạo châu
Quê hương mãi mãi xanh màu thời gian    
                                   Huyên


           Thăm Ngũ Hành Sơn
Mình về thăm Ngũ Hành Sơn
Cheo leo vách dựng sờn sờn thế thôi
Mặc cho trời đất núi đồi …
Tượng-tình em đứngcho tôi buồn buồn .

                 THĂM BẠN
                                  (Thân tặng TA )
Mình về thăm bạn thời xưa
Hội an lụt cũng vừa vừa vậy thôi
Hăm bảy năm vẫn bồi hồi
Lần đầu thăm bạn đứng ngồi không yên
Đèo nhau qua mấy phố liền
Tưng bừng Phúc kiến u huyềnTriều châu
Thương cho chú chó chùaCầu
Vẫn ngoan ngoãn đứngnhư hầu người thăm
Ước chi đi giữa đêm rằm …
Ngắm ngườiemgái ươm tằm quay tơ
Cám ơn Anh chỉ mấy giờ
Cho hồn tôi bỗng thành thơ gởi về .
                                             Huyên  





27 tháng 11, 2013

ĐÓN BẠN

Sau mấy ngày về thăm cố quận ở Quảng Ngãi, khi đất trời miền Trung đang chống chọi với mưa lụt, bạn lại đến thăm nhà mình. Hội An cũng lụt với mức nước vừa phải nên không khí hoạt động, sinh hoạt của người dân phố Hội và rất đông du khách diễn ra khá náo nhiệt, vui tươi. Quê mình quanh năm quen sống chung với lụt nên mọi người cứ xem việc phòng tránh thiệt hại trong lụt và dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lụt là chuyện bình thường, thậm chí, vài năm gần đây, bọn mình đã có cho phép người dân tổ chức dùng thuyền dịch vụ du khách thưởng lãm nước lụt trong phố cổ và họ rất thích thú.
Do ít thời gian dành cho nhau quá nên chỉ bấy nhiêu thôi, hẹn nhiều lần tái ngộ nữa "chàng lãng tử " LH nhé!

Mình post vài tấm ảnh 2 thằng chụp chung tại Hội An đây. (TA)


Trước sân nhà TA


Sân vườn nhà TA


Bên Chùa Cầu trong cơn lụt


22 tháng 11, 2013

TÌNH BẠN và NHỮNG KỶ NIỆM BUỒN VUI

(   Đây là một bài viết tản mạn của một gã lãng tử giang hồ,chắcsẽ có một chút gì sai vàkhiếm khuyết mong các bạn thứ tha cho .  )
Nỗi nhớ quê hương cứ như một ngọn lữa lại cháy lên trong trái tim tôi cùng với tình bạn ngày xưa cứ thôi thúccõi lòng  …Lại đitìm cái mà người ta gọi là thiêng liêng nhất  ngỡ đã mất tự lâu rồi !Ôi những gì đã có thì không bao giờ mất ,nó chỉ nằm đâu đó dưới lớp bui thời gian hoặc trầm tích trong mỗi trái của mỗi một con người chờ có dịp lại bùng lên .
Tôi lại đi ,lại trở về Cố quận( chữ của Bùi tiên sinh ) ,sau vài ngày ở nhà thăm viếng mộ tiền nhân (một dòng họ tiền hiền của làng Long phụng ngày xưa )và trầm tư về cuộc biến thiên của dâu bể cuộc đời …vô cùng khắc nghiệt ,chưa muốn đi đâu cả; chỉ muốn đi lòng vòng quanh linh hồn người xưa hòa trong sóng biển  ,gió núi quê hương .
Tên làng quê đãbao lần thay đổi
Vẫn còn nguyên vẹn dáng cha ông
Lớp trưởng gọi 3 giờ chiều tôi sẽ vào, ông đợi tôi ngay gốc đa .Ôi cái giọng sếp sao mà gay gắt thế ,vẫn cái giọng ngày xưa mà bạn bè vừa sợ vừa thương .Và tôi bảo ông không phải vào .tôi sẽ ra ,ông không chịu ( thì tôi chịu vậy ).Sếp mà các bạn.Suy cho cùng ông chỉ thương mình đó thôi .Dù gay gắt hay dịu dàng thì cũng biết ơn anh .Một người bạn thân trên cả mức chân thành!
Lại thắp hương cho ông bà tổ tiên lần nữa và dặn dò chị ;chỉ một mình chị ở nhà có ai đến thăm thì cảm ơn họ ,có ai xỉa xói gì cũng mặc .Ở đời mà ,có nhiều người thương thì cũng có vài người ghét thế mới công bằng ,chị ạ  .Phải giữ gìn sức khỏe ,đó là điều cốt tử trong cuộc đời nầy.
Lại vội vã ra đi ,lại vội vã lên đường .Cuộc đời tôi cái gì cũng vội trừ chuyện đi làm .Tôi không đi thì đời cũng giục ,đời không giục thì trái tim réo gọi …
Ông chở tôi lên đường .Đến Sông vệ thì dừng ,ông gọi thêm hai người bạn nữa .Nhậu .Sau gần hai tiếng lại chia tay .Ông đi đường ông tôi đường tôi .Tình nghĩa đôi ta chắc sẽ lâu .Tình nầy nghĩa nầy sẽ là những bài học sinh động cho con cháu ngày mai .
Anh N lại gọi anh T vào chở mình ra thành phố .
Trở vào thành phố buồn tênh
Trời mưa bầm dập bấp bênh cuộc đời .
Sáng dậy ,trời càng mưa dữ dội .Cùng nhau đi ăn sáng .Anh lại đi công tác .Cùng uống cà phê với Nhạn .Trò chuyện vi vu về cuộc đời .Bây giờ anh định đi đâu ? Nhạn hỏi tôi .Anh chở tôi ra bến xe .Hai thằng bạn tri âm lại chia tay nhau .Anh trở về nhà lo chống lụt .
Mừng bão đã qua lại lo lụt tới
Miền Trung ơi ,Người khổ đến bao giờ !
Hội an ,tôi đã hẹn bạn tự lâu rồi…Chiếc xe lại chạy dưới trời mưa như trút nước ,như muốn trốn cuộc đời đầy khắc nghiệt .
TA đón nhau bằng chiếc ô tô cáu cạnh .Mừng vui và sung sướng vô cùng.27 năm mới trở lại nơi nầy mà có gì xa cho lắm ! Căn nhà nhỏ xinh xinh của bạn lại hiện ra trước mặt .Nầy cây lộc vừng bên phải ,đây giàn hoa lan bên trái ,bên dưới là hòn non bộ xinh xinh …
Con xin chào Bác. ..Sau khi anh giới thiệu với mẹ mình .Hai anh em qua quán nhà hàng xóm ,anh gọi thêm vài người bạn nữa ,lại nhậu và chuyện trò vui vẻ ,cùng nhau xem đá bóng .Lại về nhà anh và…
TA dẫn mình xem Phố cổ Hội an .Tây nhiều hơn Ta đi như trẩy hội ,kẻ ngó người xem vui như ngày tết …
Hội an ơi sẽ có ngày trở lại !
Trưa hôm sau bạn đưa xe,ra ĐN thăm VNĐ .Trò chuyện về một thời chưa xa lắm ! Vợ anh lại lui hui vào bếp lo bữa ăn thịnh soạn cho chồng chiêu đãi bạn .Ba người chung vui ,nhắm dăm li rượu anh mang về từ phương trời xa lắc mình đâu có biết .Chỉ có tình bạn và những câu chuyện ngỗ nghịch buồn vui của môt thời áo trắng dưới mái trường ĐHTH Huế thân thương .Sáng hôm sau cùng NĐB,ba đứa  uống cà phê ở quán Gót hồng (hay Nắng hồng ) mình quên mất .Nhớ nhớ quên quên là tuổi của những người tri thiên mệnh kia mà .Duy chỉ có một tình bạn ,một tình yêu là chúng ta mang theo suốt cả cuộc đời .
Tự trong sâu thẳm trái tim rạn vỡ của mình xin biết ơn các bạn .Biết ơn thật nhiều !Cuộc đời của một kẻ lữ thứ giang hồ ,dám dấn thân vào gió bụi cuộc đời vẫn giữ cho mình một trái tim biếtyêu thương ,còn thổn thức ,còn đau khổ…với đồng loại của mình !
Tình bạn tình yêu của chúng ta hôm nay sẽ là những câu chuyện cổ tích của ngày mai .
                                                                                                                Huyên

   

20 tháng 11, 2013

NGÀY TRỞ VỀ CỐ QUẬN LẦN THỨ BA

            
Nỗi nhớ quê hương , bạn bè lại trổi dậy như một người thiếu đói . Lại ra đi , lại lên đường .Quê hương ơi ,bạn bè ơi ta lại về …
Một người bạn chở ra bến xe miền Đông mua vé sau khi uống hết một chai quốc lũi .Cầm vé trong tay đi lòng vòng thăm hỏi anh em  .Một tài xế hỏi ,anh có cần đi nhanh không .Có .Lại quay vào trả vé ,chịu lỗ 10 phần trăm .Thế là đi ngay không phải đợi phải chờ .1 giờ hơn xuất phát .Tạm biệt thành phố thân yêu .
Chiếc xe Đà Nẵng chạy miệt mài như ý Chúa .Đến Tuy hòa lúc 2 giờ sáng .Mọi người đang ngủ, riêng ta chập chờn .Bùm. Xe nổ lốp , tông vào giải phân cách. Lạy Chúa không ai sao cả! Xuống xe chụp vài pô hình làm kỷ niệm !
Lại đón xe khác tiếp tục cuộc hành trình. Khoảng 10 giờ đến Sông vệ . Một người bạn chở về nhà .
Ôi mừng quá .Vui này đã bõ những ngày nhớ thương .
Thắp hương cho Ông Bà tổ tiên phù hộ độ trì . Chị mình vẫn khỏe .Tắm . Ôi cái giếng nước thân yêu sao ngọt ngào đến lạ.Cái giếng mà ngày xưa ta đã dùng chiếc rựa cùn đẽo từng viên gạch xây nên .Khu vườn xưa vẫn xanh mơn mởn một vùng hoa mướp . Hoa mướp vàng tươi cả một khung trời .Sân cải trước nhà ,miếng ớt kề bên …sao thân thương đến lạ . Hàng cau vẫn trĩu quả.
Ôi thân thương đến vậy. Hình như mình chưa rời khỏi nơi này .Nó là của tôi . Mọi trò chơi tuổi thơ ùa về , chúng tranh nhau kể cho tôi mọi chuyện buồn ,vui , hờn giận…
Cũng nơi đây ,bên chiếc bàn nhỏ bé ngày xưa ,đã nhiều đêm bên ánh đèn dầu bóp trán suy tư .RA ĐI hay Ở LẠI .Và tôi đã nhỏ nhẹ thưa với mẹ  “ Con phải ra đi “. Tôi đã khóc khi mẹ  nói "Tùy con" .
Mẹ  ở lại một mình.
Quê hương ơi ta bỏ lại những gì ta yêu quý nhất .Xin tạ lỗi cùng Người !



                             

5 tháng 11, 2013

Bảy bước tới tha hóa



By bước ti tha hóa
Tác giả: Vương Trí Nhàn
KD: Cái gốc của hiện tượng này là gì nếu không phải là từ giáo dục- pháp luật thượng tôn, và môi trường xã hội văn hóa lành mạnh? Nhìn ra các nước văn minh, một môi trường dạy người tử tế từ bé thơ, một nền pháp trị nghiêm cẩn, và một môi trường xã hội văn minh, văn hóa, sẽ hạn chế “sự tha hóa” như bài viết đề cập.
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn- con người sẽ dẽ dàng giẫm đạp lên những quy tắc ứng xử, giẫm đạp lên pháp luật, nếu họ nhìn lên, thấy tham nhũng, thấy “nhóm lợi ích”, thấy pháp luật bị “bịt mắt”. Khi ấy, phần người sẽ dần thui chột tàn tệ, chỉ còn phần con.
—-
Không chỉ làm cho con người nghèo khổ đi, cái chính là trong cơn băng hoại của thời hậu chiến , xã hội  ngày  nay cũng đang làm cho con người hư hỏng thoái hóa hơn bao giờ hết. Mỗi người trở nên khác mình, con người cũ tốt đẹp của họ như bị đánh mất đánh tráo, thay bằng một kẻ khác tồi tàn khốn nạn hơn.
 Người ta gọi quá trình đó là quá trình tha hóa. Xã hội làm tha hóa con người. Mà mỗi con người thì tự tha hóa.
Cần nhấn mạnh rằng với lương tri sẵn có, hầu như tất cả mọi người đều tự phát chống lại sự tha hóa đó. Nhưng tất cả đều bất lực.

Xét cả quá trình:
Nếu tạm gọi  khả năng chống lại cái ác từ chung quanh tấn công vào mình làm hỏng mình  là một thứ miễn dịch thì cái chất ấy ở con người ngày càng vơi cạn. 
Và con người đã lùi từng bước.
Tình thế đó đáng để chúng ta bàn bạc nhiều. Sau đây là cách lý giải của tôi .
 Bài viết này, tôi viết từ khoảng gần mười lăm năm trước, khi mà việc tố cáo tình trạng tha hóa còn bị  coi là  cái nhìn  sai lệch, người đứng đắn không nên đả động tới không nên phân tích làm gì nhiều. Ngày nay tình thế đã rõ ràng hơn và cái cơ chế làm tha hóa con người đã bộc lộ đầy đủ sức mạnh hơn, còn khả năng chống lại xu hướng chung của mỗi cá nhân ngày càng yếu đi. 
Tôi tin rằng mỗi bạn đọc bằng sự thể nghiệm của mình, sẽ có những bổ sung cần thiết cho bài viết còn quá hiền lành,  do đó mà đã trở nên lạc hậu, của tôi.

Hồi nhỏ, cũng như một số bạn bè cùng tuổi, tôi là đứa trẻ đãng trí, hay đánh mất những thứ lặt vặt: khi cái khăn mùi xoa, cái mũ, khi quyển truyện hoặc cái bút chì. Thông thường bố mẹ ở nhà cho qua không mắng mỏ gì đáng kể.

Nhưng đâu một hai lần, tôi nhớ không những bị đánh cho mấy roi cứ gọi là quắn đít, mà trước đó còn bị hỏi căn hỏi vặn:
Điên hả , sao nhắc bao nhiêu lần cũng bằng thừa?
Chạy nhảy thế nào mà đánh mất, kể lại xem nào.
Thử nhớ lại xem, con đánh rơi ở đâu? Con đã để ý đi tìm chưa?….

Đến bây giờ tôi cũng không nhớ lần ấy đánh mất cái gì, chỉ đoán chắc là mấy thử đắt tiền lắm, chứ không phải ba cái đồ vớ vẩn như mọi khi. Người ta chỉ phải suy nghĩ về sự mất mát khi cái bị đánh mất được coi là quan trọng.

Liên hệ tới chuyện ngày nay:

Niềm thiết tha với cái tốt cái đẹp vốn nằm trong tâm trí chúng ta từ thuở thiếu thời, khi đang còn cắp sách đến trường.
Mấy chục năm nay, Nhà nước cách mạng cũng luôn luôn kêu gọi mỗi thành viên của xã hội gắng trau dồi đạo đức. Câu nói của thầy Mạnh “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” thường được nhắc nhở vì trong một hình thức cũ, nó lại diễn tả tốt nhất nội dung chủ yếu của đạo đức mới – sự vững vàng của nhân cách. 
Nhưng liệu có thể nói mỗi người chúng ta đã làm được điều chúng ta mong mỏi?
Giả sử bây giờ, ra giữa buổi họp, tôi bảo ông nọ bà kia là thoái hoá biến chất, mọi người sẽ cho tôi là có hiềm khích gì đó với họ, nên mới ăn nói sỗ sàng như vậy. Nếu tôi lại mạnh mồm khái quát rằng nay là lúc không ít người trong chúng ta đang hư hỏng đi, thì người ta sẽ bảo tôi là liều lĩnh vô căn cứ, là không có cái nhìn toàn cục, không thấy “mặt tốt là chủ yếu”.
Nhưng nhiều lúc ngồi một mình tỉnh táo, đối diện với lương tâm, hẳn nhiều người chúng ta phải công nhận là quanh mình số người hiền lành thánh thiện ngày một ít, số khôn ranh kiếm chác ngày một nhiều thêm.
Và tự ta nữa, nghiêm khắc mà nói, ta cũng đang sống không phải như ta mong muốn. 
Ở đây không nói tới những tội lỗi đã thành danh mục quản lý của pháp luật, mà chỉ nói tới những thói xấu nho nhỏ những thói xấu vẫn bị coi là không đáng kể, và dễ bị bỏ qua:
Xoay xỏa vụ lợi. Làm dở báo cáo hay qua loa vô trách nhiệm. Khéo léo tô vẽ mình trước cấp trên. Hùa theo đám đông, nói cho đám đông vừa lòng, chứ không dám nói sự thật..
Có phải là không ít thì nhiều, hàng ngày chúng ta đã để cho những thói xấu đó lộng hành? So với con người lý tưởng mà ta muốn noi theo, khi bước vào đời, thì thật ra ta đang xa dần, thậm chí có những phẩm chất tốt mà ta có từ lúc còn trẻ và cứ tưởng giữ được mãi, bây giờ đã bị đánh mất.
Nay không còn là lúc sợ ai lục vấn mình như cậu bé năm xưa nữa. Nhưng có lẽ, với tư cách người có học, sống nhiều bằng ý thức, cũng nên quan sát chính mình xem xem một quá trình tâm lý như thế nào đã xảy ra, khi ta tự đánh mất cái phần tốt đẹp ở con người mình như vậy.
Dưới đây là một vài nhận xét tôi rút ra từ kinh nghiệm bản thân và qua quan sát những người gần gũi chung quanh:

1. Sự kiếm sống hàng ngày là một khái niệm lâu nay chúng ta hay lẩn tránh và nó chỉ tồn tại như một giá trị ẩn, không được mang ra tính toán công khai. Nhưng phải nhận nó vẫn là nhu cầu có thực, hàng ngày gây sức ép với mọi người. Có nhiều việc ta biết là trái đạo lý song vẫn phải làm, chẳng qua chỉ là nhằm kiếm thêm ít tiền bạc, để cùng với đồng lương còm cõi, duy trì sự sống của bản thân và gia đình.


2. Các thói xấu lấn lướt ta mỗi ngày một ít. Thời gian đầu ta thường vừa làm vừa tự nhủ: chỉ chấp nhận đầu hàng lần này nữa thôi, sau sẽ không bao giờ tái diễn! Nhưng càng về sau, sự dằn vặt càng thưa thớt đi. Đời sống hàng ngày mang lại bao nhiêu căng thẳng mệt mỏi, khiến cho mỗi người chỉ có cách trượt theo thói quen và tránh nhất là gây thêm cho mình những phiền phức.


3. Có một điều ta thường viện ra để an ủi, ấy là khi thử đưa mắt quan sát thấy không phải chỉ có riêng mình làm bậy, mà chung quanh, cả những người có uy danh hơn, có trách nhiệm hơn, cũng đâu có giữ được lý tưởng – “Hơi đâu gái goá lo việc triều đình” – đấy là lý lẽ của những cái đinh ốc bé nhỏ.


4. Khái quát hơn, quả thật có nhiều việc thấy trái với lương tâm ta vẫn cứ làm, vì xem ra chung quanh mình, mọi người đều hành động như vậy.

Mà cảm giác sống theo tập thể ăn vào ta rất nặng. Ta sợ trở thành đơn độc lại càng sợ mang tiếng là chơi trội, dám khác mọi người(!).

5. Người ta ai mà chẳng vừa sống vừa trông trước trông sau xem cách sống của mình được đánh giá ra sao, và được đền đáp ra sao. Đến lúc thấy bao nhiêu cố gắng của mình cũng vô ích, những người tốt như mình thường thua thiệt, còn những kẻ xấu cứ được đủ thứ và lại leo cao mãi lên thì đành ngán ngầm buông xuôi (Sau khi phát hiện điều này, một số sẽ giãy giụa cốt vớt lại ít quyền lợi mà họ cho rằng họ đáng được hưởng. Từ ấy trở đi, họ dám sống rất tàn bạo).


6. Chắc chắn trong ta không bao giờ chết hẳn con người lý tưởng, con người tha thiết với sự nghiệp chung. Giả sử được xã hội dang tay dìu đỡ thì sau những lầm lỡ ban đầu, cũng dễ tu tỉnh trở lại. Nhưng mọi chuyện quá ì ạch. Có vẻ như điều mà xã hội mong đợi hơn cả ở các thành viên chỉ là những câu khẩu hiệu chung chung. Cái phần suy thoái trong ta chớp ngay lấy cơ hội thuận lợi đó. Nảy sinh tình trạng phân thân, sống một đằng, nói một nẻo và bởi lẽ, trước mặt bàn dân thiên hạ, giữa thanh thiên bạch nhật, ta vẫn luôn mồm nói điều tốt, nên càng yên tâm xoay xỏa kiếm chác trong bóng tối.


7. Đến lúc nào đó, ta chợt nhận ra “rằng quen mất nết đi rồi”, có lẽ sẽ không bao giờ hoàn lương được. Sự lo sợ có tới (lo sợ chứ không phải hối hận) và để hóa giải, ta xoay sang cấu cúng, xin xỏ, hối lộ thánh thần. 

Mê tín chính là mắt xích cuối cùng của sự tự làm hỏng, nhờ có mê tín, các khâu hoạt động khác có thể diễn ra một cách êm đẹp. Đại khái giống như một thứ bảo hiểm!

Khi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa.

Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa.

Vậy cần gì phải mang bản thân ra mà tra khảo cho thêm rách việc?
Có thể có một số người đã nghĩ thế và họ có lý của họ. Nhưng trong bài báo này, tôi muốn để nghị một cách nghĩ khác: ít ra chúng ta cũng nên sòng phẳng với nhau. Sự đánh giá chính xác về bản thân nên được xem như một phần di sản của một lớp người đang sống để lại cho các lớp kế tiếp, và nếu như nhờ thế một phần, mà những người sau ta sống không giống ta, tức sống tốt hơn, ấy là khi ta đã trở nên hữu ích ./.
TQS post, 10h ngày 5/11/2013




10 tháng 10, 2013

Tướng Giáp, McNamara và "bảo hiểm quốc gia"

      Có môi trường nhằm tạo ra những thiên tài "tướng Giáp" để đương đầu với "McNamara" trong thời đại với biên giới quốc gia trở nên mong manh hơn bao giờ hết, là chìa khóa để đưa đất nước đi lên.

     LTS: Năm 2009, Tuần Việt Nam đã đăng bài viết của tác giả Hiệu Minh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hình ảnh quốc gia. Nhân dịp Quốc tang Đại tướng lần này, chúng tôi trân trọng giới thiệu lại bài viết này đến bạn đọc.
     Ở các nước tiên tiến, ngưởi ta bỏ tiền mua bảo hiểm xe hơi, y tế, nhà cửa, kể cả đôi chân cầu thủ hay vòng một của người đẹp nếu cần. Quốc gia được bảo hiểm bằng máy bay, tên lửa, vũ khí nguyên tử kể cả "sắm" thật nhiều tướng tài. Giới lãnh đạo đất nước với tài cán và nhân cách chính là sự đảm bảo cho hình ảnh và an ninh quốc gia. Bỏ phiếu cho họ nghĩa là người dân đã mua bảo hiểm cho đất nước.
     Tướng Giáp và McNamara đối đầu
     Nếu đi du lịch vòng quanh trái đất mà hỏi dân địa phương là có biết Việt Nam không, câu trả lời hầu hết là có, nhưng nước này nằm ở đâu cũng khá đông lắc đầu. Ai nổi tiếng nhất: tướng Giáp, dù tên ông được phát âm ngồ ngộ. Tại sao: ông ấy thắng Pháp ở Điện Biên Phủ và đuổi Mỹ sau này. Ít có dân tộc nào được vinh hạnh ấy, dù rằng cũng nói lên sự mất mát rất lớn qua nhiều cuộc chiến tàn khốc.
     Hỏi về nước Mỹ, hàng tỷ người mơ ước đến xem thần Tự do. Nhưng McNamara thì ít người biết hơn. Vài đồng minh, công ty Ford, Ngũ Giác Đài và kể cả Ngân hàng Thế giới, biết rõ ông là ai.
     Trong cuộc gặp mặt nhau tại Hà Nội khi đã gác kiếm (năm 1995), tường thuật trên báo chí kể rằng, McNamara chào: "Tôi đã nghe về ông khá nhiều". Tướng Giáp đáp từ "Tôi cũng thế". Hay, quân đội Mỹ thắng tất cả các trận trên chiến trường thì tướng ta trả lời, người Việt lại thắng cả cuộc chiến tranh.
     Nghe về nhau nhiều là phải vì hai người từng đứng hai bên chiến tuyến. Sự kiện vịnh Bắc Bộ, chiến tranh leo thang, ném bom rải thảm để biến miền Bắc thành thời kỳ đồ đá, trận Mậu Thân mà sau đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ than rằng, không thể thắng được Việt Nam. Đó là chưa kể vụ, McNamara đi từ sân bay Tân Sơn Nhất qua cầu Công Lý, chút nữa là "va" biệt động Sài Gòn.
     Là một thiên tài đến từ Đại học Berkeley danh tiếng, McNamara vực dậy công ty sản xuất xe Ford, vào Nhà Trắng đã làm rung chuyển cả ngôi nhà hình sao này vì cách quản lý hiệu quả, đầu tiên dùng máy tính vào xử lý dữ liệu chiến tranh. Những gì đặt trên bàn báo cáo hàng ngày của McNamara hay bàn làm việc của Tổng thống Johnson đều nói lên, Việt Nam đang thất bại trên chiến trường.
     Thật đáng tiếc, số liệu máy tính và thực tế chiến trường khác nhau. Máy tính có thể xử lý được số liệu về bom đạn, thiệt hại của đối phương, đếm được số quân đang chuyển qua đường mòn Hồ Chí Minh, nhưng không thể đo được quyết tâm của những người chân đất áo nâu với ý trí đuổi giặc ngoại xâm.
     Hai người bàn chuyện xưa tại một villa của Pháp ở Hà Nội. McNamara hỏi, theo thống kê của Mỹ, quân đội Việt Nam đã thương vong quá lớn, khó mà đương đầu với Mỹ, tại sao các anh vẫn tiếp tục chiến tranh. Tướng Giáp cười và nói, chính người Mỹ các ông đã lầm, không hiểu hết lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc này. Họ có thể chiến đấu đến người cuối cùng để bảo vệ đất nước
     Trong cuốn phim tài liệu "Fog of War" do chính McNamara giới thiệu tại Washington DC, người khách Mỹ này đưa ra 11 bài học cho cuộc đời mình. Nhưng ông quên đưa bài học thứ 12 về Việt Nam như lời tướng Giáp, rằng, kẻ nào dòm ngó biên giới nên nhớ hộ, người dân nơi đây sẵn sàng "đốt cả dãy Trường Sơn" để bảo vệ Tổ quốc.
     Một người có bằng cấp của Havard và trợ lý giáo sư trẻ nhất, tiền lương cao nhất tại đại học danh tiếng này. Một người là giáo viên trường Chu Văn An, chưa hề qua một trường quân sự chính thống nào. Một bên là đầu óc điện tử với những số liệu được xử lý chính xác với mấy chữ số sau dấu phảy, quân đội thiện chiến, một bên chỉ có bàn tính gẩy thô sơ, lính đội mũ tai bèo đi dép lốp.
     Những người từng đương đầu với tướng Giáp đã lần lượt sang thế giới bên kia. Trước là Nava của Pháp, và gần đây là McNamara. Tướng Giáp vẫn đang minh mẫn ở tuổi gần 100, như báo chí quốc tế đưa tin, vẫn đang nặng lòng với tình hình đất nước.
     Một lần bắt tay các tướng
     Người bạn kể rằng, những gì biết về hai ông là do đọc sách báo như bao nhiều người khác. Anh đã gặp cả hai nhiều lần trên...tivi, được một lần...bắt tay.
     Cách đây mấy chục năm, tướng Giáp đến thăm cơ quan, nơi anh đang công tác khi đó. Ông thân chinh gặp từng người, dừng lại hỏi han, vợ con thế nào. Vị tướng dặn dò, sau chiến tranh còn nhiều khó khăn, cần cố gắng. Người ta nói bàn tay tướng mà mềm như gấm, quả đúng thật, nhưng có lẽ trong chiến tranh, bàn tay ấy là quả đấm sắt.
     Rời bỏ Nhà Trắng, McNamara tới Ngân hàng Thế giới làm chủ tịch lâu nhất, biến trung tâm tài chính quốc tế này thành một tổ chức năng động trong suốt 13 năm liền. Khi anh được tuyển vào làm việc tại văn phòng Việt Nam thì McNamara đến thăm tướng Giáp (1995). Văn phòng tiếp đón sếp cũ và được chụp ảnh lưu niệm trước trụ sở tại villa 53 Trần Phú.
     Anh sang Washington DC công tác đúng dịp ông tới trụ sở của WB để giới thiệu cuốn phim Fog of War về cuộc đời ông và những bài học chiêm nghiệm, kể cả từ vịnh Con Lợn đến vịnh Bắc bộ. Âm thanh surround, màn ảnh rộng tại hội trường lớn mang tên Preston, vị chủ tịch đầu tiên của WB, đã gây xúc động ghê gớm cho người xem.
     Sau đó là nhiều câu hỏi và thảo luận. Anh có một câu trong đầu: "Sau cuộc chiến, ông định đền bù những người đã chết của hai phía thế nào đây?". Là người Việt, hay ngồi ghế cuối, chợt nhớ đến mất mát của chính gia đình mình, của người thân, bạn bè, bỗng dưng nghẹn trong lòng nên chẳng bao giờ câu hỏi được bật ra.
     Hôm nay anh nhờ tôi viết lại để gửi McNamara dù ông đã ra đi. Nhưng anh biết, ông ấy sẽ trổ tài ngoại giao, không phải cương quyết như nhà quân sự khi ném bom miền Bắc, lảng sang chuyện khác như vị tướng đã làm vài lần hôm giới thiệu phim, khi gặp những câu hóc búa.
     Tài liệu giải mật gần đây cho biết người Mỹ đã từng nghĩ đến việc dùng bom nguyên tử để ném Việt nam. Tuy nhiên cân bằng quốc tế, vụ khủng hoảng tên lửa Cuba đã làm cho kế hoạch chỉ nằm trong ngăn kéo. Không hiểu ông McNamara có nghĩ đến tiêu diệt tướng Giáp bằng trái bom khủng khiếp.
     Bảo hiểm quốc gia trong thời đại mới
     Ở bên Mỹ phải bỏ tiền ra mua bảo hiểm xe hơi, y tế, nhà cửa, kể cả đôi chân cầu thủ hay vòng một của người đẹp nếu cần. Bỏ tiền nhưng không bao giờ mong cần đến. Dùng tiền bảo hiểm nghĩa là bị ốm đau, tai nạn hay thảm họa.
     Quốc gia mua bảo hiểm bằng cách mua máy bay, tên lửa, vũ khí nguyên tử kể cả "sắm" thật nhiều tướng tài như ông Giáp. Có bảo hiểm nhưng không ai thích dùng, trừ vài kẻ điên rồ.
     Ấn Độ và Pakistan gầm gừ dọa nhau nhưng không đánh bao giờ là vì hai quốc gia này sở hữu bom nguyên tử. Nhiều nước muốn tấn công Bắc Triều Tiên hay Iran, nhưng không dám chắc trong hàng trăm tên lửa tầm xa, có quả nào được gắn đầu đạn hạt nhân.
     Sau 1975, một đồng nghiệp chuyển vào lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt làm việc. Tôi hỏi đùa là liệu mình có làm bom nguyên tử được không. Anh trừng mắt, mới hòa bình xong, đất nước đang nghèo cần xây dựng, sao mà cậu hiếu chiến thế. Anh còn thì thầm, nhiều người hỏi câu đó và hình như có cả một vị tướng cũng thế.
     Sau hơn 30 năm hòa bình với vài cuộc chiến tranh lẻ tẻ khác, chợt nhớ "mình không thích chiến nhưng kẻ khác cứ dọa" thì làm thế nào. Thế là phải mua bảo hiểm. Bảo hiểm bằng quan hệ quốc tế, bảo hiểm bằng đồng minh, bè bạn, bằng quân đội thiện chiến, vũ khí tối tân, bằng tri thức thời đại với dân giầu, nước mạnh, đội ngũ lãnh đạo có tài và trong sạch.
     Thế hệ lãnh đạo tương lai
     Báo chí đang bàn về thế hệ lãnh đạo tương lai cho đất nước. Con người họ, với tài năng và nhân cách, là sự đảm bảo cho hình ảnh và cả an ninh quốc gia. Nếu được dịp bỏ phiếu trực tiếp cho họ nghĩa là người dân đã thực sự mua bảo hiểm cho đất nước.
     Cụ Hồ đã đưa hàng trăm trí thức từ nước ngoài về phục vụ. Họ khâm phục người lãnh đạo, có lòng tin vào ngày mai và vì thế mới chiến thắng nhiều kẻ sừng sỏ. Thời của cụ không có tham nhũng vì chính ông liêm khiết nên người dưới quyền không ai dám vun vén cho bản thân.
     Lãnh đạo nào sinh ra quân nấy. Cụ Hồ trao kiếm cho tướng Giáp lúc 33 tuổi dưới cây đa Tân Trào để chỉ huy quân đội. Các trí thức trẻ như Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa và bao nhiêu người khác đã giúp làm nên thương hiệu Việt Nam trong suốt mấy thập kỷ, được bạn bè quốc tế tin yêu.
     Ngày nay, đầy những khẩu hiệu treo trong cơ quan, văn phòng bộ hay ngoài đường "Sống và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại". Trong thực tế, vẫn còn ai đó, không nhìn lời răn viết trên tường, khi thản nhiên vơ phong bì đút lót vào ngăn kéo.
     Bàn về nhân tài trong thời đại mới, nói tới nói lui, tầm nhìn toàn cầu, phương Tây hay Trung Quốc, hay ở đâu đó ở xa tít tắp. Thật ra, người ta chỉ cần nhìn lên câu khẩu hiệu và lá cờ ngay trước mặt. Nếu thấy xấu hổ với những đồng tiền hối lộ thì đất nước sẽ tiến xa, nếu họ nghĩ đến trách nhiệm với đất nước, vì nhân tài thời nay không thiếu.
     Chúng ta không làm bom nguyên tử, nhưng cần bảo hiểm đất nước bằng tri thức thời đại "hạt nhân và tin học". Vì thế, có môi trường nhằm tạo ra những thiên tài "tướng Giáp" để đương đầu với "McNamara" trong thời đại với biên giới quốc gia trở nên mong manh hơn bao giờ hết, là chìa khóa để đưa đất nước đi lên.
     Theo Hiệu Minh
     Tuần Việt Nam
(Mời các bạn cùng đọc bài báo trích từ báo Dân Trí ngày 10/10/2013) đtd           

8 tháng 10, 2013

ĐIỆN BIÊN PHỦ
Kính tặng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Vượt dốc Pha Đin là Tuần Giáo
Ngước mắt đầu chạm trời
Cong vút những chùm hoa lau lạnh lẽo
Núi chìm vào mây, núi bạc đầu

Tôi sinh ra nơi cuối nguồn đầu bãi
Những dòng sông như dải lụa chảy vào thơ
Giờ ngược núi thấy sông như kiếm dựng
Ánh thép xanh chớp trắng giữa rừng chiều

Núi đã chạm trời đường vẫn dốc
Bản Mèo nhà mọc trong mây
Đã thấp thoáng một vài ánh lửa
Gió đầu đông thổi buốt những nương ngô

Dọc triền thung vài ba cô gái Thái
Gùi sương đi về phía cuối đồi
Tóc tẳng cẩu(1) chống trời cao thêm chút
Ánh lửa bập bùng bản Thái thơm nếp xôi

Xổ hết một con đèo rắn lượn
Gặp dòng Nậm Rốm chảy dưới chân
Thêm một loạt những đèo con dốc cháu
Trước mặt đã Điện Biên

Nơi tôi đến những người lính năm xưa đã đến
Họ từng kéo pháo qua dốc thẳm những tầng trời
Chiếm thế thượng phong trút lửa xuống đầu giặc
Tướng Giáp đứng nơi nào trên những rặng núi xa kia

Đồi A1, cầu Mường Thanh, hầm Đờ Cát…
Lịch sử dày lên trên mỗi thước đất Điện Biên
Tôi đi giữa mường trời(2) reo gió
Hay tiếng reo khải hoàn những người lính năm xưa.

 Trần Chấn Uy, (Điện Biên tháng 11/2010 ). Post: TQS
______
(1) Tẳng Cẩu: Người phụ nữ dân tộc Thái khi lấy chồng thì búi tóc cao lên gọi là tẳng cẩu.
(2) Mường then: có nghĩa là mường trời, đọc chệch đi gọi là Mường Thanh.

3 tháng 10, 2013

Lời cảm ơn của Thành Sinh - Kim Oanh

Lâu không vào lớp, nên viết và xuất bản mãi không được, thành thật xin lỗi các bạn. lễ  thành hôn của các cháu đã xong, nhưng hôm nay O mới có lời cảm ơn sự quan tâm của các bạn được. Rất vui khi nhận được quan tâm của các bạn, nhất là các bạn xứ Huế; nhưng phải cảm động nhất là sự có mặt của phu nhân VNĐ từ ngoài đất Quảng vào Quy NHơn. Nếu cuộc chung vui của các cháu có mặt đầy đủ các bạn thì thật là đặc biệt. Mong có  một ngày vợ chồng O sẽ được đón các bạn tại phố biển Quy Nhơn!

18 tháng 9, 2013

THÔNG BÁO THAY GIẤY MỜI ĐÁM CƯỚI

Các bạn SK6 thân mến! Kim Oanh nhờ mình lên blog của lớp thông báo giùm do Oanh và A Sinh quá bận lo việc đại hỷ của gia đình nên không trực tiếp mời được:
Thân mời vợ chồng các bạn trong lớp SK6 mình sắp xếp thời gian đến TP Qui Nhơn dự lễ cưới của con trai đầu của vợ chồng Oanh-Sinh vào lúc 17 giờ ngày thứ hai 23 tháng 9 năm 2013 nhằm ngày 19 tháng 8 năm Quý Tỵ tại khách sạn Hoàng Yến. Rất mong các bạn tham dự đông đủ để chung vui cùng gia đình. Các bạn liên hệ điện thoại của Oanh số 0914158234 để báo trước và nhận thông tin giới thiệu về địa điểm ăn nghỉ thuận tiện (gần nơi tổ chức lễ cưới). NHL

29 tháng 8, 2013

CHÂN DUNG SỬ K6

Dành tặng tập thể Sử K6 tấm chân dung đầy đủ các thành viên của lớp sau 27 năm rời ghế giảng đường ĐH.

TTM.

23 tháng 8, 2013

GẶP GỠ Ở QUẢNG NGÃI

Nguyễn Biên- Trương Quang Sửu-
và nhà nhiếp ảnh Nguyễn Văn Xuân
Nguyễn Biên

22 tháng 8, 2013

VUI NẦY ĐÃ BÕ…

Đang ngồi nhìn làn mây bay buổi sớm,suy nghĩ vẫn vơ về cuộc đời ,về thân phận con người ,về cái thằng tôi khốn nạn của mình … Thì nghe tiến sỹ ĐVH gọi “ông “đang ở đâu ?Dạ thưa tui đang ở sân bay .Ông xuống Pasteur gấp …. 20 mươi phút sau mình đến ,thấy tiến sỹ và Đình Nam cùng một người bạn nữa đang uống cà phê .Mình và Nam ôm nhau .27 năm rồi còn gì … Trước khi rời Sài gòn ,mình ,NB,TTM ,Tiến sỹ cùng nhau uống với nhau lần cuối Hạnh phúc bao nhiêu ngày mong đợi .Trời vẫn còn thương những thằng lãng tử … Cám ơn Nam và các bạn thật nhiều … Mấy hôm sau … 8 giờ H xuống Kỳ Hòa gặp nhau chút nhé .Trần tiên sinh gọi .30 mươi phút sau mình và Ánh gặp nhau và lại ôm nhau .Mừng vui khôn xiết . Cùng nhau ra quán kề bên ,Tiên sinh gọi tiến sỹ và nhà báo NB đến ; bốn thằng cùng trò chuyện với nhau khoảng 2 giờ .Vui nầy đã bõ những ngày nhớ nhau … Tiễn các ra về ,mình chở bạn trở lại khách sạn và được dự bữa cơm thân mật với các anh trong đoàn TU Quãng Nam .Rất vui và đầy xúc động . Đến giờ đoàn lên đường . Tiễn bạn ra đi và hẹn ngày gặp lại Xin tạ ơn trời ,tạ ơn những con người đáng quí Trời đất đã cho tôi những người bạn tuyệt vời .Nếu không có những người bạn ấy thì cuộc đơì ta sẽ khiếm khuyết biết bao giống như một tháng mà không có lấy một đêm rằm thì buồn biết mấy !... Cám ơn Đình Nam và Trần Ánh thật nhiều .Chúc các bạn luôn vui và hạnh phúc. Huyên

12 tháng 8, 2013


MỘT THOÁNG HỘI NGỘ Trong chuyền hành phương Nam cùng đoàn công tác của VPTU Quảng Nam vừa rồi, mình có ở lại SG nửa ngày và một đêm. Do thời gian ngắn quá mà lại phải tham gia các hoạt động với đoàn nên chỉ a lô và được 3 bạn (Huyên, Hạnh, Biên) phóng xe đến để cùng giải khát và hàn huyên với nhau dăm câu ba sợi. Rồi giờ hẹn của đoàn đã đến, bọn mình vội chia tay, các bạn về nhà, mình tiếp tục cuộc hành trình theo kế hoạch. Một thoáng hội ngộ ngắn ngủi nhưng phải sau 27 năm , mình mới gặp mặt Huyên, Biên! Thương lắm các bạn và hẹn dịp khác sẽ bên nhau dài lâu hơn thế! Như cuộc vui của 3 cặp uyên ương lớp mình vừa diễn ra ở Quy Nhơn vậy! Gửi kèm vài tấm ảnh từ SG nhé! (TA)

7 tháng 8, 2013

Chìa khóa của Ngôi nhà chung. Ngày hôm nay mình nhận được 2 tin nhắn của VĐT và ĐVH hỏi vv password, mình nhớ cách đây mấy tháng đã chuyển cho quý vị rồi ( sau sự cố mất Nhà ). Có thể bận việc, không vào thăm Nhà thường xuyên và không viết bài nên quên. Chìa khóa của Ngôi nhà chung vẫn như cũ, không có gì thay đổi. Bạn nào trong Lớp muốn viết bài mà chưa có password thì có thể nhắn tin cho mình hoặc TTM, ĐTD... TQS

6 tháng 8, 2013

GẶP GỠ QUY NHƠN...

Vợ chồng mình vừa có chuyến du hành QN. Rất vui khi hội ngộ cùng vợ chồng LKO, VĐT... Mình còn được vợ chồng O đưa đi thăm bảo tàng QT, đàn tế trời đất Tây Sơn (VĐT và Hiền không đi được vì hậu quả trận nhậu hội ngộ/ S rửa chức tơi bời hôm trước). Không có nhiệt thành của thổ địa Sinh không dễ đến được đây. Tương truyền Nguyễn Huệ mong muốn khi hoàn thành đại nghiệp sẽ trở về bảo sơn Thiên Ấn (là nơi anh em nhà Tây Sơn đã làm lễ tế đất trời khởi sự nghiệp lớn) để xây dựng lại nơi đây khang trang, đẹp đẽ. Vì những biến động của lịch sử mà ý nguyện của Tây Sơn Tam Kiệt chưa thành. 220 năm sau, tỉnh Bình Định đã xây dựng đàn tế trời đất Tây Sơn rất hoành tráng. Là nơi khí thiêng hội tụ. Tháng 9 này con trai đầu của vợ chồng Sinh Oanh cưới vợ. Nếu bạn bè SKS về Quy Nhơn chung vui với gia đình O và làm một chuyến về Bảo Sơn Thiên Ấn để cảm nhận khát vọng Tây Sơn và đón nhận linh khí Tây Sơn thì thật tuyệt vời...
À, nói thêm với các sâu rượu là Tây Sơn có nhiều thịt rừng thứ thiệt. SKS ở lại với rượu Bàu Đá trộn lửa trại trong rừng thì chẳng còn gì bằng. [h]

Bảo tàng Quang Trung

Đàn tế trời đất Tây Sơn

Cổng chính Bảo Sơn Thiên Ấn

Vợ chồng Sinh Oanh rửa bù... năm ngoái

1 tháng 8, 2013

Quy Nhơn mời gọi...

Cách đây vài phút, NVN cho biết vừa đáp máy bay từ Nam Phi về Tân Sơn Nhất. Thời gian quá cảnh để lên Buôn Mê Thuột gấp quá nên không thể ghé SG chào anh em. Tiếc quá. Vậy là SKS SG chưa kịp nghe chuyện lục địa đen xa xôi... Nhưng NVN cho biết sẽ sắp xếp thời gian để mai mốt ghé về Quy Nhơn, là địa chỉ mà vợ chồng H sẽ hướng đến vào tối mai. VNĐ, TQS cũng đang sắp xếp mà gần như 99% là sẽ có mặt tại phố biển Quy Nhơn vào ngày mai ngày mốt. LKO, VĐT đang chờ, rất mong anh em sắp xếp thời gian hội tụ Quy Nhơn một cách độc xuất và như-là-tình-cờ dịp này. Đề nghị các bạn ham chơi như ĐTD, NHL, TTT... sắp xếp thời gian nhanh chân vào Quy Nhơn dịp này... 
Hy vọng...
[h]

13 tháng 7, 2013

Cúi nhưng không thấp

Cúi nhưng không thấp

Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách.
 
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách.
Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên.  Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.  Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất.  Không phải chất lượng máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật.  Chỉ vài phút khởi hành muộn, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.
 Trung thực:
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao?  Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka.
 
Hệ thống tự tính tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ, tự scan mã vạch, tự trả tiền.
Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân.  Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm.  Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh cho người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng.  Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà.  Nhẹ nhàng và đơn giản.
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.  Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào.  Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển.
Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
 No noise” – không ồn 
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật.  Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường.  bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển.  Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
 Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng.  Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh.  Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

Nhân bản:
  Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch?  Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn “để phần”  5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

Bình đẳng:
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng.  Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường.  Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất.  Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
 Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, công chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách.  Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường.  Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật.  Không có bất cứ sự ưu tiên nào.  Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề.  Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ.  Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm.  Về già vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Nội trợ là một nghề và vẫn được hưởng lương hưu
 Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ.  Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Cúi nhưng không thấp: Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người đều hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thế giới thứ II, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.
Alan Phan.
TQS post