31 tháng 5, 2012

Bạn bè ơi

Ngày cuối tháng
Mình chép tặng các bạn một đoạn thơ của Nguyễn Trọng Tạo, không nhớ trong bài nào:


Bạn bè ơi, nếu mà không các bạn
Những lúc lang thang ta về đâu
bạn bè ơi , hãy thương nhiều thương mãi
thương niềm vui, thương buồn đau
thêm lần cạn chén, nào các bạn
mai rồi bạc tóc đi tìm nhau!

Và một đoạn thơ của Nguyễn Bắc Sơn, cũng không nhớ trong bài nào:

Có khi nghĩ trời sinh một mình ta là đủ
Vì đám đông quậy bẩn nước hồ đời
Nhưng lại nghĩ trời sinh thêm bè bạn
Để choàng vai ấm áp cuộc rong chơi

Và một đoạn thơ của Nguyễn Khuyến:

Nước non man mác về đâu tá
Bè bạn lơ thơ sót mấy người
Đời loạn đi về như hạc độc
Tuổi già hình bóng tựa mây côi

Và một đoạn thơ của người nào cũng không nhớ:

Vì người đàn bà nào cũng như người nấy
Nên ta bảo mình, thôi hãy quên em
Nhưng đàn bà đâu phải người nào cũng như người nấy
Nên ta suốt đời nhớ nhớ quên quên...

 Người chép tặng: TQS

Các bạn Sử K6 mình ơi!

Tháng 10 này, chính xác là ngày 11 tháng 10 năm 2012 là vừa tròn 30 năm ngày tụi mình lần đầu tiên gặp nhau trong buổi tựu trường bước vào năm thứ nhất Khoa Sử Đại học Tổng hợp Huế tại tầng 2 nhà 27 Nguyễn Huệ đó. Bây giờ ở Huế trời đang mưa dông  và lúc đó mình còn nhớ như in đó cũng là một ngày mưa. Thời gian trôi đi nhanh thật, mới đó mà mỗi người trong lớp đã cộng thêm cho mình 30 tuổi rồi. Mình nghĩ cuộc gặp ở Bà Nà  14/7 sắp tới thật nhiều ý nghĩa, không phải ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng sắp xếp công việc để đến gặp mặt, nhưng mình mong, rất mong sẽ được gặp đông đủ các bạn, gia đình các bạn. Bởi cơ hội để có thêm một vài cuộc gặp như vậy của lớp Sử K6 chúng ta sẽ không nhiều…NHL

30 tháng 5, 2012

Phụ trách blog nhắc nhở...

Người phụ tá của TQS có nhắc nhở mình từ ngày đi "cù lao cù liếc" gì đó thấy biệt tăm luôn. Đúng không biệt cũng mất tăm thiệt. Sau khi TQS và ĐTD bảo mình nhân cơ hội ở trên tam giác châu có Cửu Lông rồng rắn lượn qua thì nên khảo sát cho hết cù lao. Nghe theo lời các bạn, mình lang thang hết cù lao dài, đến cù lao tròn, từ cù lao Lắc, đến cồn Lao Lù (tiếng địa phương là Lu, đọc nhanh thành Lù)... Mình nghĩ, chắc chẳng bao giờ có cù lao méo nên đừng bao giờ sưu tầm mất công. Cuồi cùng thì chiều nay mình đành giả từ các cù lao ra về. Chưa lên được xe thì ông bạn xe ôm thông báo: có cù lao... méo thiệt anh ạ, anh có quay lại không? Mình mắng, anh điên à, tôi mất công tìm cù lao méo cả tuần không có phải trắng tay ra về, giờ nghe tin có cù lao méo rồi không xem qua chẳng phí cả đời... Hóa ra, cù lao méo rất nhỏ, kẹp giữa hai cửa biển bị lấp, không có nước từ thương nguồn đổ về nên hơi xộc xệch. Có lẽ vì thế mà người đời gọi là cù lao méo. Các bạn đừng nghĩ xiên xẹo nhé. Mình thông tin cho mà biết: Cù lao méo nằm giữa cửa Ba Thắc, là một cửa biển bị lấp hồi những năm 70 của thế kỷ trước và một cửa biển nhỏ bên Định An, sát cồn Lao Lù. Bởi vậy "cửu long" - 9 cửa nó chỉ thực sự đúng trước những năm 1970, còn hiện nay không đúng, vì người ta đếm mãi chỉ có "bát long" mà thôi. Thủ phạm chính là cái "cù lao méo" được bồi đắp làm lấp cửa cồn Lao Lù đó các bạn ạ. Ai không tin thì vào google map mà kiểm tra [ĐVH]

CẢNH BÁO! CẢNH BÁO!

Các bạn thân mến! Gần đây, có một số bệnh lạ xuất hiện (như viêm da ở quê Sửu, sưng môi ở miền Tây, tay-chân-miệng và ngứa hậu môn ở quê mình,…) hoặc bệnh thông thường (như trặc xương cổ, trặc xương cụt, trặc cơ,…) nhưng điều trị không đúng phương pháp nên bệnh càng thêm trầm văn trọng. Vì tình bạn và thêm chút y đức mới được trang bị, mình xin cảnh báo các bạn bằng mấy câu như sau:

NGẪU HỨNG BỆNH
Ông mê “ ấy”  nên ê mông mãn tính
tiểu đường đừng cứ tưởng điều chi!
Bị tai viêm, tiêm vai có ích gì ?
Dùng cá um chữa cúm A sao khỏi ?

Mong rằng cả gia đình mình ai cũng bằng an để ngày họp mặt zui zẻ hết mình! (TA)

29 tháng 5, 2012

Ý kiến về hậu cần

Thời gian cũng không còn nhiều nữa. Để chuẩn bị chu đáo về hậu cần cho cuộc hội ngộ của Đại gia đình chúng ta, các bạn cố gắng chuyển kinh phí cho T nhé. Chuyện này nói nhiều e không tế nhị, nhưng mong các bạn thông cảm. Sẽ rất khó cho T và S nếu không có những khoản đặt cọc các dịch vụ.
NVN
Tại sao Nguyễn Văn Nam viết trên Blog không được (TQS)
8585 luot vao blog cua lop roi cac ban oi! Minh cung muon viet bai goi dang lam nhung chua that ranh de toan tam toan y trao doi voi cac ban. Cuoi tuan truoc vo chong TTM ghe Hue co moi minh, DTD, NHA gap mat o nha hang com nieu Khong Gian Xua. Hom do do qua xuc dong gap lai ban be cu M uong bia chi 1 ly da xam xoang len huyet ap fai vao cap cuu o bv tu nhan ben canh, may ma nua gio sau sk da tro lai binh thuong nen cuoc gap mat moi tiep tuc  duoc.Vc TTM nhieu kha nang se sap xep cong viec de cung vc DVH ra gap mat lop tai Ba Na dip 14/7 do cac ban ah. Hinh nhu cho den luc nay da co 5 gd dang ky chinh thuc len Nui Chua hop mat lop ket hop tranh thu "huong tuan dap mat" ky niem vai chuc nam cung lanh an "tu chung than", hy vong cuoc gap mat sap toi cua su k6 se dong vui lam day...NHL

28 tháng 5, 2012

Tiễn bạn

Hôm hội trường ở Huế, mình định sẽ ở lại dự lễ, rồi vui với các bạn đến cùng.Vì lâu lắm mới có dịp, mình lại đang rảnh.

Rồi Văn Nam nói là phải về sớm cho kịp chuyến bay để chuẩn bị chuyến đi Nga sau đó. Thấy bạn thần sắc không được vui vẻ như lần trước, mình nghĩ chắc hắn đang có điều chi nặng lòng + thêm chuyện Đức Ba mới bị tai nạn.  Mình quyết về sớm để cùng đi với bạn một chặng đường. 
Hai đứa  thoả thuận thức dậy 4h để kịp chuyến xe sớm  Huế- Đà Nẵng khởi hành 5h sáng.

Tối về ks, HTT rủ: thôi ngày mai NVN, HTT và T cùng về. Ba đứa sẽ cùng đi Taxi. Ừ thì vậy. Thêm một người nữa cùng tiễn - V Nam sẽ vui hơn chứ sao.

Mình và Oanh rủ rỉ tâm sự mãi đến 2h35ph. 3h Hạnh nhắn tin gọi T, N ơi dậy ra xe. Cảm động lắm.
Sáng ra, ngồi lên Taxi rồi, HTT bảo ghé ks chỗ ngã tư Đống Đa - Lý Thường Kiệt đón bạn. Thêm hai người nữa, các anh bàn nhau cho Taxi về. Sẽ đi xe khác (?) Mình cũng đành ừ, chứ biết làm sao!

Rồi xe đến - một chiếc 4 chỗ. Bọn mình có 5 người +  tài xế nữa là 6. Người nào người nấy đều to cao hùng dũng. Nhưng  chần chừ nữa, V.Nam sẽ lỡ chuyến bay mất. Mình để mọi người  lên xe rồi mới dám cáo lui.
Vậy là toi công thức khuya dậy sớm. Bỏ cuộc vui, bỏ bạn bè nửa chừng, những  mong được tiễn bạn dù chỉ một đoạn đường.
Mình kiếm được xe về đến Đà Nẵng, NVN đã vào phòng cách ly.

Quay về nhà, mặt mày bần thần thế nào, chồng con gặng hỏi, đành phải tường thuật lại sự tình. Con gái hỏi: mẹ hết tiền rồi à? Con trai bực bội: Sao mẹ không tự thuê xe mà đi tiễn bạn! Chồng mình giọng bất lực: mẹ tôn trọng người khác, nhưng không biết tôn trọng bản thân mình.

Tui già rồi, lẩm cẩm chắc?
T.

?

Mấy hôm nay bài vở trầm lắng hẵn, không biết các bạn đi đâu, chẳng lẽ bận rộn như VNĐ? [ĐVH]

27 tháng 5, 2012

Thông báo, thông báo


Hôm nay đã là 27 tháng 5 rồi.Chỉ còn hơn một tháng nữa là chúng ta sẽ gặp mặt tại Bà Nà. Để thuận tiện cho công việc chuẩn bị họp lớp, mình rất mong các bạn sắp xếp việc tiền nong, cố gắng chuyển tiền sớm cho Trần Thị Thủy để Thủy lo công việc cho lớp. Nếu chúng ta không đặt  cọc phòng ốc khách sạn trước thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong dịp 14 tháng 7 đến. Một lần nữa, mình rất mong các bạn ủng hộ cho lời kêu gọi nầy.
Lớp trưởng: TQS

25 tháng 5, 2012

Ngọn lửa

Người ta hỏi Phật vậy chớ chia sẻ cái "phước" cho nhiều người thì phước đó có bớt đi không? Phật mỉm cười bảo: " Như lửa ở một ngọn đuốc, hàng trăm hàng ngàn người đến lấy lửa từ ngọn đuốc đó để soi sáng, để nấu ăn, thì lửa nơi ngọn đuốc kia vẫn y như cũ! ".
Dạy học chính là chia lửa! Nếu dạy học chỉ là trao truyền kiến thức không thôi thì kiến thức sẽ rất mau...lỗi thời, rất mau cạn kiệt, nhất là trong một xã hội thông tin vô tận như hôm nay!
Nhưng để có thể chia lửa thì trước hết phải có... lửa! Muốn có lửa thì phải...tự đốt mình lên và phải có nguồn nhiên liệu bất tận nơi trái tim mình. Người thầy băng giá thì chỉ có thể truyền lạnh lẽo, giá băng. Người thầy máy móc chỉ có thể truyền những động tác. Còn người thầy truyền lửa thì lửa đôi khi có thể bốc cháy nhưng thường thường  chỉ ngun ngún, âm ỉ, đợi một cơn gió bùng lên. Andre Maurois, viện sĩ hàn lâm Pháp nói đến kỹ năng "nhóm lửa" cho những bạn trẻ (trong cuốn "Thư ngỏ gửi tuổi đôi mươi ", Nguyễn Hiến Lê dịch) đó là, hãy bắt đầu với những bùi nhùi, mạt cưa, những cành khô nho nhỏ, sau đó, khi ngọn lửa đã ngún rồi thì mới có thể nhen dần vào những thân cây to, nhờ đó mà giữ hơi nóng bền lâu, không bị tắt ngúm!
Ai cũng có những người thầy trong đời mình, đã nhen cho mình ngọn lửa ấm nồng, cách này hay cách khác. Người thầy đó không nhứt thiết dạy mình trên ghế nhà trường, trên bục giảng đường. Miễn là có một tần số để nhận ra ngọn lửa truyền giao, và nhen nhóm. Đến một lúc nào đó ta bỗng nhận ra " bán tự vi sư "- nửa chữ cũng thầy!
Khi còn là một nhóc con mười một mười hai tuổi ở một tỉnh lẻ, mỗi lần đau ốm, tôi đều một mình đến bác Hai Cương, một thầy thuốc Bắc nổi tiếng.Gặp bác là tôi thấy nhẹ bệnh hết một nửa rồi! Bác lớn tuổi lắm rồi, vậy mà ân cần hỏi han tôi, mời tôi ngồi, chậm rãi bắt mạch, chăm chú, có khi chưa yên tâm còn vào tủ sách lấy một quyển to đùng ra đọc, nghiền ngẫm kỹ trước khi biên toa. Lúc hốt thuốc, còn cho tôi vài trái táo, một nhúm cam thảo, căn dặn cách sắc, cách uống! Khi tôi đậu vào " Y khoa đại học đường  Sài Gòn", còn nhớ ngày tựu trường, giáo sư khoa trưởng, bác sĩ Phạm Biểu Tâm đã ân cần nhắc nhở các tân sinh viên: Nghề y là một nghề cao quý nếu ta muốn cao quý, cũng là một nghề thấp hèn nếu  ta muốn thấp hèn. Người thầy thuốc phải là người sinh viên suốt đời. Trong khi hành nghề ta có thể đôi lần ân hận nhưng đừng bao giờ để phải hối hận! Cũng gần nửa thế kỷ rồi đó, vậy mà bọn học trò chúng tôi gặp nhau còn nhắc lời thầy!
Các ngành nghề khác cũng vậy thôi. Cái còn lại chính là ngọn lửa đã được thầy truyền trao, chia sẻ, ngọn lửa đã được tiếp nối từ ngọn đuốc của thầy. Lòng yêu nghề. Đạo đức nghề nghiệp. Tinh thần tự học...
Ngọn lửa không cần nói nhiều, không cần phải là những bài giảng hùng biện, bác học. Nhiều khi chỉ là sự " dung thông" giữa thầy và trò. Tần số có thể bắt được, một cách nào đó. Không cần kỹ thuật truyền thông hiện đại.
Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
Người giới thiệu: TQS

Chào mừng 8.000 lượt khách ghé thăm nhà

Đang ở con số 8.000 lượt, trong vòng 2 giây tăng lên 8.002 lượt... [ĐVH]

23 tháng 5, 2012

Gửi TQS và ĐTD

ĐVH đang ở Sóc Trăng. Tới Cù lao Dung là một cù lao kẹp giữa cửa Tranh Đề và Định An trên sông Hậu. Phải nói cù lao Dung là một tam giác khá cân đối và ấn tượng (tuy có hơi dài). Mình có đi nhậu quán vĩa hè với mấy ông đạp xích lô ở đây. Họ có đọc cho mình nghe hai câu thơ. Nghe xong mình không được vui vì dân ở đây làm thơ lục bát chưa thật chuẩn, vì quy tắc gieo vần nghiêm ngặt là thế lại bị phá cách. Thơ rằng:
Cù lao sóng nước dập dồn
Mấy cô gái tắm kỳ lưng cho nhau.
Lẽ ra mình phải tìm cách sửa giúp nhưng lại thôi, vì đó là đặc sản vùng miền đành để nguyên gửi hai bạn thưởng thức và sửa giúp.... 



Trời Huế đang nực dông, thời tiết nóng bức thật khó chịu, mình đang loay hoay chuẩn bị nội dung cho lớp tập huấn công tác Mặt trận ngày mai nhưng từ sáng đến giờ vẫn kg dưới một chục lần vào đọc blog của lớp mình. TQS, TA, ĐTD, ĐVH, NVN xuất hiện khá đều và đăng nhiều bài viết, chia sẻ ca khúc rồi ảnh phong cảnh thật đẹp, thật hay. Mình cảm ơn các bạn nhiều lắm! Tình hình đăng ký chính thức đi Bà Nà xem ra vẫn chậm, trong đó có phần lỗi của mình, lớp trưởng thông cảm nghe! Ngày mai mình sẽ chuyển phần đóng góp vào TK của Thuỷ. Mong các bạn sắp xếp đưa vợ (hoặc con như trường hợp Đình Nam) vào gặp mặt ở Núi Chúa vào ngày 14/7 thật đông đủ các bạn nhé! Đừng phụ lòng TQS, TTT nghe các bạn. NHL

MỜI CÁC BẠN VỀ QUÊ MÌNH, PHỐ HỘI

                               




Chùa Cầu

Hội An - Cửa Đại

                                                                        Cù Lao Chàm

Làm lồng đèn

Xin xen vài tấm ảnh cảnh quan giữa hàng loạt bài viết cho ngôi nhà thêm chút màu sắc. Khi nào không cần nữa thì thay hoặc xóa nhé, các bạn! (TA)


ĐỌC SỬ ĐỂ LÀM GÌ?

Mình vừa đọc một bài viết của tác giả ĐVH trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, thấy hay hay. Xin giới thiệu cùng các bạn.
Đọc sử để thấm lẽ đời: Vua hiền - Tôi sáng 

Người xưa nói: “Quốc chính thiên tâm thuận. Quan liêm dân tự an”. Việc nước mà chính trực, công minh thì muôn người theo. Quan chức mà liêm khiết thì tự khắc dân yên.

Kể từ khi Ngô Quyền giành độc lập tự chủ sau một nghìn năm Bắc thuộc, xưng vương năm 939 cho đến năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ ở Việt Nam, có tất cả 82 đời vua. Dù tồn tại dài ngắn khác nhau, mỗi triều đại đều có những công lao nổi bật và để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử cho con cháu xây dựng đất nước này bền vững muôn đời.

Nhà Ngô tồn tại 28 năm (939-967), sau đó loạn 12 sứ quân trong hai năm, nhà Đinh được 13 năm (968-980), nhà Tiền Lê 29 năm (980-1009), nhà Lý 215 năm (1010-1225), nhà Trần 175 năm (1225-1400), nhà Hồ 7 năm (1400-1407), nhà Hậu Trần khôi phục lại vương triều, kéo dài thêm 7 năm (1407-1413) rồi bị nhà Minh đô hộ 14 năm, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, giành độc lập, sáng lập triều Hậu Lê trong 99 năm (1428-1527), nhà Mạc được 66 năm (1527-1595), sau đó nhà Lê giành lại ngôi báu trong 255 năm, triều Tây Sơn được 14 năm (1788-1802) và cuối cùng là nhà Nguyễn, 143 năm (1802-1945).
Tính trung bình mỗi vị vua ở ngôi hơn 12 năm, nhưng thực tế, do nhiều hoàn cảnh cụ thể khác nhau, có những vị vua chỉ ở ngôi vài ba năm, có vị chỉ 6 tháng, thậm chí có vua chỉ ở ngôi có ba ngày. Triều vua lâu nhất, và cũng là một trong những vị vua anh minh của dân tộc là Lý Nhân Tông, ở ngôi 56 năm.

Trong hơn một nghìn năm ấy, có biết bao vị vua hiền, một lòng vì dân vì nước, lập nên nhiều chiến công trên các lĩnh vực, để lại cho hậu thế một giang sơn gấm vóc và cả niềm tự hào, trở thành tấm gương sáng cho muôn đời con cháu noi theo. Nhưng lịch sử còn cho chúng ta biết, có không ít vị vua bạc nhược, ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ, ưa xu nịnh, dung túng quan tham, không trọng dụng người ngay thẳng, hiền tài, khiến trăm họ oán giận, triều đại suy vong, đất nước loạn lạc…

Lịch sử hết sức công minh, không gì có thể che đậy, xuyên tạc được. Lịch sử đã ghi nhận công đức các vị vua hiền tài, anh minh và lên án những vị vua bất tài, hại dân hại nước. Không nói được lúc này thì lúc khác lịch sử cũng sẽ phán xét, không nói rõ được nơi này thì ở đâu đó người dân, những chứng nhân của lịch sử vẫn sẽ lưu truyền muôn thuở...

Như một chân lý ở đời, mỗi khi có vua hiền thì tôi sáng, mỗi khi có vua anh minh thì hiền tài được sử dụng, nguyên khí của quốc gia bừng lên, và mỗi khi vua nghe theo lời xu nịnh, ham ăn chơi sa đọa, bỏ bê triều chính thì gian thần lộng quyền, hiền tài không những không được sử dụng mà còn bị bức hại. Đến như Nguyễn Trãi, vị khai quốc công thần bậc nhất của triều Lê sơ, tâm hồn sáng tựa sao Khuê mà còn chịu án oan tru di tam tộc mới biết cái tai hại tột cùng do kẻ xu nịnh, kèn cựa, đố kỵ gây ra.

Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm, tài cao học rộng như bậc thánh, những lời tiên tri của ông là di sản độc đáo còn truyền đến hôm nay, vậy mà khi dâng sớ chém 18 lộng thần, tham quan ô lại, đục khoét nhân dân, nhà vua vẫn không nghe. Cũng như Chu Văn An trước đó dưới thời Trần (dâng “Thất trảm sớ”), Nguyễn Bỉnh Khiêm đành treo ấn từ quan, từ chối mọi bổng lộc chốn quan trường về quê mở trường dạy học, dạy đạo làm người, dạy đức để đời. Những người như Nguyễn Bỉnh Khiêm khó tồn tại trong chốn quan trường của nhà Mạc, nhưng ông lại là người sống lâu hơn triều đại này.

Mặc dù treo ấn từ quan, nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn trăn trở với sự hưng vong của đất nước. Chính Nguyễn Hoàng trong lúc sa cơ đã tìm đến ông, nghe theo lời khuyên của bậc hiền tài, vào nam mở mang bờ cõi, xây dựng giang sơn rộng lớn, giàu có như hôm nay. Đây có lẽ là bài học độc đáo trong lịch sử nước nhà. Nhưng nhớ đến bài học này khiến người ta chua xót giật mình, hậu thế có phải thời nào cũng tôn vinh công trạng Nguyễn Hoàng giống nhau?

Hơn một trăm năm mươi năm trước, khi đất nước chìm đắm trong ách ngoại xâm của thực dân Pháp, biết bao hiền tài đã dâng sớ những mong nhà vua quan tâm cải cách đất nước. Không cải cách thì đất nước sẽ mãi mãi không vươn lên được mà nói theo ngôn ngữ của chúng ta hôm nay là tụt hậu. Không làm sạch bộ máy quan lại sâu mọt thì chẳng những nhân dân bị nhũng nhiễu mọi bề mà đất nước cũng đâu còn sức mạnh và khó có thể thoát khỏi nguy cơ bị lệ thuộc? Ở vào cái thời trọng đức như phong kiến nhưng không thấy bản điều trần nào nói phải lấy đạo đức răn dạy kẻ tham nhũng. Đạo đức, bài học đó chưa và sẽ không bao giờ triệt tiêu được lòng tham của con người.

Đọc Nguyễn Trường Tộ, nhà cải cách thời ấy mà giật mình khi nghe ông nhắc nhở nhà vua: “… Lương Tri huyện mỗi ngày không quá ba, bốn mạch như vậy nuôi một người còn không đủ, huống chi nuôi một gia đình nhà quan. Đã biết rõ sự thiếu hụt mà đem lời nói suông, khuyên người ta thanh liêm, như thế là ngầm để cho người ta tham nhũng”.

Chuyện rõ như vậy mà những biện pháp khắc phục tình trạng tham nhũng do Nguyễn Trường Tộ đưa ra không được vua thực hiện. Nhân dân vừa rên xiết dưới ách đô hộ của người Pháp, vừa bị tham quan của nhà Nguyễn bóc lột đến cùng tận. Trăm họ oán thán, lòng dân bất an, đất nước suy vong, không thoát khỏi vòng nô lệ. Đây chẳng phải là bài học đắt giá đó sao?

Đọc sử ngẫm về quy luật hưng vong, thịnh suy, chân lý vua hiền thì tôi sáng trong mỗi triều đại phong kiến Việt Nam đưa đến cho chúng ta nhiều gợi nghĩ, nhiều bài học.

Chẳng lẽ bài học của lịch sử chỉ có ý nghĩa với những ai trăn trở với thời cuộc?./.
Người giới thiệu: TQS
THÔNG BÁO! THÔNG BÁO!

Chuyển tiền để chuẩn bị cho cuộc họp lớp tại Bà Nà.
Để thuận tiện cho công tác chuẩn bị cuộc gặp mặt của lớp tại Bà Nà sắp đến, mình đề nghị các bạn (đã đăng ký vào Danh sách họp lớp) hãy  nhanh chóng chuyển tiền vào tài khoản của bạn Thủy để chúng ta đặt cọc phòng ốc khách sạn, xe cộ và các dịch vụ khác. Nếu kẹt tiền, các bạn có thể chuyển trước  một nửa (tức 1.600.000 đồng), còn một nửa sẽ nộp vào ngày 14 tháng 7 năm 2012. Vì mùa hè, ở Đà Nẳng khách du lịch  rất đông  nên chúng ta phải nhanh chóng thuê phòng ốc khách sạn trước chứ không kịp. Rất mong các bạn vui vẻ ủng hộ lời đề nghị nầy. Trân trọng cảm ơn.
Lớp trưởng: Trương Quang Sửu


22 tháng 5, 2012

NGƯỜI THẦY


Có một lần thật bất chợt, tôi được nghe một bài hát. Bài hát với giai điệu và ca từ tha thiết, chân tình, giàu hình ảnh như một câu chuyện kể. Vẫn nhớ những khi trời mưa, vẫn chiếc áo vá sờn đôi vai, thầy vẫn đi, buồn, vui, lặng lẽ. Ngỡ như đó là một tiếng vọng về từ nơi nào đó xa lắm. Tôi đã lắng nghe bài hát ấy với một chút cảm xúc lạ, một chút tò mò. Sao giữa dòng đời bươn chải, bộn bề, cả âm nhạc và tâm hồn người cũng ngập chìm vào những lo toan, tính toán chuyện áo cơm, lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ... lại có những dòng nhạc thảnh thơi, nhẹ nhàng như thế?

Âm nhạc làm ta gợi nhớ, có thể dẫn dắt ta về với những ký ức xa xưa. Bài hát đã làm được điều ấy. Tôi nghĩ đến những người thầy, những cô giáo ngày xưa của mình, những người nghiêm khắc, những người dịu hiền, những người đã khuất, những người đã đi xa, những người tôi thoáng được gặp lại, và cả những người tôi chưa một lần chợt nhớ trong cuộc sống khá nhiều lo toan của mình.

Người thầy trong bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy thật bao dung. Ông vượt qua bao gian khó, nhọc nhằn, luôn nặng lòng với cuộc sống, với những gương mặt học trò đã được bàn tay ông nâng niu, dìu dắt. Tôi bỗng chợt nhớ đến lời của mẹ ru ngày nào:

"Sang sông phải bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy."

Tôi mong sao bài hát ấy sẽ đến được với mọi người, với những người thành đạt và cả những người vô danh, để ai cũng được tìm lại những khoảnh khắc hạnh phúc, tinh khôi nhất của đời người.

 

Người Thầy


Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa
Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhoè trang giấy
Để em đến bên bờ ước mơ
Rồi năm tháng sông dài gió mưa
Cành hoa trắng vẫn lung linh trong vườn xưa.

Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa
Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi
Chiều trên phố bao người đón đưa
Dòng sông vắng bây giờ gió mưa
Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa?

Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi
Có hay bao mùa lá rơi
Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng
Sáng soi bước em trong cuộc đời.

Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi
Vẫn chiếc áo xưa choàng đôi vai
Thầy vẫn đi, buồn vui lặng lẽ.

Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi
Tóc xanh bây giờ đã phai
Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy
Dõi theo bước em trong cuộc đời.

Dẫu đếm hết sao trời đêm nay
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi
Nhưng ngàn năm

Làm sao em đếm hết công ơn người thầy?



Mời các bạn đọc thêm những ca từ thật trong sáng, dung dị và đầy chất thơ, ca ngợi người thầy của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy và lời dẫn của ca sĩ Cẩm Ly. Có thể có bạn hơi khó đọc, nhưng mình vẫn chọn màu tím vì đó là màu của tình nghĩa và thủy chung, màu tím của tuổi học trò. Màu mực tím được làm từ những hạt mồng tơi chín tím của ngày xưa gian khó, điểm tô, ấp ủ và nuôi dưỡng bao ước mơ, hoài bão thấm đẫm qua từng trang giấy vở học trò. (ĐTD)

21 tháng 5, 2012

LẠI CHUYỆN THẦY VÀ TRÒ.

 Câu chuyện của TQS mới đưa lên blog ( Chuyện ông CARNOT) là một minh chứng cho lòng biết ơn của học trò đối với Thầy Cô giáo. Trong triết lý Nho giáo xưa, tam cương: Quân , Sư, Phụ ( Vua, Thầy , Cha) là giềng mối căn bản cho luật đối nhân xử thế của người đàn ông: Thầy chỉ đứng sau Vua và trước cả Cha. Sau đó nữa chúng ta được dạy:” Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” ( một chữ cũng là Thầy, nữa chữ cũng là Thầy” để củng cố thêm vai trò quan trọng của người Thầy trong mọi lĩnh vực, từ Văn đến Võ. Nhân đây mình gửi đến các bạn một câu chuyện khác, câu chuyện của ông Tổng bí thư, cấp trên của vị bí thư tỉnh Khánh Hòa kia. Hai câu chuyện, một vấn đề nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn ngựợc nhau . Câu chuyện này mình trích đăng từ trang tin vnexpress.net của tác giả Hoàng Thùy.  (http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2011/11/co-giao-tieu-hoc-cua-tong-bi-thu/

                             “Cô giáo tiểu học của Tổng bí thư

Cô giáo Đặng Thị Phúc vẫn nhớ như in lớp học đơn sơ, lộng gió ở đình làng, nơi có cậu học trò nghèo, học giỏi Nguyễn Phú Trọng. Sau gần 50 năm bặt tin, cả cô giáo và học trò đều nghẹn ngào khi bất ngờ hội ngộ.

Sau khi học xong sư phạm, cô Phúc về xã Mai Lâm, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) dạy học. Gia đình thuộc thành phần tiểu tư sản nên cô phải thoát ly, sống và lao động cùng dân. Ngày ấy, ngoài giờ dạy, cô Phúc giúp dân phơi thóc, phơi rơm, băm bèo cho lợn. Có lúc tay ngứa lắm nhưng cô không dám kêu. Tối đến, cô lại dạy lớp bình dân cho cán bộ xã, có khi phải đi theo đội cải cách. Buồn và nhớ nhà nên mỗi khi tan học cô lại níu học sinh lại dạy hát.
Lớp 4 cô dạy, số lượng học sinh của xã Mai Lâm ít quá nên phải kết hợp với xã Đông Hội để đủ một lớp. Mai Lâm 33, Đông Hội 15 em với nhiều độ tuổi khác nhau cùng tụ tập về mái đình thôn Mai Hiên học tập. Học trò lớn nhất lớp tên Duy, là lớp trưởng và bằng tuổi cô giáo. Còn học trò nhỏ nhất, ở xã Đông Hội là Nguyễn Phú Trọng .
Lớp học đặt ở tả mạc, không có cửa nên rất lộng gió, bàn ghế thì cọc cạch, chân thấp chân cao. Sân đình được dùng để phơi lúa nên những ngày nắng, lớp học nóng hầm hập vì hơi lúa bốc lên, ngày mưa học trò phải dồn lại một bên để tránh ướt.
"Cực nhất là những ngày mùa đông, cứ mỗi cơn gió thổi, cô trò lại co ro, môi thâm tím, run cầm cập", cô Phúc kể.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm cô giáo cũ.
Là lớp ghép của hai xã, khi học được một thời gian, Đông Hội lại mở lớp 4 nhưng 15 học sinh Đông Hội ở lớp cô vẫn không chịu rời cái lớp học nơi đình làng. Cô Phúc vô cùng hạnh phúc vì được học sinh lưu luyến, tin yêu.
Bé nhất lớp nên cô muốn đưa Trọng lên bàn đầu ngồi. Nhưng cậu không chịu rời bàn thứ tư, cạnh lớp trưởng Duy. Cô giáo đoán chắc Trọng đi học nhờ trường bạn, lại bé nhất lớp nên không dám rời lớp trưởng.
Giữa đám học trò lam lũ đủ mọi lứa tuổi, học trò Trọng có ấn tượng sâu sắc nhất với cô bởi nhỏ tuổi nhất nhưng lại học giỏi nhất lớp. Trò Trọng ngày ấy tóc để mái chéo, không đen hẳn mà hơi hoe vàng, nước da trắng xanh. Trong lớp, cậu rất thông minh, giơ tay phát biểu rất hăng say, chữ viết tròn và đẹp.
Trò Trọng đi học từ nhà ở thôn Đông Trù phải qua thôn Lê Xá, vượt qua một cánh đồng mới đến được lớp. Quãng đường dài gần 3km toàn đường đất, rất khó đi, nhất là vào những ngày trời mưa dầm, cậu học trò nhỏ phải cố bấm ngón chân xuống đường cho khỏi ngã.
"Suốt thời gian học lớp 4 cậu chỉ mặc mỗi bộ quần áo nâu, không kể đông hay hè. Đó là chiếc áo bà ba xẻ tà, quần màu nâu, đi chân đất" - cô Phúc kể.
Cuối năm học, vì trò Trọng là học sinh xuất sắc, giỏi toàn diện, đứng vị trí thứ nhất nên được báo cáo điển hình trước toàn trường. Khi biết tin vui đó, cậu lại rất ngại, khuôn mặt ngây thơ cứ ngẩn ra vì không biết phải nói gì trước đông đảo thầy cô và bạn bè. Cô Phúc phải hướng dẫn cho học trò cách viết báo cáo, kể lại phương pháp học tập để các bạn noi theo.
"Trọng nói, ở lớp em chỉ chăm chú nghe giảng thôi, em thấy phân số khó nên những bài cô chữa trên bảng em ghi hết, về viết lại rồi học. Còn môn văn, khi cô chữa ở bên lề, em về nhà chép lại, bỏ những chữ cô gạch và thêm những từ cô cho vào, đọc lại để rút kinh nghiệm lần sau. Lúc trò Trọng lên báo cáo, nhân dân Đông Hội rất phấn khởi còn tôi thì ứa nước mắt vì cậu trò nhỏ ngây thơ vẫn mặc bộ quần áo nâu, chân đất như mọi ngày", cô Phúc ngậm ngùi.
Khác với bây giờ, học sinh hồi ấy khi học xong lớp 4 phải thi lên cấp hai. Cô Phúc nhớ, khi trò Trọng lên học trường cấp 2 Nguyễn Gia Thiều, trò vẫn thường cùng anh lớp trưởng Duy đến thăm cô. Sau đó, cô chuyển nhà đi nơi khác nên hai cô trò mất liên lạc.
Sau hai năm dạy lớp 4, cô Phúc đi học và ra dạy cấp 2, môn Toán. Cô nhiều năm liền cô là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Năm 2001, sau khi dự buổi họp mặt với học sinh lớp 4 năm ấy, có em báo tin "Cô ơi, học trò Phú Trọng bây giờ làm to lắm".
Khi về nhà, nhớ về cậu trò nhỏ học giỏi nhất lớp năm xưa, cô nghĩ học sinh của mình nhiều, em nào trưởng thành thì càng phấn khởi vì đó là món quà quý nhất cho nghề giáo. Vài hôm sau cô viết xong bài thơ với tựa đề "Người trò nhỏ năm xưa" (tặng N.P.T).
Thế nhưng mãi đến năm 2005, cô mới có dịp đọc bài thơ này ở hội thơ nhà giáo. với đề là tặng N.P.T. Cô không ngờ, chính bài thơ đó đã giúp "Người trò nhỏ năm xưa" tìm lại cô giáo mình.
Hôm đó, đang làm việc nhà thì cô nhận được điện thoại. Vừa bắt máy, đầu dây bên kia đã hồ hởi: "Gần 50 năm rồi em mới được nghe tiếng nói của cô, em vẫn còn giữ cuốn học bạ có chữ ký của cô đấy ạ, em sẽ đến thăm cô". Cô Phúc sững sờ khi biết đó là vị lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng, nhưng cô vội gạt đi: "Anh đã làm việc lớn, phục vụ nhân dân là quý lắm rồi, anh bận nên không phải đến thăm cô đâu".
Vài hôm sau, ông đến thăm cô. “Trò Trọng đến khi tôi đang chuẩn bị cơm chiều, kể cũng tài, lúc đó nhà tôi đang xây nên phải đi ở thuê, đường quanh co mà em vẫn tìm được", bà xúc động nói.
Lúc bước vào nhà, ông Nguyễn Phú Trọng trách "mấy chục năm rồi mới được gặp, thế mà cô còn không cho em đến ". Cô trò cứ nhìn nhau xúc động không nói nên lời. Ông ân cần hỏi han cuộc sống của thầy cô và vui mừng khi biết thầy cô đã ổn định, an nhàn với ba con đều thành đạt.
"Đã thấy trên ti vi nên khi trò Trọng bước vào tôi nhận ra ngay. Vẫn đôi mắt ấy, vẫn khuôn mặt ấy, ngày xưa em nhỏ bé thì giờ cũng chẳng cao lớn. Thế nhưng, tôi xót xa bởi tóc trò giờ đã bạc trắng", cô giáo già xúc động.
Ngồi trò chuyện suốt một giờ, ông Nguyễn Phú Trọng kể những chuyện ngày xưa, khi ấy nhà không có đồng hồ, cứ sáng dậy cậu lại múc gáo nước giụi mắt, xong chạy ù sang nhà anh Duy xem anh đã đi học chưa. Rồi khi lên cấp 2 không có ai đi cùng, nhà vẫn chưa có đồng hồ, có hôm nửa đêm thức dậy sợ muộn học, Nguyễn Phú Trọng vội cắp sách chạy ra đường đê ngồi co ro chờ đò.
"Trò Trọng nói, có hôm chờ mãi chẳng thấy đò đâu, vừa đói vừa rét, may mà không biết sợ ma. Sáng ra có người nói mới biết, có thể lúc ra bến mới khoảng 12h đêm", bà Phúc kể và cho hay, đoạn đường đi học của trò Trọng thời cấp 2, 3 chừng 6-7 km và phải đi đò qua sông.
Cô Phúc tặng quyển thơ cho ông Nguyễn Phú Trọng, ông nói phải mang về cho "bọn trẻ ở nhà" xem. Ông muốn chúng đọc thơ cô giáo để hiểu, chứ ông kể chúng không hình dung ra được cuộc sống ngày xưa vất vả thế nào.
"Một tuần sau thì anh thư ký mang ảnh cô trò chụp chung đến tặng tôi. Nhiều lần khác anh Trọng cử người mang sách về Đảng đến nhà tặng. Ngày lễ, tết đều gọi điện chúc mừng", bà Phúc nói. Tết nguyên đán vừa qua, ngay khi vừa được bầu làm Tổng bí thư, mùng 3 Tết - ngày Tết thầy, ông gọi điện chúc tết cô giáo, lúc đó là 10h đêm sau chuyến đi công tác trở về.
Gần 40 năm gắn bó với nghề dạy học, nhưng cô giáo Phúc coi quãng thời gian hai năm dạy tiểu học, đặc biệt là lớp học đầu tiên của cuộc đời thật quý giá. Dìu dắt bao lớp học trò, nhưng cái lớp học nhỏ ở đình làng, ba bề lộng gió, có người học trò quanh năm chân đất, áo bà ba nay đã trưởng thành, thì bà chẳng bao giờ quên.  Hoàng Thùy."
(TTM).

Da tim ra loi vao blog cua lop

Minh va TD ngoi mo mam ca gio dong ho moi tim ra cach vao blog suk6, lam du moi cach ke ca cat dan thu cong nhung gio van fai danh kg dau vi neu them dau la mat tu, kho ghe! Gia ca roi, ngu lau kho dao tao (thong cam TD nghe! Hihi) Hy vong tu mai thoai mai trong nguoi minh se tiep tuc viet cac ban nhe!
Hinh nhu D va L da tim ra duong vao blog cua lop? OK ra roi cac ban oi!

Chuyện ông Carnot

Sáng nay đến cơ quan, vào thăm lớp, được đọc bài viết của thầy Hà Văn Thịnh về việc kỷ niệm 55 năm trường Đại học Tổng hợp Huế qua lời giới thiệu của bạn Tôn Thất Minh. Mình  liền nhớ đến một bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc kể câu chuyện về Thầy và trò. Xin phép bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cho tôi được giới thiệu bài viết của ông  trên  Blog  Sử K6 để mọi người cùng đọc. Chuyện có tên Chuyện ông Carnot.
Ông Carnot xưa là một ông quan to nước Pháp. Một hôm nhân lúc rảnh việc, về chơi quê nhà. Khi  đi ngang qua trường học làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé, bây giờ đã đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm trường và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà nói rằng: "Tôi là Carnot đây, thầy còn nhớ tôi không?" Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng: "Ta bình sinh, nhất là ơn cha, ơn mẹ, sau ơn thầy ta đây, vì nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay". 
  
Chuyện ông Carnot thì ai cũng biết. Nhất là những người có tuổi, đã từng học, từng đọc Quốc văn giáo khoa thư ngày xưa! Câu chuyện thật đơn sơ mà cảm động. Một ông quan to, về ngang trường làng, ghé thăm thầy cũ nay đã già nua nhưng vẫn còn tiếp tục dạy học, từ thế hệ này sang thế hệ khác không thay đổi trừ mái tóc đã bạc phơ vì năm tháng...Ông quan to không kêu chính quyền địa phương sắp đặt đâu ra đó để đón mình, không phải làm vệ sinh dọn dẹp trường ốc, trang hoàng lộng lẫy với băng rôn, biểu ngữ chào mừng nầy nọ, cũng không có cảnh dâng hoa, bánh nước rộn ràng, đặc biệt không bắt học trò đứng hai bên làm hàng rào danh dự. Nhưng cảm động nhất là hình ảnh một ông quan to "chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép" trong lúc thầy vẫn điềm nhiên giảng dạy các học trò nhỏ trong lớp. Thầy chẳng cần biết có ông quan to tới, chẳng cần chạy ra cổng trường mừng rỡ đón tiếp, rồi hộ tống ông quan vào lớp tham quan và huấn thị này nọ. Thầy vẫn dạy học bình thường như mọi ngày. Chính ông quan to chạy lại ngay trước mặt thầy, chào hỏi lễ phép, như là một cậu học trò nhỏ ngày xưa. Quan là quan với ai chớ không quan với thầy. Với thầy thì vẫn là cậu học trò nhỏ bé, rắn mắt, tinh nghịch ngày xưa đã từng bị thầy véo tai, khẻ tay, bắt quỳ xơ mít! Sau khi chào hỏi thầy giáo một cách lễ phép, ông nói: "Tôi là Carnot đây, thầy còn nhớ tôi không?". Chỉ có thế. Tôi là Carnot đây như thằng Tèo, thằng Tí, thằng Mít, thằng Đực đây, không kèm các học vị bằng cấp giáo sư tiến sĩ này nọ, cũng không kèm chức tước cấp trung ương, cấp địa phương này khác. Đơn giản, thằng Tèo, thằng Tí thân thương của ngày xưa! Chuyện không kể nên ta không biết lúc đó thầy giáo có vui vẻ ôn tồn nhắc lại: "Thì ra trò là Carnot đó hả, hồi đó quỳ xơ mít không biết bao nhiêu lần có phải không?" Rồi ông quan to Carnot không quên quay lại đám học trò thế hệ đàn em khuyên bảo mấy lời. Mấy lời đơn giản, hoàn toàn đơn giản, không lên gân, không đạo mạo, đao to búa lớn, không bảo các em phải thế nầy thế nọ, mà chỉ nói về mình: "Ta bình sinh, nhất là ơn cha ơn mẹ, sau ơn thầy ta đây". Nghĩa là ta sống ở đời không bao giờ quên ơn thầy cũng như không bao giờ quên ơn cha mẹ vậy! Đây là thầy ta thuở nhỏ, cũng là thầy các trò hôm nay, ta ơn thầy thế nào thì chắc các trò cũng sẽ ơn thầy thế đó. Bởi "vì có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay".

Ông Carnot chính là một tổng thống Pháp. Thời đó để cải thiện nền giáo dục Pháp người ta đặc biệt quan tâm đến các thầy cô giáo bậc tiểu học. Bởi chính các thầy cô giáo bậc tiểu học mới là người xây dựng nền móng cho cả lâu đài học vấn của mỗi công dân. Trí dục, thể dục và nhất là đức dục, nhằm tạo ra một con người- tiên học lễ, hậu học văn- chính là từ cấp bậc nền tảng nầy...
Người giới thiệu bài viết của Bs Đỗ Hồng Ngọc:TQS





20 tháng 5, 2012

NGỔN NGANG SỰ ĐỜI.

Mình mới đọc một bài của Thấy Hà Văn Thịnh (Dạy Lịch Sử Thế Giới - Khoa Sử ĐHTH Huế ) viết về một sự kiện tại Lễ kỷ niệm 55 ngày thành lập Trường. Xin phép Thầy Thịnh copy ở đây để các bạn đọc và ngẫm nghĩ. 
      Link gốc: "http://vanhoanghean.vn/van-hoa-va-doi-song/cuoc-song-quanh-ta/4410-bi-thu-tinh-uy-khanh-hoa-qday-khonq-o-dai-hoc-khoa-hoc-hue.html".


"Trường tôi, vừa làm lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập – tức là tính từ khi ông Ngô Đình Diệm và Linh mục Cao Văn Luận đã lập nên cái trường này (1957-2012). Tất nhiên, về dự hội trường chỉ toàn những người sinh sau muộn mằn, đến với Huế sau năm 1975.
Trước khi làm Lễ chính thức Kỷ niệm (19.4.2012), cả trường náo nức rằng thì là khoa Văn là oai nhất; rằng thì là thành đạt như khoa văn, Đại học Tổng hợp Huế (nay là ĐHKH) chỉ có một mà thôi. Nguyên do, rất chi là giản dị: Một cựu giảng viên của khoa là ông Lương Ngọc Bính, đương kim bí thư tỉnh ủy Quảng Bình; một là Lê Thanh Quang, cựu sinh viên khóa 3, đương kim bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa!
Từ cổ chí kim, sánh về mức độ “thành đạt”, khoa Văn Đại học Tổng hợp Huế chỉ thua có Harvard. Chính vì thế nên sự náo nức của thăng hoa thì gần như thành lố, sự mê say của cái yêu chưa đúng chỗ, cái đúng gần lắm với sai, cứ việc băng hoa, băng nụ đến tẽn tò. Ai chẳng thích con em mình, học trò mình, cán bộ cũ của mình đem tới nhiều tình yêu và cơ hội để ngẩng cao hơn cái…lầm lũi và cái dở với đời?
Hôm làm lễ tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Lương Ngọc Bính, bí thư QB, đến nhắc với ông Phó Hiệu trưởng trường ĐHKH rằng khi giới thiệu, phải nhớ bí thư tỉnh ủy là Ủy viên Trung ương Đảng đấy. Chẳng lẽ, nếu thiếu, quên giới thiệu cái chức Ủy viên Trung ương Đảng, địa vị của ông bí thư QB có kém đi chăng?
Tiếp đó, ông Lê Thanh Quang, cựu sinh viên khóa 3, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa nói chắc nịch rằng ông ta giỏi, thành đạt như hôm nay  là nhờ giảng viên thỉnh giảng từ Hà Nội(?) Nguyên văn: “Chúng tôi được học các giáo viên từ Hà Nội vào hết”. Nói như thế chẳng khác gì cho các thầy cô giáo cũ của ông một cái tát âm vang rạo rực giữa gian bảy của mặt trời. Các vị không có công lao gì đâu nhé. Đào tạo tôi “nên người” toàn là Hà Nội và chỉ Hà Nội mà thôi. Ông Quang bí thư hình như thích lẳng lơ với sự thật nên ông nói tiếp rằng, khoa văn ngày nay tuyển nhiều quá, nên tuyển ít thôi. Thì ra, ông quay lại kỷ niệm để dạy bảo các thầy cô. Các thầy cô có biết gì cái chuyện tuyển sinh viên nhiều hay ít. Đó là trách nhiệm của ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cơ mà? Nói như thế vẫn chưa đã, vì ông Lê Thanh Quang đế thiên đế thích cái căn bệnh răn dạy cuộc đời, nên cứ nghênh ngang nói tiếp: “Tôi xin kể một câu chuyện. Có một sinh viên (mới) hỏi tôi rằng, vì sao ngày xưa anh giỏi thế, học chi biết nấy, chẳng cần dối gian, đằng đãi bao giờ”? Tôi trả lời rằng vì ngày xưa được học nhiều thầy giỏi nên khác với ngày nay(!)? Câu trả lời này xét về điểm số tặng cho nhân cách của cán bộ khoa văn là không thể nào so sánh nổi. Xét về mặt nhân học, XHH, là nỗi đớn đau còn mãi đến… muôn đời; bởi dù có ngu chi đi nữa, ai cũng phải nhất định – buộc phải biết rằng, ông Lê Thanh Quang hàm ý “tri ân” các thầy giáo cũ là, nếu tôi đây có thành đạt, thành bí thư tỉnh ủy như bây giờ, không phải do công lao các thầy cô của Đại học Khoa học Huế mà là, nhờ công ơn của những người thầy giỏi giang ngoài Hà Nội; và, Đại học Khoa học Huế, trình độ chỉ có thế thôi cà, nếu không muốn nói là kém....
Buồn và đau đớn, tôi hỏi Nguyễn Thế Thịnh (NTT) – Trưởng đại diện báo Thanh Niên tại miền Trung, một câu, đại ý: “Anh nghĩ sao về cái văn hóa bí thư”? NTT nói rằng, một, thầy cứ viết nguyên xi cuộc trao đổi này, bởi nỗi đau không ai chịu nổi phải được “giải mã’, được hiểu rõ ràng. Hai, em đau nhất là câu anh Lê Thanh Quang nói, hồi trước “các thầy Hà Nội dạy HẾT”. Chẳng có ai lại tàn nhẫn với thầy cô giáo cũ của mình như thế. Ba, anh Lê Thanh Quang quen dạy đời rồi hay sao ấy nên anh ấy quên, nhầm chỗ đến thậm nguy. Anh ấy đến Huế không phải với tư cách là người RĂN DẠY các thầy cô mà phải là người học trò về báo hiếu, báo lễ với thầy. Thành đạt rồi đến, rồi vênh vang, rồi chỉ đạo, rồi dạy bảo – đó không thể là văn hóa học trò…        
Tôi hỏi PGS.TS H.V.H. rằng chuyện như thế, anh nghĩ sao? Thầy H. nói, em nhận được hàng chục cuộc điện thoại phàn nàn về cái bài giảng đạo đức của ông bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa, nhưng biết làm sao thầy ơi. Chuyện như thế, giống thế và nhiều lắm thế, có đầy rẫy trong cuộc đời này…"     
    (TTM).

Ảnh 37 (200)


Ảnh 36 (199)


Ảnh 35 (177)


NÓI CÙNG CÁC BẠN

Từ ngày ngôi nhà chung của bọn mình khai chương đến nay, cũng như các bạn đã thấy một số bạn không thấy xuất hiện một lần nào, đó là dấu hiệu của sự không nhiệt tình đó nghe các bạn. Cũng như S, T, H, M, VN... mình đề nghị các bạn phải cùng chung tay xây dựng ngôi nhà của chúng mình ngày một khang trang chứ! Lóp trưởng phải gọi và "kiểm điểm" nhữnng bạn nào chưa xuất hiện nghe. O là một người rất dốt về vi tính, nhưng bây giờ đã thành thối quen vào mỗi buổi tối phải vào thăm qua ngôi nhà của bọn mình mới yên tâm giao máy cho ông xã đọc báo. O nghĩ dù các bạn có bận gì , hay là "quan chức"... gì thì cũng nên dành thời gian cho lớp một chút đi. O nói có gì làm bạn nào phật lòng thì cũng lượng thứ cho O nghe! vì O muốn gặp các bạn, biết về các bạn và cũng muốn chia xẻ, hiểu các bạn hơn qua ngôi nhà chung của bọn mình thôi. Đừng giận O nghe. Tạm biệt! KO
CÓ Ý KIẾN!

Mấy hôm nay mình thấy anh em lặng lẽ quá. Lớp mình quân số khá đông , khả năng viết lách đâu có tệ, thế nhưng trên blog còn nhiều nhân vật không hề thấy xuất hiện, dù chỉ một giây. Lớp trưởng TQS và chủ xị TTT cố gắng đôn đốc anh em bỏ chút thời gian trở về NGÔI NHÀ XƯA một chút. Tình hình thế này thì buồn quá!
Theo thống kê mình thấy lượng khách ghé vào thăm ngôi nhà của mình không ít đâu nhé. Vui vẻ lên đi anh em ơi! (TTM).

18 tháng 5, 2012

Nhớ thời bao cấp

Các bạn thân mến. Thế hệ chúng ta được chứng kiến 4 thời kỳ:
1. Có biết một chút về chiến tranh chống Mỹ,
2. Được nếm mùi chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp,
3. Sống trọn thời kỳ đổi mới,
4. Và nhiều người trong chúng ta chắc chắn sẽ được chứng kiến thời điểm đất nước “trở thành nước công nghiệp hiện đại” (sau 2020).
Đối với mình, trong 4 thời kỳ đó, thời kỳ bao cấp vẫn là “hay” nhất: Sức trẻ, khát vọng, lòng say mê trong sáng, sự nghèo túng, nghịch ngợm, phá phách và những tình bạn rất đẹp (mở ngoặc: không phải tình yêu, vì từ phổ thông đến đại học mình quá xấu trai nên không ai yêu).
Thực tế cuộc sống bây giờ đã dễ dàng hơn rất nhiều và cũng có lắm vấn đề phải lo toan. Nhưng những trải nghiệm của thời kỳ khó khăn ấy vẫn là điều lắng đọng nhất, dễ trở về nhất mỗi khi nhìn lại. Đúng như một câu nói của ai đó mà mình quyên tên mất, rằng “Chúng ta không tự do, tất cả đều lệ thuộc vào quá khứ”.
Quả thật, sử K6 của chúng ta lúc đó khá nổi trội và đồng điệu, quậy phá cũng dữ. Mình nhớ rất nhiều kỷ niệm, nhưng có lẽ nhớ nhất vẫn là một đêm gió bão ầm ầm, ngồi chẻ song giường ra nấu cháo gà ăn, sau đó lăn ra ngủ không biết trời đất gì, sáng hôm sau nhà cửa cây cối bị bão đánh sập tan hoang. Nhớ ngày chuẩn bị lên đường đi thực tập tốt nghiệp nhưng rủ nhau đi đánh bài, cuối cùng Thầy Lộc phải cho gọi lên bắt làm bản kiểm điểm. Nhớ bắt chó lên nhà ĐTD nhậu. Nhớ tháp tùng TQS đi đánh lô tô ở Cung Anh Định thua sạch bách. Nhớ hút nguyên một gói thốc Sông Cầu và miệng mồm lở loét. Nhớ nhiều lần cầm đồ đi ăn sau đó cãi nhau ì xèo, nhưng cứ giở nhật ký Trần Ánh ra là không thể cãi được. Nhớ tháp tùng NĐH đi đánh cờ tướng tại An Cựu, lúc đầu thua hết, nhưng sau ăn lại hết và mang về rất nhiều chiến lợi phẩm. Nhớ cùng TQT đi đánh đô mi nô 30 ngày ròng rã, và nhớ nó mà mình với TQT sống được 30 ngày trong lúc không còn tem phiếu...và vô vàn những câu chuyện khác.
Các bạn thân mến. Không biết những ngày ở Đại học Huế, mình có làm chuyện gì cho ai đó trong lớp buồn không. Chắc chắn là có nhưng chưa nhận ra. Nếu vậy xin được các bạn lượng thứ.
Mình cũng xin lỗi NTHN và VMD, vì đi với HN gần 3 tháng giữa rừng mà không để HN “sứt mẻ” gì cả (đó là khuyết điểm chứ không phải ưu điểm).
Chắc chắn nói không bao giờ hết. Nhưng để kết thúc, mình kể cho các bạn nghe một câu chuyện vui của thời bao cấp để các luôn nhớ thời bao cấp.
Câu chuyện thế này: Thời bao cấp, có hai vợ chồng nọ đều là cán bộ công chức, có một đứa con trai đã đến tuổi trưởng thành nhưng chưa có nghề nghiệp gì, thành thử cả 3 người chỉ sống nhờ vào 26 kg gạo tiêu chuẩn của hai ông bà. Nhưng nghiệt một nổi, đứa con trai đòi cưới vợ. Hai ông bà khuyên con chững lại đã, chờ khi có việc làm rỗi hẵng cưới. Song đứa con nhất quyết đòi cưới và hứa với ba mẹ rằng: Ba mẹ yên tâm, con cưới vợ về sẽ tự lo, không ăn gì cả, ba mẹ đừng sợ thiếu lương thực.
Ông bà nghe nói vậy thì yên tâm cho cưới.
Quả thật, ba ngày đầu tiên sau khi cưới chúng nó không ăn gì cả, thậm chí không ra khỏi phòng ngủ.
Nhưng đến ngày thứ tư, chàng quý tử không chịu nổi liền nói với vợ: Em xuống bếp coi còn gì ăn không, nếu không thì không làm ăn gì nổi.
Vợ nghe nói vội xuống bếp, may thay còn một ít cơm cháy liền cạo lấy. Nhưng đang cạo thì ông bà già đi làm về, cô vợ liền dấu vào bụng rồi chạy vào phòng ngủ. Vừa thấy vợ vào, quý tử chồm dậy hỏi: có gì không? Vợ sợ ông bà già nghe liền ra dấu im lặng và chỉ vào bụng mình (ý nói là có cơm đang dấu trong này). Nhưng quý tử không hiểu, tưởng vợ bắt làm “chuyện ấy” liền quỳ sụp xuống và vái:
Thôi, thôi em ơi, bây giờ mà không có cơm thì anh không làm được gì cả!!!
NVN


Danh sách lớp Sử K6 đăng ký hội ngộ tại Bà Nà ngày 14/7/2012(đã cập nhật)

1. Đỗ Trọng Dũng + phu nhân
2. Trương Quang Sửu + phu nhân
3. Đinh Văn Hạnh + phu nhân
4. Văn Minh Dũng + người yêu
5. Nguyễn Văn Nam + phu nhân
6. Tôn Thất Minh + phu nhân
7. Bành Mạnh Đức + phu nhân
8. Trần Ánh + phu nhân
9. Nguyễn  Mậu Nam + phu nhân
10. Nguyễn Hoài Ân + phu nhân
11. Trần Thị Thủy + lang quân
12. Nguyễn Đức Ba + phu nhân
13. Phạm  Hoàng Mai + phu nhân
14. Hồ Tấn Tuấn + phu nhân
15. Nguyễn Hữu Lạc + phu nhân
16. Lê Thị Kim Oanh + lang quân
17. Võ Ngọc Đồng + phu nhân (chờ ý kiến)
18.Võ Đức Thọ + phu nhân.
19. Nguyễn Đình Nam + phu nhân
20.Trần Bình Nhật.
21.Nguyễn Biên+ phu nhân
22.Nguyễn Thị Hoài Nam + người yêu
23.Trần Quốc Tuấn + phu nhân
24.
25.
26.
Mời các bạn tiếp tục ghi tên mình vào danh sách.

17 tháng 5, 2012

Nói với bạn tôi

Trước tiên xin cám ơn tình cảm các bạn đã giành cho mình - mỗi người một vẻ, phong phú, đa dạng lắm! Thật ấm áp và cảm động. Mình cảm thấy được nhận nhiều hơn, gấp bốn năm lần điều mình dám mơ ước.

Nhưng  hình như các bạn  nhạy cảm  quá mức cần thiết rồi,  nên buộc mình  phải nói lại lần nữa là mình  đề nghị lập Blog là để cho  cả lớp Sử K6 chúng mình, chứ không phải cho riêng T.  Và T. chỉ có thể làm được đến vậy.

Có hai thứ trên đời này bản thân mình học, mà không thể nào giỏi lên được, đó là ca hát và  công nghệ thông tin. Năm 1998 chồng mình - anh Trạng đã chịu bỏ ra gần như tất cả tiền giành dụm được để mua tặng vợ con một bộ máy tính loại tốt và một cây đàn...Vậy mà đến giờ này, mình cũng vẫn  ở bài học nhập môn.

Ý tưởng lập Blog đến với mình là do trong một lần hội nghị của những người làm phiên dịch. Ở đó tập trung rất nhiều người giỏi của nhiều thế hệ, từ tóc xanh  đến  đầu  bạc trắng . Thành tích của họ lẫy lừng. Có người từng 3 lần sang Pháp, đến các bảo tàng để tìm những hiện vật mà có ý kiến cho rằng người Pháp đã lấy của nước ta.

Thế rồi có một phiên dịch trẻ, đề nghị lập blog của hội phiên dịch, để trao đổi kinh nghiệm. Chủ toạ  cuộc họp bỗng ngớ ra. Anh nói như người có lỗi - khoản này thế hệ chúng tôi yếu lắm... Mình chợt hiểu -  không phải mỗi mình mình dốt công nghệ thông tin.
Khi ngồi với các bạn, mình nghĩ bọn mình  có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi, tâm sự với nhau. Mạng thông tin cũng  sẽ mở thêm cánh cửa cho mình  nhìn ra thế giới.Cũng nhân chuyện Blog lớp, sẽ giúp chúng ta vượt qua mặc cảm là mình là kẻ ngoại đạo với CNTT. Thật ra  học để giỏi mới  khó, chứ học để biết, thì tất cả chúng mình đều có thể làm được...(chuyện này mình định đến đêm Bà Nà mới kể)
Rồi may mắn, ý kiến của mình được các bạn ủng hộ...

Trao lại blog cho các bạn có năng lực hơn mình trong lĩnh vực này quản lý, là việc tất phải làm. Không thể chần chừ thêm nữa. Cũng đừng níu kéo T. làm gì nữa. T làm xong phần việc của mình rồi. T. trở về đúng vị trí của một thành viên lớp, đôi ba ngày viết góp với các bạn đôi dòng cho diễn đàn đông vui.

Nhà chung lớn nhanh trông thấy, nên cần người đủ năng lực, nhiệt tình và điều kiện chăm sóc, giữ gìn. Mình đề nghị trước mắt Sửu và các bạn cử ĐVH, ĐTD, TTM giúp phụ trách. Nếu các bạn còn nghĩ chút tình mình với lớp, xin hãy nghe mình.

Ngày mai, mình sẽ ngược sông Thu Bồn lên Hòn kẽm đá dừng, ngao du sơn thuỷ cùng bè bạn.  Tối  về mở máy ra, mong được nghe thấy  ý kiến đồng thuận.
Ngủ ngon nhé cả nhà.
T.

ALÔ...THỦY ƠI!

Thủy ơi sao dạo này thấy bồ ít lên tiếng thế? có gì không vừa lòng với anh em hay sao bồ? đừng giận mấy cậu chàng của lớp mình Thủy ạ! vì đây là ngôi nhà chung của bọn mình nên để các ông tướng tếu táo một chút đi, khi nào các anh chàng quá hứng khởi thì ta nhắc nhở thôi bồ ạ. Dạo này O thấy có nhiều chuyện buồn vui lẫn lộn. Mới đầu tháng tiễn đưa một người bạn thân về thế giới bên kia, thì trong tuần này lại nhận được tin của chồng người bạn thân có khả năng mắc bệnh hiểm nghèo. Nghĩ cuộc sống  chẳng thể nào đoán trước được phải không các bạn. O luôn có ó một  quan niệm là luôn bằng lòng với những gì mình có các bạn ạ. Chính vì vậy mà mình đã vượt qua được bao sống gió của cuộc đời, để khi các bạn thấy O của ngày tựu trường vừa qua như thế nào? Sau một ngày với công việc công, tư mình lại về lại ngôi nhà chung của bọn mình để hít thở không khí chung của lớp, để có thể tâm sự cùng bạn bè, để có thể hồi tưởng lại những ngày xã xưa của lớp mình và thấy lòng nhẹ đi một chút các bạn sử K6 thân thương ạ. Thủy ơi, lúc nào nói HN phải vào lớp để T và O la cho hắn một trận đi T nhé! có 03 cô công chúa mà  cô nằng đẹp gái nhất lại không lên tiếng là không được đâu nhé. các anh lớp mình quên tán HN như ngày nào là không được đâu nhé, vì VMD là đồ thích đi hát ngoài đường, HN nói nó độc thân đó, anh chàng nào ngày xưa chưa kịp nói gì thì tranh thủ đi! Tam biệt

Chương trình gặp mặt Bà Nà của lớp Sử K6 (dự kiến lần 3) có chỉnh sửa

 Thời gian gặp mặt: ngày 14 và 15 tháng 7 năm 2012.
 Địa điểm: Khu du lịch Bà nà - Đà Nẵng. 

Cụ thể như sau:


* Thứ bảy (ngày 14 tháng 7):

- Từ 11h đến 11h 30: có mặt đầy đủ, ăn cơm trưa tại nhà hàng Đà Nẵng.
- 12h30 -13h30:  xe đưa Đoàn đi khu du lịch Bà Nà -cáp treo.
- 14h: nhận phòng ks nghỉ ngơi.
   Sau đó tự do tham quan, dạo chơi, ngắm cảnh Bà Nà.
- 17h30: Cơm tối tại nhà hàng của khu DL Bà Nà
- 19h: tập trung tại sân trước của ks để sinh hoạt lửa trại và giao lưu văn nghệ.

Phần giao lưu:
                                          - Phát biểu của đại diện lớp
                                          - Ý kiến thành viên từng gia đình
                                          - Ý kiến cá nhân mỗi bạn

Thức ăn, thức uống cho liên hoan lửa trại có:
                                          - Hoa (tặng dâu rể)
                                          - Rượu sâm banh
                                          - Bia

                                          - Nước ngọt, nước uống các loại
                                          - Thức ăn nhẹ:
                                                                   nem chua,
                                                                   Chả - (hoặc cá khô rán)
                                                                   cá ngừ hộp sốt dầu giấm(hoặc nộm bò khô đu đủ)
                                                                   lạc,
                                                                   bánh ngọt (hoặc bánh bột lọc)
                                                                   trái cây.

Thức ăn khuya sau lửa trại: Cháo cá, (cháo chả viên, hoặc cháo gà).

Giao lưu văn nghệ: Đỗ Trọng Dũng, Trần Ánh,... và các bạn đội văn nghệ lớp Sử k6 thực hiện.(các bạn Ánh, Ánh, ĐTDũng nhớ mang theo đàn ghi ta vì nhạc đệm lửa trại chỉ đến 22h)


22h: Kết thúc lửa trại, các bạn ăn khuya và nghỉ ngơi tại ks.
                                      
* Chủ nhật (ngày 15 tháng 7):


- 7h: ăn sáng, uống cà phê  Buffet tại khách sạn.
Sau ăn sáng có thể dạo chơi tại Bà Nà đến trưa, cơm trưa tại Bà Nà (hoặc về tham quan và cơm trưa tại Đà Nẵng).
- 12h: cơm trưa tại nhà hàng
Xe đưa đoàn dạo quanh thành phố. Kết thúc tour. Chia tay. 
Riêng các bạn ở Huế xe 16 chỗ sẽ trả về Huế.
Nếu các bạn có nhu cầu, chúng ta  có thể  tắm biển tại Đà Nẵng- Chia tay trễ một ít.

- Phương tiện sử dụng: - Xe du lịch 45 chỗ phục vụ cả đoàn suốt tuyến: Đà Nẵng - 
Bà Nà -. Đà nẵng 
                                     - Xe du lịch 16 chỗ đón các bạn ở Huế sáng 14/7 đi Đà Nẵng, và trả các bạn về lại Huế

-         Tiêu chuẩn khách sạn: 2 người/1 phòng/  giá 850.000đ/1 đêm
-          Ăn  3 bữa: 2 bữa trưa 1 bữa tối  ; mỗi bữa 120.000 đ/ 1 xuất.
-     1 bữa ăn khuya sau lửa trại. 
-          Phí lửa trại 3.000.000đ /trọn gói trừ MC. Thức ăn thức uống tính riêng.
-          Vé Cáp treo 400.000đ/1 vé. Người Đà Nẵng có hộ khẩu và CMND: 300.000đ/vé.
-    Quà cho các gia đình.

Các bạn ở xa như: Đinh Văn Hạnh, Tôn thất Minh, Bành Mạnh Đức, Nguyễn Biên, Nguyễn Văn Nam...đi máy bay hoặc phương tiện tự chọn. Các bạn ở Quảng Bình như Nguyễn Mậu Nam, Trần Bình Nhật, Nguyễn Đình Hà (Quảng Trị) ... đi tàu hỏa hay phương tiện tự chọn (hoặc vào Huế và cùng đi với những bạn ở Huế). Các bạn ở Huế tập trung tại 13 Lý Thường Kiệt, thành phố Huế vào lúc 7 h 30 ngày 14 tháng 7.

 Kinh phí đóng góp: mỗi người 1.600.000đồng (một triệu sáu trăm ngàn đồng /người /trọn gói)  Không bao gồm vé máy bay.
Chi phí theo dự toán, không để phát sinh. Trong trường hợp quyết toán xong, nếu thừa sẽ hoàn lại.

Vì mùa hè ở Bà Nà khách du lịch rất đông nên thuê khách sạn khó. Rất mong các bạn đóng góp ý kiến và cố gắng đăng ký với Sửu sớm trước ngày 20/5/2012, để Ban tổ chức thuận tiện trong công việc.


Trên đây mới chỉ là chương trình dự kiến lần 3. Có gì chưa hợp lý, các bạn góp ý để chúng mình cùng hoàn thiện.
Chân thành cám ơn.

  TL.Trương Quang Sửu   


Muỗi vằn cắn nhầm bị phạt...

NVN có đưa ra chủ đề Sợ vợ để anh em trong lớp góp vui nhưng hình như đám con trai trong lớp không biết sợ vợ nên chưa thấy ai hưởng ứng. Hoặc các bạn nghĩ: đến Ngọc hoàng còn sợ vợ thì như anh em mình nhằm nhò gì nên sợ quá mà... im luôn. Để hưởng ứng NVN mình kể một câu chuyện liên quan nguyên nhân sợ vợ.
Vào một buổi sáng nọ, Ngọc Hoàng kêu muỗi vằn ra quở trách: tại sao ta đã quy định muỗi vằn chỉ cắn trẻ em sao hôm qua nhà ngươi lại cắn một gã đàn ông? Muỗi vằn mong Ngọc hoàng tha tội và thưa rằng: hôm qua ánh sáng chỉ lờ mờ, con nhìn không rõ nên tưởng là trẻ em, vì thấy người này đang bú. [ĐVH]
TQS ơi H vừa bổ sung vợ chồng Nguyễn Biên đi Bà Nà xong không hiểu tại sau cả cái danh sách đó biến mất? S cũng đang bổ sung à? nếu mất lấy lại giúp đi. [ĐVH]

Danh sách lớp Sử K6 đăng ký hội ngộ tại Bà Nà ngày 14/7/2010(đã cập nhật)

1. Đỗ Trọng Dũng + phu nhân
2. Trương Quang Sửu + phu nhân
3. Đinh Văn Hạnh + phu nhân
4. Văn Minh Dũng + người yêu
5. Nguyễn Văn Nam + phu nhân
6. Tôn Thất Minh + phu nhân
7. Bành Mạnh Đức + phu nhân
8. Trần Ánh + phu nhân
9. Nguyễn  Mậu Nam + phu nhân
10. Nguyễn Hoài Ân + phu nhân
11. Trần Thị Thủy + lang quân
12. Nguyễn Đức Ba + phu nhân
13. Phạm  Hoàng Mai + phu nhân
14. Hồ Tấn Tuấn + phu nhân
15. Nguyễn Hữu Lạc + phu nhân
16. Lê Thị Kim Oanh + lang quân
17. Võ Ngọc Đồng + phu nhân (chờ ý kiến)
18.Võ Đức Thọ + phu nhân.
19. Nguyễn Đình Nam + phu nhân
20.Trần Bình Nhật.
21.Nguyễn Biên+ phu nhân
22.Nguyễn Thị Hoài Nam + người yêu
23.
24.
25.
26.
Mời các bạn tiếp tục ghi tên mình vào danh sách.

Gởi Lớp trưởng TQS!
Mình mới phát hiện tung tích một thành viên, cựu lớp trưởng Sử K6: TRẦN KHƯƠNG KHAM. Đề nghị lớp trưởng nhân danh viết mail mời anh Kham tham dự hội ngộ lần này với lớp ở Bà Nà. Anh Kham đang công tác ở Huyện ủy Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị, chức vụ: Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban dân vận. Đây là email anh Kham: trankhuongkham@quangtri.gov.vn, hoặc gọi đt theo số:     053.3828430,   DĐ: 0985143101


Thêm tấm ảnh của cựu lớp trưởng:


 TTM.

Từ khi LỚP SỬ K6 có ngôi nhà chung anh em quây quần khá rôm rả. Nhưng mình thấy một số bài viết hay comment không ghi tên của ai. Mình đề nghị dưới mỗi bài viết hay comment hãy ghi tên tắt của người viết. Lớp có 25 thành viên, đảm bảo viết tắt kiểu gì anh em cũng nhận ra ngay để qua đó chào hỏi nhau cho xôm tụ. TTM.
Xin gởi các bạn bài thơ mới sưu tầm thời sinh viên để đọc cho vui và có dịp nhớ lại bà Hoa, bà Gái chuyên cho cầm đồ và bà Nghĩa chuyên bán cháo gạo ban đêm (mình còn nhớ Võ Ngọc Đồng lúc bấy giờ có mấy bộ áo quần còn mới, rất được giá nên bà Hoa, bà Gái trả giá cao) anh em cùng phòng rất được nhờ. Lâu lâu ôn lại kỷ niệm xưa tí các bạn nhé, có gì xin phê bình ít ít thôi. (TT)

Thời Sinh viên:


Tô canh lạt lẽo, nước trong veo
Vài lát hành tây bé tẻo teo
Nước chấm gọi là hơi gợn tí 
 khô một đĩa gió bay vèo

Cơm hẩm mỗi tên lưng nửa chén
Ăn xong mà dạ vẫn cứ teo
Tối đói cồn cào không ngủ được
Lên xin bà Nghĩa chút cháo bèo

                                         St

16 tháng 5, 2012

Hình như nhà đã mới hơn...

Mình đi điền dã mấy ngày, bận rộn suốt trên đường không có dịp ghé nhà. Hôm nay về thấy T đã sửa sang khá nhiều: rộng, đẹp và bắt mắt. Có T coi nhà và siêng năng vậy chắc TQS sướng lắm. [ĐVH]

TIM CACH GOI BAI VAO BLOG CUA LOP

Lop truong oi, kg hieu sao may ngay nay bai dang tren blog lop minh thua vang qua va noi dung chu de cung monotone qua! TQS nho chiu kho len lai ke hoach chinh thuc cuoc gap 14/7 o Ba Na di nhe! NHL
Tìm Lê Huyên.
Ông Đinh Văn Hạnh ơi, tui thấy ông xuất hiện lúc 11h 12 phút ngày 16 tháng 5 năm 2012 trên Trang nầy. Sốt ruột quá vì câu chuyện tìm Lê Huyên.Vào tới An Giang, những người bạn hứa tìm Lê Huyên cho ông, đã ra manh mối nào chưa? Viết một vài dòng trên Blog đi, để các bạn trong lớp biết chừng.(TQS)

Ngọc hoàng sợ vợ

Mình chợt nhớ ra một câu chuyên vui và xin được lấy câu chuyện đó làm chủ đề để các đấng mày râu bàn luận. Và mình đoan chắc rằng đối với nhiều anh em Sử K6, chủ đề này không xa lạ gì (thậm chí là tấm gương tiêu biểu nữa). Các bạn đoán ra chưa? Đó là chủ đề "sợ vợ". Và câu chuyện sắp kể sau đây có tên là "Ngọc hoàng sợ vợ":
Một dạo dưới trần gian rộ lên phong trào ăn nhậu tràn lan, quán xá tấp nập, ì xèo thâu đêm suốt sáng, làm cho dân tình khốn khổ. Việc được tâu lên Thiên đình, Ngọc hoàng gọi Thiên lôi đến bảo:
- Ngươi xuống trần chém hết bọn ăn không ngồi rồi, nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng cho ta.
Thiên lôi vâng lệnh xuống hạ giới một tuần nhưng không xử lý được người nào đành lủi thủi quay về. Ngọc hoàng hỏi:
- Vì sao ngươi không làm theo lệnh ta?
- Dạ bẩm Ngọc hoàng, Người dạy là trời đánh cũng trách bữa ăn nên thần cứ đứng chờ ngoài các nhà hàng, đợi chúng nhậu xong bước ra mới chém. Thế nhưng hơn một tuần mà chúng cứ ngồi lai rai hết ngày này sang ngày khác, có đứa nào bước ra đâu mà chém.
Ngọc hoàng nghe tâu hiểu sự tình và nói với Thiên lôi: Thôi cho người lui, việc đó để ta xử lý. Nói xong Ngọc hoàng cải trang thành một người dân thường, lưng dắt lưỡi tầm sét định bụng xuống trần xông vào các nhà hàng để chém hết bọn ăn nhậu. Ngọc hoàng chọn một nhà hàng lớn đẩy cửa xông thẳng vào. Vừa bước đến bàn nhậu thì bổng có mấy thằng đứng dậy mừng rỡ:
- Ủa, dượng Bảy mới lên hả? Dượng đi xe gì lên? Thôi, ngồi  xuống lai rai với tụi con đi dượng Bảy?
Ngọc hoàng nghe nói thế nhủ thầm: Thôi hỏng rồi, bọn này gọi mình bằng dượng thì chắc chắn là con cháu của bả rồi. Thôi tốt nhất là đừng dây vào, rách việc lắm. Ngọc hoàng liền lấy cớ đi nhà về sinh và chuồn thẳng lên thượng giới, không dám quay đầu nhìn lại.
NVN
http://mp3.zing.vn/video-clip/Back-At-One-Mark-Wills/ZWZACUFD.html
Một bài hát mới
Sáng nay có một người gửi cho nghe một bài hát bằng tiếng Anh.Mình nghe hay nhưng không hiểu nội dung ,rồi nhớ đến lớp.Mình tải bài nầy cho các bạn cùng nghe:
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Back-At-One-Brian-McKnight/ZWZEDOF9.html

15 tháng 5, 2012

Lời chia buồn

Sáng nay mình mới biết, vừa qua nhạc mẫu của Nguyễn Hữu Lạc và anh vợ của Nguyễn Hữu Lạc qua đời. Mình xin chân thành chia buồn cùng gia đình của Lạc. Cầu mong cho linh hồn của bác và anh được siêu thoát.Cầu mong cho vợ chồng Lạc, đặc biệt là vợ của Lạc vượt qua được nỗi đau mất mát nầy. Cho mình được thắp một nén nhang trên bàn thờ của bác và anh.
Trương Quang Sửu


14 tháng 5, 2012

TTM.
Gửi mấy bác vài tấm ảnh chụp lần hội ngộ 2006.

1. Lớp trưởng tranh thủ HN khi VMD đi WC.

2 Chủ xị Blog TTThủy nhìn tướng mạo ghê, chắc làm ăn trúng mánh.

3. Lớp trưởng đang điên tiết TA....., nhìn cặp mắt cụ Trương là biết.

4. Đại ca Mai cũng bắt chước tranh thủ. Còn Viện trưởng VKS Nam Đông TQT đang đắn đo nên khởi tố cụ Mai không?

5. NVN cười đau đớn:  " chúng nó láo thật!"

6. TA: " alô, Chim sẽ gọi Đại bàng, em út đâu hết rồi sao giờ này chưa tới!!!!!!"

7. Kỷ niệm 30 năm thành lập Khoa Lãnh Tụ.

Chúc các đồng chí:
....Dù thất bại hay thành công
....Dù lông bông hay đang làm việc
....Dù đang ăn tiệc hay ở nhà, 

....Dù già hay trẻ,
....Dù đang sắp đẻ hay chưa có chồng
....Dù là rồng hay là tôm, 

....Dù đang bia ôm hay trà đá
....Dù hút thuốc.. lá hay thuốc lào........
một tuần đầy vui vẻ , nhiều sức khỏe, nhất định không có ghẻ. Hết.