20 tháng 5, 2012

NGỔN NGANG SỰ ĐỜI.

Mình mới đọc một bài của Thấy Hà Văn Thịnh (Dạy Lịch Sử Thế Giới - Khoa Sử ĐHTH Huế ) viết về một sự kiện tại Lễ kỷ niệm 55 ngày thành lập Trường. Xin phép Thầy Thịnh copy ở đây để các bạn đọc và ngẫm nghĩ. 
      Link gốc: "http://vanhoanghean.vn/van-hoa-va-doi-song/cuoc-song-quanh-ta/4410-bi-thu-tinh-uy-khanh-hoa-qday-khonq-o-dai-hoc-khoa-hoc-hue.html".


"Trường tôi, vừa làm lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập – tức là tính từ khi ông Ngô Đình Diệm và Linh mục Cao Văn Luận đã lập nên cái trường này (1957-2012). Tất nhiên, về dự hội trường chỉ toàn những người sinh sau muộn mằn, đến với Huế sau năm 1975.
Trước khi làm Lễ chính thức Kỷ niệm (19.4.2012), cả trường náo nức rằng thì là khoa Văn là oai nhất; rằng thì là thành đạt như khoa văn, Đại học Tổng hợp Huế (nay là ĐHKH) chỉ có một mà thôi. Nguyên do, rất chi là giản dị: Một cựu giảng viên của khoa là ông Lương Ngọc Bính, đương kim bí thư tỉnh ủy Quảng Bình; một là Lê Thanh Quang, cựu sinh viên khóa 3, đương kim bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa!
Từ cổ chí kim, sánh về mức độ “thành đạt”, khoa Văn Đại học Tổng hợp Huế chỉ thua có Harvard. Chính vì thế nên sự náo nức của thăng hoa thì gần như thành lố, sự mê say của cái yêu chưa đúng chỗ, cái đúng gần lắm với sai, cứ việc băng hoa, băng nụ đến tẽn tò. Ai chẳng thích con em mình, học trò mình, cán bộ cũ của mình đem tới nhiều tình yêu và cơ hội để ngẩng cao hơn cái…lầm lũi và cái dở với đời?
Hôm làm lễ tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Lương Ngọc Bính, bí thư QB, đến nhắc với ông Phó Hiệu trưởng trường ĐHKH rằng khi giới thiệu, phải nhớ bí thư tỉnh ủy là Ủy viên Trung ương Đảng đấy. Chẳng lẽ, nếu thiếu, quên giới thiệu cái chức Ủy viên Trung ương Đảng, địa vị của ông bí thư QB có kém đi chăng?
Tiếp đó, ông Lê Thanh Quang, cựu sinh viên khóa 3, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa nói chắc nịch rằng ông ta giỏi, thành đạt như hôm nay  là nhờ giảng viên thỉnh giảng từ Hà Nội(?) Nguyên văn: “Chúng tôi được học các giáo viên từ Hà Nội vào hết”. Nói như thế chẳng khác gì cho các thầy cô giáo cũ của ông một cái tát âm vang rạo rực giữa gian bảy của mặt trời. Các vị không có công lao gì đâu nhé. Đào tạo tôi “nên người” toàn là Hà Nội và chỉ Hà Nội mà thôi. Ông Quang bí thư hình như thích lẳng lơ với sự thật nên ông nói tiếp rằng, khoa văn ngày nay tuyển nhiều quá, nên tuyển ít thôi. Thì ra, ông quay lại kỷ niệm để dạy bảo các thầy cô. Các thầy cô có biết gì cái chuyện tuyển sinh viên nhiều hay ít. Đó là trách nhiệm của ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cơ mà? Nói như thế vẫn chưa đã, vì ông Lê Thanh Quang đế thiên đế thích cái căn bệnh răn dạy cuộc đời, nên cứ nghênh ngang nói tiếp: “Tôi xin kể một câu chuyện. Có một sinh viên (mới) hỏi tôi rằng, vì sao ngày xưa anh giỏi thế, học chi biết nấy, chẳng cần dối gian, đằng đãi bao giờ”? Tôi trả lời rằng vì ngày xưa được học nhiều thầy giỏi nên khác với ngày nay(!)? Câu trả lời này xét về điểm số tặng cho nhân cách của cán bộ khoa văn là không thể nào so sánh nổi. Xét về mặt nhân học, XHH, là nỗi đớn đau còn mãi đến… muôn đời; bởi dù có ngu chi đi nữa, ai cũng phải nhất định – buộc phải biết rằng, ông Lê Thanh Quang hàm ý “tri ân” các thầy giáo cũ là, nếu tôi đây có thành đạt, thành bí thư tỉnh ủy như bây giờ, không phải do công lao các thầy cô của Đại học Khoa học Huế mà là, nhờ công ơn của những người thầy giỏi giang ngoài Hà Nội; và, Đại học Khoa học Huế, trình độ chỉ có thế thôi cà, nếu không muốn nói là kém....
Buồn và đau đớn, tôi hỏi Nguyễn Thế Thịnh (NTT) – Trưởng đại diện báo Thanh Niên tại miền Trung, một câu, đại ý: “Anh nghĩ sao về cái văn hóa bí thư”? NTT nói rằng, một, thầy cứ viết nguyên xi cuộc trao đổi này, bởi nỗi đau không ai chịu nổi phải được “giải mã’, được hiểu rõ ràng. Hai, em đau nhất là câu anh Lê Thanh Quang nói, hồi trước “các thầy Hà Nội dạy HẾT”. Chẳng có ai lại tàn nhẫn với thầy cô giáo cũ của mình như thế. Ba, anh Lê Thanh Quang quen dạy đời rồi hay sao ấy nên anh ấy quên, nhầm chỗ đến thậm nguy. Anh ấy đến Huế không phải với tư cách là người RĂN DẠY các thầy cô mà phải là người học trò về báo hiếu, báo lễ với thầy. Thành đạt rồi đến, rồi vênh vang, rồi chỉ đạo, rồi dạy bảo – đó không thể là văn hóa học trò…        
Tôi hỏi PGS.TS H.V.H. rằng chuyện như thế, anh nghĩ sao? Thầy H. nói, em nhận được hàng chục cuộc điện thoại phàn nàn về cái bài giảng đạo đức của ông bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa, nhưng biết làm sao thầy ơi. Chuyện như thế, giống thế và nhiều lắm thế, có đầy rẫy trong cuộc đời này…"     
    (TTM).

13 nhận xét:

  1. Thật đáng xấu hổ. May mà là khoa văn (thành đạt), chứ khoa Sử thì dịp này không đi Bà Nà nửa mà SK6 kéo đến róc thịt mấy đứa phản phúc, mất dạy vô đạo ấy đi [ĐVH]

    Trả lờiXóa
  2. Thôi đừng buồn chuyện này nữa các bạn ơi. Anh Quang hôm ấy chắc lỡ lời. Ai mà chẳng có lúc sai sót.
    T

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo mình, đây không phải là lỡ lời mà là căn bệnh của những kẻ tầm thường, ấy vậy mà một số bạn ở khoa văn lại tự hào lắm đấy. Xin cảm ơn thầy HVT đã có bài viết (xin hỏi TTM bài này đăng ở đâu vậy) (HTT)

      Xóa
    2. 1) Lở lời không lẽ là bản tính của bí thơ?
      2) Những người có bản chất như vậy thường làm to, hoặc làm to thường có bản chất như vậy.
      3) Nếu ai cũng thấy được điều tốt đẹp mà dân thường thấy và làm thì xã hội đã tốt đẹp lắm rồi.

      Xóa
    3. Cái này mà gọi là lỡ lời sao T? Như nhiều comment đã viết, có lẽ tay này nghĩ là đang phát biểu ở Khánh Hòa.

      Xóa
    4. Mình hoàn toàn nhất trí là chúng ta cần phê phán những thói hư tật xấu đang diễn ra trong đời sống, nhất là văn hóa ứng xử, đạo đức của quan chức hiện nay. Nhưng mình nghĩ là riêng blog của chúng ta, khi trao đổi về các vấn đề xã hội, chính trị nhạy cảm thì không nên dao to búa lớn quá, sẽ mất vui phải không các bạn. Mình thấy nội dung phần 2)của comment đăng lúc 9h41 ngày 21/5 của bạn nào đó nặng nề quá. Bạn thông cảm nghe, mình rất chân thành góp ý đó.(Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nội dung này qua bài viết của Nguyễn Thế Thịnh). Thân! ĐTD

      Xóa
  3. Bài này mình đọc từ blog của Nguyễn Xuân Diện: http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/04/ha-van-thinh-bi-thu-tinh-uy-khanh-hoa.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài viết này trên trang Nguyễn Xuân Diện đã mất rồi, chắc là...

      Xóa
    2. Bạn vào đây để đọc nhé: http://vanhoanghean.vn/van-hoa-va-doi-song/cuoc-song-quanh-ta/4410-bi-thu-tinh-uy-khanh-hoa-qday-khonq-o-dai-hoc-khoa-hoc-hue.html.
      TTM.

      Xóa
  4. Mình cũng đồng ý mhư nhận xét của Hồ Tấn Tuấn.Không thể lở lời được.Một người bình thường muốn phát biểu trước đông người phải cẩn thận trong từng lời ăn tiếng nói, chứ chưa nói đến những người có chức vụ.Ngôn ngữ thể hiện suy nghĩ của mình.Thủy không nên bào chữa cho những người như vậy.Chính sự bào chữa của những người như Thủy vô tình ủng hộ cho sự thiếu đạo đức, thiếu văn hóa của một số kẻ hợm hĩnh, tự cho mình hơn người,dù bản thân thiếu đạo đức nhưng mỗi khi mở miệng là dạy đạo đức người khác.Cái ác hủy hoại cuộc sống, tước đoạt hạnh phúc cũng có nhiều vẻ:sự giả dối, tính hai mặt, tính nịnh hót, thói xu thời, thói luồn cúi.Cái ác hạ thấp phẩm giá con người là sự lười biếng, trễ nải, muốn sống một cách dễ dãi.(TQS)

    Trả lờiXóa
  5. Nhung dieu dien ra trong bai viet cua thay HVT minh nghi neu kg truc tiep chung kien thi chang nen binh luan, minh tin nguoi trong cuoc se tu cam nhan duoc thoi! (NHL)

    Trả lờiXóa
  6. Nếu thầy Th. phản ánh đúng như vậy thì thật là xấu hổ! May thay, khoa "lãnh tụ" mình không ai ngây ngô như thế! (TA)

    Trả lờiXóa