29 tháng 9, 2012

BÀI VIẾT CỦA THẦY THỊNH GỬI BLOG SỬ K6.

  Đây là bài viết của Thầy Hà Văn Thịnh viết cho blog Sử K6. Mình xin đăng ở đây để các bạn đọc.
(TTM)

    Hôm nay, lúc 15:00, 29.9.2012, cựu sinh viên Nguyễn Đình Hà đến thăm tôi, thật là bất ngờ và xúc động khi 30 năm rồi các em vẫn còn nhớ đến tôi... Có lẽ, đây là một trong những nguồn động viên to lớn để tôi vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của số phận: Do bị gãy đốt sống D11, tôi phải nằm khoảng ít nhất là 2 tháng. Cảm ơn các em nhiều. Quả là hạnh phúc khi đời làm thầy có được những giây phút này. Hà có trao tôi món quà "của lớp", không biết có phải không?; vì tôi nghe nói Hà là người nghèo thứ hai của lớp... Cảm ơn các em một lần nữa.

   Tôi gửi "tặng" lớp bài viết hôm qua (đau quá ngủ không được nên viết bằng một tay rưỡi đó)

----------------------------------------------------

HỀ HẾT BIẾT!

Hà Văn Thịnh

     Dường như trong xã hội này, người ta (có chức quyền) đang cố tình trêu ngươi, chọc tức dân khi liên tiếp ban hành hết quy định khôi hài này đến trò hề nực cười khác: UBND TP Hà Nội vừa ra quy định, theo đó, đám cưới của cán bộ, đảng viên không được tổ chức quá 30 mâm, không tổ chức ở khách sạn 5 sao. Ai vi phạm sẽ bị kỷ luật, cao đến mức... chuyển công tác!(?)


    Xin hỏi các vị quan chức rằng tại sao không lo cho người dân an cư lạc nghiệp khỏi phải đi khiếu kiện, phố phường đỡ nhếch nhác, người sống với người không như với sói, với beo...; mà lại ăn no rửng mỡ, dốt nát bày chuyện tai ương?
   Xin các vị anh minh, thiên tài, sáng tạo Hà Nội trả lời mấy câu hỏi sau:
   1) Tổ công tác nào dám đến lập biên bản khi đám cưới dư hơn... 1 mâm? Tôn hỷ, trọng hiếu là lễ nghi truyền thống cả ngàn năm của người Việt, có ai đang tâm mở đầu cho đời sống vợ chồng bằng một cái biên bản hay không? Nếu không có biên bản, lấy gì mà xử?
   2) Giả sử như có những người khách không mời (quên, dù rất thân tình), người ta cứ đến, cứ dự, có quyền dọn thêm mâm hay không?
   3) Chẳng có cán bộ nào có tiền cưới ở 5 sao vì 99% cô dâu, chú rể trong lứa tuổi từ 20-30, xây dựng gia đình, nếu như không ăn cướp của dân thì chẳng thể nào có tiền tổ chức đám cưới to như thế. Và`, nếu có đi nữa thì chẳng ai dại gì rước lỗ vào thân, làm sao chi mỗi suất cả triệu mà thu về chỉ có dăm ba trăm?
   4) Như vậy, cán bộ, đảng viên không cưới nhưng cha mẹ của cán bộ đảng viên tổ chức cưới, họ chẳng liên quan gì đến đảng hoặc đã về hưu, họ tổ chức, phạt ai đây?
   5) Nếu con các quan lớn cưới mà không tổ chức to thì cơ hội nào để nhận phong bì hối lộ hợp pháp? Tận thu bằng hết mọi đường ngang, ngõ dọc là nguyên tắc của thời đại tham nhũng. Tham nhũng hàng tỷ chưa làm gì được nói chi đến chuyện ngăn cản vài chục, vài trăm triệu bọt bèo.
   6) Đám cưới quá đi một vài mâm phải chuyển công tác (từ chỗ buôn vàng đến chỗ bán cám); thử hỏi, cả trăm ngàn tỷ tham nhũng vẫn đâu có sao, các vị bày đặt ra trò cười này không thấy xấu hổ sao?
   7) Nhìn qua có vẻ là văn minh nhưng ngẫm kỹ thì thấy đây là lối hành xử vi phạm nhân quyền trắng trợn, các vị có thấy thế không?
   8) Xét dưới góc độ kinh tế, chính các vị đang áp đặt sự cạnh tranh không công bằng. Nếu người ta biết cách làm giàu chính đáng, tại sao không có quyền sang? Tại sao mở 5 sao ra lại không cho thầu đám cưới?
    Sơ sơ vài câu hỏi thế xin các vị trả lời dùm, nếu thấu lý đạt tình, thua gì tôi cũng chịu. Người viết bài này đã từng nói chuyện với một vị quan to, ông ấy nói rằng ông cụ mất sau khi mình đã về hưu nên hơi vất vả, anh em bận việc ít lo toan(!) Chẳng lẽ người ta nói trắng ra rằng ước chi ông cụ mất sớm hơn?


    Đọc dòng tin xong chỉ còn biết kêu trời, thấy xót đau cho dân tộc mình sao lại đến nỗi ngày càng xảy ra những chuyện cười đẫm nước mắt như thế?...

Quảng Trị, 28.9.2012.

Hà Văn Thịnh, 0914 079 210 . Email:  hathinh@gmail.com
Quảng Trị, 28.9.2012.

27 tháng 9, 2012

Hồi kí Chương II

CHƯƠNG II: NHỮNG MỐI QUAN HỆ NẶNG TÌNH NẶNG NGHĨA

"Chí trai há chẳng ở công danh
Chẳng trọng hoàng kim chỉ trọng tình..."
                                                 (Đào Tấn)
      Trên con đường tìm kiếm nguồn tri thức, tôi đã gặp những người thầy thật tuyệt vời. Và mỗi khi nhớ lại, trái tim tôi vẫn bồi hồi như thuở còn đi học. Người thầy đầu tiên là "Thầy Ba Quẹo". Khoảng tháng 7 năm 1970, tôi từ Sài Gòn về sau hơn 1 tháng trị bệnh hen suyển tại một căn nhà gần Cầu Bông nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng thuộc quận Bình Thạnh (năm 1991 tôi đã ghé lại thăm và người con cô chủ nhà đã thết tôi một bữa thật tuyệt vời). Ba tôi dẫn tôi lên gặp thầy đang dạy học ở đầu thôn. Lớp học là một căn nhà cũ kỉ. Bàn học là những tấm ván lủng thủng khắp nơi, ghế ngồi là hai cây tre khép lại. Thầy ngồi trên bàn ở trước hiên nhà. Lớp học vỡ lòng, được chia làm hai bộ phận. Một nửa lớp ở trong phòng, nửa còn lại ở ngoài hè. Sau khi ổn định lớp, thầy gọi tên từng người một mang vở lên thầy phóng bài cho (phóng bài tức là thầy trực tiếp viết bài vào vở cho tôi). Xong mang vở ra ngoài sân, ngoài gốc cây ngồi học cho thuộc. Thuộc xong mang vở vào cho thầy kiểm tra rồi phóng bài tiếp theo.

      Ôi nói về chuyện hủ mực và cây bút lá tre, lá bầu. Chúng chẳng tuân theo một kỷ luật nào. Mang nó theo từ nhà đến lớp nó văng tung toé, dính quần dính áo tùm lum. Lớp học hồi đó tôi nhớ khoảng năm sáu chục học trò đủ mọi lứa tuổi, đủ các sắc màu quần áo. Ai có gì mặc lấy. Tôi nhớ nhất là những lần thầy uống rượu say và đến lớp. Thầy nhốt tất cả chúng tôi lại, ai nhanh chân thì thoát nạn. Thật là khủng khiếp, thầy quất túi bụi vào lưng vào đầu chúng tôi, những cậu bé từ 8 đến 11, 12 tuổi. Có những chiều mưa tầm tã cha mẹ chạy tới tìm con vất vả dẫn về. Bình thường thì thầy rất hiền từ. Ôi cái dáng đi của thầy thì khập khiểng làm sao; bàn tay trái của thầy thì co dúm lại, nên có tên là thầy "Ba Quẹo". Tôi và các bạn của mình học chừng hơn một tháng thì đến ngày khai giảng. Xin từ giã những tháng ngày học vỡ lòng.

      Tôi vào lớp 1: "Một sáng mùa thu trời đầy sương..." Ba tôi cầm tay dắt đến trường. Sau khi làm việc với thầy Hiệu trưởng, thầy dắt tay tôi vào lớp 1. Nói chuyện với Thầy Nhị một lúc, tôi được vào lớp và ngồi vào bàn cuối của lớp học. Trường học có 6 phòng. Một phòng làm việc của Hiệu trưởng, 5 phòng còn lại là lớp học. Sau này lấy thêm 2 phòng nữa, tổng cộng là 7 phòng, cấu trúc hình chữ L, nằm ở đầu thôn. Trường được xây bằng gạch và lợp ngói khang trang, dù màu sơn đã ố vàng. Thầy Hiệu trưởng của tôi tên là Đặng Mỹ, quê ở xã Đức Quảng (Đức Nhuận bây giờ). Người dạy lớp 1 là thầy Nhị dáng gầy gầy, thầy mặc bộ đồ bà ba màu đen. Học được 4,5 tháng tôi được chuyển lên lớp 2 vì là học sinh giỏi lúc bấy giờ. Lên lớp 2 tôi lại học cô Thủy, các lớp 4-5 học cô Đào, cô Thu... Các anh lớp lớn có người 19, 20 tuổi vẫn mặc quần đùi, áo màu đủ dạng, vui vẻ tung tăng đến lớp. Cô giáo thì tha thướt, trông rất đẹp và quyến rũ lạ lùng. Tôi đã cảm nhận tình yêu từ dạo ấy, cảm nhận cái đẹp của người phụ nữ trẻ tuổi từ buổi học đầu tiên ở mái trường làng. Đúng như hình ảnh bài hát "Trường làng tôi" của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu mà các bạn đã nghe, đã cảm từ lâu rồi.

      Chiến tranh lan tràn khắp nơi trên quê nội. Gia đình tôi lại tản cư về quê ngoại ở bên kia sông: xã Tư Hòa (ngày nay là xã Nghĩa Hiệp). Tôi vào lớp 3, lớp 4, lớp 5 ở ngôi trường to nhất xã. Trường là một dãy nhà 15, 16 phòng khang trang, có sân bóng chuyền, sân cầu lông. Trước sân, ở giữa là cột cờ cao chót vót. Dọc bờ tường là hàng dương liễu vi vu gió thổi đêm ngày. Hiệu trưởng là thầy Phan Văn Liêm, phu trường là chú Trung. Các thầy cô hiện nay người còn dạy ở trường cũ, có người ra đi hiện sống khắp nơi trên đất nước này. Mỗi lần trở lại trường xưa, tôi vẫn ghé thăm những người thầy cũ năm nào đã ra đi vĩnh viễn không về.

      Một thời tiểu học với biết bao kỉ niệm buồn vui. Mỗi lần nhớ lại là mỗi lần tôi mím chặt môi cho trái tim mình đừng bật khóc. Bao nhiêu hình ảnh tuổi thơ ùa về trong kí ức: "...Tôi trở về thăm trường cũ /... / Thầy đó, trường đây, bạn hữu đâu rồi /... / Cây dương đầu trường còn khắc hàng tên. Hoa leo phủ phàng đan kín/ ... / Có ai đi thương về trường xưa." Giã từ bậc tiểu học, tôi lên trung học: "Ngoài kia hoa phượng rụng rơi tơi tả, dư âm làm sống lại đời ta...". "Cầm tay bốn mắt thương cảm nỗi sầu..." LH


Đã

Đã góp phần nho nhỏ
Vào cuộc tiến hóa chung
Mai trở về với cỏ
Nhẹ nhàng và ung dung.

Xin vẫy chào các bạn
Chào lớp trưởng thân yêu
Ở trong cơn hoạn nạn
Đã giúp nhau rất nhiều.

Tri thiên mệnh cả rồi
Mình lại gặp nhau đây
Mừng mừng và tủi tủi
Ta mong nhau có ngày...

Xin tạ ơn trời đất
Xin tạ ơn tiền hiền
Ta làm người chân thật
Để mai này thành Tiên

LH - Dưới góc bằng lăng- SG. 8h30 27/9/2012

26 tháng 9, 2012

Hẹn VN vào dịp sau nhé !

      Thứ 7 và chủ nhật vừa rồi, mình có việc riêng đi vèo qua mấy tỉnh Tây Nguyên. Bận quá, không dừng lâu ở một điểm được. Từ Plây Cu về Buôn Mê Thuột, mình nhớ mãi VN và nhiều bạn ở Đắc Lắc. Tháng 12 năm 1986, không hẹn mà gặp, mình ngớ người khi gặp VN ngay tại bến xe Qui Nhơn và càng ngạc nhiên hơn khi cả hai cùng biết rằng sẽ cùng nhận công tác ở một nơi. Thật là mừng không kể xiết. Thế là hai thằng dò dẫm đến cái nơi ấy. Ở lại khoảng mươi ngày, hút hết bịch thuốc rê mang theo, người ta bảo không nhận. Đến giờ hai thằng chẳng biết vì sao . Rồi trở lại thị xã Buôn Mê Thuột. Nhờ bác Trịnh Dũng và nhiều anh chị thân quen khác, cuối cùng hai đứa lần lượt cũng có việc làm. 
      Lướt qua Buôn Mê Thuột, mình không dám ới gọi VN và nhiều bạn bè khác vì thời gian mình dành cho việc riêng gấp gáp quá. Dĩ nhiên, thành phố Tây nguyên này thay đổi quá nhiều so 25 năm trước và chẳng có gì mới so 5 năm trước mình ghé lại. Trên phố vẫn bắt gặp những người anh em thiểu số lang thang trên đường mà hình hài, quần áo, chiếc gùi... chẳng mấy thay đổi so trên 20 năm về trước. Mình nhớ TD, VN với bao kỷ niệm vui buồn chia sẻ. Nhớ ba thằng đạp xe xuống ĐH Tây Nguyên tán chị em bé Nh., qua Trường TH Phan Chu Trinh tán mấy cô giáo gốc Huế vừa mới vào và nhiều chuyện vui khác mà mình không nhớ cho hết.
      Mình muốn dừng lại, đến quán cafe của N, nhưng không thể nào được. VN thông cả nha! Mình đi xe buýt xuống Đắc Nông cùng với cơn mưa cuối mùa. Mình nhớ nhiều những hình ảnh một thời nơi đây. Trong đó có vài bóng hồng để lại dư âm không thể quên. Đường xuống Đác Nông chỉ trăm cây mà cứ hun hút buồn làm sao ấy. Cũng không lý giải được tâm trạng. Núi đồi chập chùng, dân cư còn thưa thớt, điểm xuyết những công sở  mọc sừng sững. Đêm Đắc Nông mưa cả đêm. Sáng chủ nhật mình trở lại Buôn Mê, xuôi đường 26 xuống Tuy Hoà, về nhà để lại lời hẹn dịp khác cùng cafe với VN ...

                                                                           VĐT

25 tháng 9, 2012

Thông báo!

   Mình vừa nhận được tin Thầy Hà Văn Thịnh bất ngờ bị tai nạn sáng 22/9, hiện đang nằm tại nhà riêng ở Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị. Thầy đang sửa chữa đường dây điện sau nhà bếp thì bị cây dừa đột nhiên gãy đổ, đè lên người Thầy. Kết quả xét nghiệm cho thấy Thầy bị gãy đốt sống thứ 11, hiện tại Thầy chưa cử động được, chỉ có thể nằm yên một chỗ. Cầu mong Thầy mau khỏe lại. Anh em có thể gọi điện thăm hỏi Thầy nhé. Đây là số điện thoại của Thầy: 0914079210. TTM.

Thông báo!

   Mình vừa nhận được tin Thầy Hà Văn Thịnh bất ngờ bị tai nạn sáng 22/9, hiện đang nằm tại nhà riêng ở Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị. Thầy đang sửa chữa đường dây điện sau nhà bếp thì bị cây dừa đột nhiên gãy đổ, đè lên người Thầy. Kết quả xét nghiệm cho thấy Thầy bị gãy đốt sống thứ 11, hiện tại Thầy chưa cử động được, chỉ có thể nằm yên một chỗ. Cầu mong Thầy mau khỏe lại. Anh em có thể gọi điện thăm hỏi Thầy nhé. Đây là số điện thoại của Thầy: 0914079210. TTM.

24 tháng 9, 2012

THAY ÁO MỚI CHO BLOG.

   Tối nay cố gắng mày mò và đã cắt được tấm ảnh chụp chung cả lớp tại cà phê Vỹ Dạ Xưa trong chuyến hội ngộ năm 2006. Rất tiếc cả hai lần gặp mặt ở trường cũng như tại Bà Nà, chúng mình vẫn không thể đông đủ như mong ước để có một tấm ảnh đẹp với 25 khuôn mặt rạng ngời. Ngôi nhà chung của lớp giờ đã khang trang hơn trước nhiều. Thế nhưng suốt hơn tuần qua chúng ta có nhiều "biến cố", buồn nhiều hơn vui vì một số thành viên gần như không muốn về nhà. Vì sao? Câu hỏi này còn bỏ ngỏ và không biết bao giờ mới có câu trả lời. Buồn!
   TTM.

THAY ÁO MỚI CHO BLOG.

   Tối nay cố gắng mày mò và đã cắt được tấm ảnh chụp chung cả lớp tại cà phê Vỹ Dạ Xưa trong chuyến hội ngộ năm 2006. Rất tiếc cả hai lần gặp mặt ở trường cũng như tại Bà Nà, chúng mình vẫn không thể đông đủ như mong ước để có một tấm ảnh đẹp với 25 khuôn mặt rạng ngời. Ngôi nhà chung của lớp giờ đã khang trang hơn trước nhiều. Thế nhưng suốt hơn tuần qua chúng ta có nhiều "biến cố", buồn nhiều hơn vui vì một số thành viên gần như không muốn về nhà. Vì sao? Câu hỏi này còn bỏ ngỏ và không biết bao giờ mới có câu trả lời. Buồn!
   TTM.

Vẽ cây, vẽ chim.

    Mấy hôm nay chỉ một mình ĐTD viết bài còn không thấy ai viết cả. Trong lúc chờ đợi bài của các bạn, mình xin giới thiệu một bài viết của Cao Huy Thuần xung quanh câu chuyện về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với tác phẩm nổi tiếng " Cánh đồng bất tận"  (Người giới thiệu: TQS)

         Tôi nghe tin nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm cứ tưởng như chuyện đùa. Nhà văn này, và tác phẩm của cô, đôn hậu, trong sáng như một khung trời xanh. Ai tưởng tượng được sấm sét có thể nổ trên bầu trời thanh bình đó? Cô bị đánh mà ai cũng thấy đau. Cây viết trên bàn như cũng rùng mình. Kim đồng hồ quặn một phút mặc niệm. Cho văn chương.
Từ khi đọc "Cánh đồng bất tận" tôi đã muốn viết một thư cho tác giả mà chưa có dịp. Bỗng nhiên đây là dịp tốt. Không phải tôi định viết về cả tác phẩm: chỉ về một trang trong đó thôi. Không ngờ trang đó bây giờ ăn khớp với thời sự văn chương, cho phép tôi vừa gởi lòng đến tác giả, vừa mặc niệm với kim đồng hồ. Đó là mấy câu mở đầu cho truyện "Cánh đồng bất tận":
"Tôi hiểu biết về Phật giáo không nhiều, vớ được quyển sách nào thì đọc cái ấy. Cũng có điều hiểu được, học được, làm được, nhưng nhiều điều buộc phải "bó tay". Ví dụ như mấy lời này: "Khi nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì – dù chỉ một lời. Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ (Hạn chế sân hận, trải rộng tình thương - Tỳ kheo Visuddacaraz). Trời ơi, mình giận muốn chết, muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn đập phá mà không cho mình nhúc nhích, sao có thể hả hê? Đạt được đạo mới khó làm sao..."
Đọc lại những hàng trên trong hoàn cảnh mới, tôi có cảm tưởng bây giờ tác giả đã ...đạt đạo. Chắc chắn cô đã không đập phá, cào cấu. Chắc chắn cô đã cần một sự yên lặng "tuyệt đối" để suy nghĩ, để hành động sao cho đúng. Nhà sư kia cũng chỉ nói bấy nhiêu thôi, nhưng lời nói hùng hồn quá và đã đến không đúng lúc. Giận là chuyện thường ngày. Nhiều khi là cần thiết, là hay, nếu đó là giận bất công, giận áp bức, giận cái xấu. Vấn đề là mình phản ứng thế nào, có muốn làm Trương Phi hay không, có muốn đốt nhà hay không khi giận con chuột. Cô Tư đã đem chuyện giận ra để mở đầu, tôi cũng bắt chước cô đi vào chuyện giận trước. Không chừng giữa cái giận và cái hứng sáng tạo của nhà văn có một khoảng trống yên lặng nào đó giống nhau chăng. 
         Kinh nghiệm của tôi về cái giận là tôi rất khổ mỗi khi giận. Tôi rất khổ và khổ rất lâu mỗi khi cãi cọ với ai. Biết như thế nhưng vẫn giận, vẫn cãi. Vậy thì làm sao vẫn cãi, vẫn giận, mà đừng khổ? Chiến lược thì rất rõ: đừng để cái giận nó kéo mình đi. Nhưng chiến thuật là thế nào? Kinh nghiệm riêng của tôi là thế này: làm bất cứ một hành động gì, cử chỉ gì, ý nghĩ gì không có chút liên quan nào với cơn giận đang bốc. Rót một ly nước. Uống một ngụm. Nhìn chậu hoa đang héo và nghĩ: hôm qua quên tưới nước cho nó. Sắp lại một quyển sách vào kệ. Nhìn hai con ngựa đang đùa với nhau trong bức tranh trên tường. Nghe theo tiếng xe đang chạy ngoài đường. Tiếng nói chuyện của trẻ con đi học về. Trong khi cơn giận đang kéo mình đi, nghĩ đến bất cứ một cái gì khác là để cắt đứt nó. Một hình ảnh đẹp. Một người thân. Một câu thơ. Một câu kinh. Nghĩ đến thôi, không cần đọc, nghĩ chớp một cái, rồi nếu bám theo được một chữ thì cố bám. Câu kinh nằm lòng của tôi là:

Chận được cơn giận
Khi đang bùng lên
Như thể hãm được
Xe chạy có đà
Thì người như vậy
Như Lai gọi là
Người lái xe giỏi
Còn những người khác
Chỉ cầm cương hờ.

Nghĩ như vậy để làm gì? Để tạo khoảng trống giữa cơn giận và thân miệng. Để tay chân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy. Làm một cái gì, nói một câu gì trong khi giận là thêm cũi cho lửa. Tất nhiên, không phải lúc nào tôi cũng thành công; nhưng càng ngày tôi càng bớt thất bại. 
Nếu tôi giận quá, không nghĩ gì khác được, thì chiến thuật thứ hai được đem ra: nhìn cơn giận. Nhìn nó đến, nhìn nó đang hành hạ mình, nhìn nó bốc lửa, nhìn nó thiêu đốt, cứ để nó thiêu đốt, nhìn nó hạ lửa, nhìn than hồng ... Cơn giận đang muốn cuốn tôi theo nó; tôi hãm nó lại không được thì tôi nhìn nó đi. Vấn đề không phải là cố làm mất nó: sức mấy mà nó mất. Vấn đề là phải ý thức về nó, đừng để mất ý thức. Cơn giận không muốn gì hơn là mình đổ nó lên đầu người khác. Mình nhìn theo nó thì mình tránh được chuyện đó, tránh làm nô lệ. Nhìn theo nó cũng là để tạo khoảng trống trước bước chân nó đi. 
Hai chiến thuật đó được hỗ trợ thêm bằng một suy nghĩ căn bản: phải biết phân biệt con người và hành động, có hành động ác nhưng không có con người ác. Nếu giận, hãy giận cái hành động, đừng giận con người. Người gây cái ác cũng chỉ là nạn nhân của hàng trăm yếu tố bên ngoài; họ đáng thương hơn là đáng giận và nên thương họ. Hơn ai hết, chắc bây giờ cô Tư đang thấm điều này. Chung quanh tôi ở đây, chung quanh cô Tư ở bên nhà, dường như ai cũng biết gởi cái giận của mình vào đâu cho đúng chỗ. Dường như ai cũng biết giận và biết thương, biết giận cái gì, biết thương ai. Giận cái hành động chứ không giận người thì không đổ giận lên đầu người khác bằng thân, bằng miệng. Tức là tạo khoảng trống đó thôi !
Tôi học được câu chuyện này trong sách. Hãy tưởng tượng ta đang chèo thuyền dạo chơi êm ả trên sông một buổi chiều sương mù. Thuyền đang nhẹ trôi như vậy thì, ô hay, bỗng hiện ra từ trong mù sương một chiếc thuyền của ai cứ nhắm thẳng vào thuyền ta mà xông tới. Choảng! Nó đâm vào ta rồi. Giận quá, ta muốn la lối, chửi mắng một trận nên thân, nhưng nhìn lại thì thuyền kia trống trơn, chẳng có ai trong đó. Làm gì bây giờ? Chửi đổng trời đất một tiếng rồi cũng im thôi. Nhưng ví thử bây giờ thuyền kia không trống mà có người chèo, chuyện gì sẽ xảy ra? Trời đất sụp đổ, xô xát, không chừng đổ máu. Cái gì làm hai tình trạng khác nhau? Chỉ thế thôi: một bên có người khác để ta trút cơn giận, một bên chẳng có ai nên cơn giận tự tiêu. Vậy thì phải chăng hãy suy nghĩ về cái trống thì mình làm chủ được cơn giận? 
Cho nên các người học thiền phải học ngồi. Học thở. Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở như vậy để làm gì? Để chú tâm? Không hẳn. Để rốt cuộc chỉ còn hơi thở mà không còn người thở. Chỉ còn thở vào, chỉ còn thở ra, như gió thổi qua cửa trống. Cái gì bên ngoài cũng vào ra như vậy. Con chim hót trên mái nhà? Thì tiếng chim đi vào, tiếng chim đi ra. Không có người để thích thú: chà, con chim mùa xuân đã về. Cũng không có người để bực dọc: chà, con chim làm ồn quá không để cho người ta thở. Cái gì trống thì không vướng mắc. Cơn giận cũng thế. Cơn giận đi vào, cơn giận đi ra, như tiếng chim. Học thiền là học mở cửa. Mở cửa cho tất cả đi vào, kể cả cơn giận. Mở cửa cho tất cả đi ra, kể cả chính mình. Quên mình đi là cứu cánh của học thiền. Bởi vì quên mình thì mới có tất cả. Cái vỏ lúa không quên mình, không làm trống mình đi, thì cây lúa không mọc được. Khúc củi không quên mình đi thì lửa không rực bốc. Có nhiều khi khúc củi không chịu quên mình: khi đó thì không có lửa, chỉ khói cay mắt. Lửa bốc lên không phải từ gỗ, mà từ cái trống của gỗ. Cô Tư đâu có cần theo đạo Phật, nhưng cô Tư biết trống hơn bao nhiêu người học thiền. Có người phỏng vấn cô về chuyện nhà văn thế này thế kia, cô trả lời: "tôi vẫn không nghĩ mình là nhà này nhà nọ". Cô trống như vậy thì khó đánh cô lắm. Đánh vào khoảng trống thì tự mình mất đà, đã không trúng ai mà còn ngã chúi. Hơn thế nữa, cô biết cô trống thì cô nhìn ai mà chẳng thấy người đó cũng trống? Cô sẽ nghĩ: đâu có ai đánh mình! Ấy là một mớ thành kiến, một mớ mê muội đang biểu diễn mấy đường quyền đó thôi, có con cá nào đâu mà chém cái thớt! 
Thế là từ chuyện giận của cô Tư tôi đã đi qua chuyện trống của thiền mất rồi. Nhưng thiền và sáng tạo nghệ thuật thì có gì khác nhau đâu! Cả hai bên đều nhắm vào cái chỗ trống ấy! Đây, tôi kể chuyện nghệ thuật.  Đời xưa, có người thợ mộc vâng lệnh vua đẽo một cái giá chuông. Ông đẽo tài tình thế nào mà khi chuông đánh lên, tiếng ngân nga như đi vào tận tâm can của cả thiên hạ. Hỏi ông bí quyết, ông bảo: có gì đâu, tôi ăn chay nằm đất cho lòng thanh tịnh, rồi tôi quên mất lợi lộc vua ban, quên mất thưởng phạt, quên cả triều đình chức tước, quên luôn thân thể tứ chi của tôi, cứ thế tôi đi vào rừng, tôi ngắm thân cây, ngắm thiên nhiên hiển lộ trong thân cây, lựa cây nào tràn đầy thiên nhiên nhất, rồi sau đó, sau đó, chỉ sau đó thôi, tôi mới mường tượng ra cái giá chuông sẽ đẽo. Ông thợ mộc vứt hết; ông vứt hết thì ông mới có tất cả, có tất cả thiên nhiên trong ông.  Thiên nhiên đó bắt gặp thiên nhiên cuồn cuộn trong thân cây, làm sao chuông không ngân nga tiếng thần? Ông vứt hết, vứt luôn ra khỏi đầu cái định kiến, cái chấp trước về giá chuông; với cái đầu trống trơn như vậy, giá chuông ông đẽo làm sao không khác giá chuông của cả thiên hạ từ xưa đến nay? Chuyện ấy, tôi kể lại từ ông Trang Tử. 
Cùng nói chuyện nghệ thuật cả thì đời nay cũng vậy, bên Tây cũng vậy thôi. Ai cũng biết những tranh vẽ cây nổi tiếng của Matisse. Nhà danh họa ấy đã vẽ cây như thế nào? Ông thú thực: bao nhiêu lần ông đã vẽ cây nhưng chẳng lần nào thành công. Lúc đầu, ông bê cả cái cây vào tranh, nghĩa là cái cây thế nào thì ông vẽ thế ấy.  Kết quả làm ông nản, vì ông thấy tranh không có hồn, chẳng nói được gì về mối cảm xúc của ông về cây. Tiếp theo, ông cố đưa vào tranh chỉ tình cảm, xúc động của ông mà thôi, nhưng ông lại bị choáng ngợp trước vẽ đẹp của thân cây, trước sức vóc lực lưỡng của thân ấy và bí ẩn chứa đựng trong đó, đến nỗi ông chỉ vẽ thêm được một hai cành thôi rồi ngưng nửa chừng. Vậy mà, lạ thật, khi ông nhìn cây trong lúc không có ý định vẽ thì lại thấy toàn thể cây từ thấp lên cao. Cứ thế, dù cảm nhận được cây từ gốc đến ngọn, hễ cầm cọ vẽ là ông bị thân cây chiếm trọn đầu óc. Vẽ thân cây xong, đến khi thêm cành lá, lá cành tuồng như chỉ để cắt nghĩa đây là cái cây, chẳng đem lại chút rung động nào. Mãi hoài như vậy, rất lâu, hễ động đến cành lá là y như ông bị dội lui, rất khổ sở. Cho đến một hôm, không có ý định gì trước, ông vớ tập giấy viết thư và thử vẽ cành lá bằng cách đơn giản nhất: mỗi lúc cây từ từ hiện ra dưới ngòi bút, ông lại thấy lá cành mọc ra.
Đó là đoạn thư ông viết cho người bạn tâm giao. Ông vẽ cảnh không được vì vướng tình, tình quá đầy. Ông vẽ tình cũng không được vì vướng cảnh, cảnh rào rạc thần hồn.  Đầy ắp tình, đầy ắp cảnh, đầu ông lại còn đầy ắp cái ý định vẽ. Chưa vẽ mà đầu đã bị đóng khung trong ý định, làm sao bức tranh vọt ra? Phải mở cửa cho nó! Phải làm trống cái đầu! Cho nên Matisse chỉ vẽ được cây khi không có ý định gì trước.
Ông viết rõ trong bức thư: "Tôi nghe nói các ông thầy dạy vẽ bên Tàu dặn học trò: vẽ cây, hãy có cái cảm giác trèo lên với nó khi bắt đầu vẽ từ gốc". Làm sao trèo lên dần dần với cây trong tranh nếu không sống trọn vẹn với nó và chỉ với nó mà thôi? Làm sao sống trọn vẹn với chỉ một mình nó nếu không vứt bỏ hết tất cả ra khỏi đầu, nếu không làm trống cái đầu? 
Matisse viết thêm trong một thư khác: để vẽ cây thực sự, đừng bao giờ có "một hình ảnh đã tạo ra trước".  Ông giải thích: "Tôi không lý luận khi tôi vẽ: các họa sư Trung Quôc bảo rằng khi vẽ cây phải trèo lên với nó.  Tôi cũng làm như vậy.  Nhưng đừng nói trong khi vẽ: tôi đang trèo lên với nó đây và lý luận trên đó.  Khi tôi làm một việc gì, tôi không tìm kiếm, tôi chỉ cho".  Matisse nói: chỉ cho.  Có khác gì các ông thiền sư đâu: chỉ làm, chỉ ngồi, chỉ thở. Cho, làm, ngồi, thở là có. Còn tất cả là không. Từ đâu thổi tới phơi phới ngọn gió trong tranh Matisse? Từ cái trống đó. Ông thổ lộ:"Hình như nỗi vui toát ra trong tranh của tôi bây giờ nhiều hơn trước; đó thực là điều mà tôi đã thử làm cách đây năm mươi năm. Phải trải qua bấy nhiêu năm tôi mới đạt được trình độ cho phép tôi nói được điều tôi muốn nói".
Diễn tả một cách khác, cụ thể hơn, nhưng cùng trên một ý phải biết vứt bỏ trong khi sáng tạo nghệ thuật, Picasso viết: "Ai cũng có một dự trữ như nhau về năng lượng. Người trung bình phung phí năng lượng của họ bằng trăm nghìn cách.  Tôi, tôi dồn tất cả sức lực của tôi vào một hướng mà thôi: vẽ.  Và tôi hy sinh tất cả mọi chuyện khác vì nó: hy sinh anh, hy sinh tất cả mọi người, kể cả tôi". Kể cả tôi! Chỉ còn vẽ thôi.  Người vẽ cũng không còn. Cũng trống trơn.  Vì không còn người đứng vẽ nữa cho nên Picasso có thể vẽ ba bốn giờ liên tục, không làm một cử chỉ nào thừa. Có người hỏi ông đứng lâu như thế có mệt không, ông lắc đầu: "Không. Khi tôi làm việc, tôi để cái thân của tôi ngoài cửa, như các người hồi giáo cất bỏ giày dép trước khi vào giáo đường. Trong tình trạng đó, cái thân chỉ nguyên vẹn hiện hữu dưới dạng cây cỏ, và chính vì vậy mà giới họa sĩ chúng tôi thường sống rất lâu". 
Giống hệt như thiền, bí quyết của sáng tạo nghệ thuật là trở về lại với cái đầu trống trơn, cái đầu của đứa bé, cái sơ tâm, cái đầu chưa hề bị ảnh hưởng về bất cứ cái gì khác. Viết một câu văn cũng vậy, một câu thôi, không người cầm bút nào nảy ra được một ý hay, một tứ mới, nếu không vứt bỏ đi hết những gì đã học, đã đọc. Vậy thì cô Tư giận gì, giận ai, nếu người nào đó đổ tràn vào đầu cô một trăm cái chữ "phải": phải thế này, phải thế nọ? Người đó nói cái chuyện gì đâu đâu, nào có liên quan gì đến chuyện viết văn?
Trên kia, tôi nói: khi cơn giận nổi lên, tôi cố cắt đứt nó bằng một cử chỉ, một hình ảnh, một ý nghĩ, một câu thơ, một câu kinh... Bây giờ, giận chuyện cô Tư, tôi cũng cắt đứt bằng một bài thơ, bài thơ mà tôi vốn thích từ ngày còn đi học, của Jacques Prévert, "Để vẽ chân dung một con chim"
                                    Trước hết vẽ một cái lồng
với cánh cửa mở
sau đó vẽ
một cái gì xinh
một cái gì đơn sơ
một cái gì đẹp
một cái gì ích lợi
cho con chim.
Rồi đặt khung vải cạnh thân cây
trong vườn
trong rừng non
trong rừng già.
Nấp sau cây
không nói
không cử động ...
Đôi khi chim đến nhanh
nhưng cũng có khi hàng năm đằng đẵng
mới quyết định đến. 
Đừng nản.
Chờ.
Chờ hàng năm cũng chẳng sao.
Chim đến nhanh hay chậm
chẳng liên hệ gì
với thành công của tác phẩm.
Khi chim đến
nếu nó đến
hãy im lặng thật sâu
chờ chim vào lồng
và khi chim vào rồi
nhè nhẹ đóng cửa lồng bằng bút vẽ.
Rồi
xóa hết nan lồng từng cái một
mà cố tránh đừng động đến lông chim.
Sau đó vẽ cây
chọn cành nào đẹp nhất để vẽ
cho chim.
Cũng vẽ lá cây xanh và hơi mát của gió
bụi mặt trời
tiếng côn trùng tỉ tê trong cỏ nóng bỏng mùa hạ. 
Rồi chờ chim quyết định hót.
Nếu chim không hót
thế là điềm chẳng lành
dấu hiệu bức tranh vẽ xấu.
Nhưng nếu chim hót thì đó là điềm tốt
dấu hiệu bạn có thể ký tên.
Khi đó bạn nhẹ nhàng rất nhẹ nhàng
nhổ một lông chim
và viết tên bạn trên tranh nơi góc.
Tôi cam đoan với cô Tư, khi nào cô Tư "giận muốn chết", cô Tư hãy nghĩ đến con chim trong bài thơ, cơn giận sẽ đi qua. Cô Tư nhớ nghen: vẽ một cái lồng chim với cánh cửa mở; đặt cái lồng giữa thiên nhiên; con chim là thiên nhiên thì mình cũng phải thiên nhiên như nó; như vậy thì nó đang là mình và mình đang là nó, cả hai là một; chỉ lúc đó và chỉ lúc đó mới vẽ; và vẽ là mở cửa lồng ra, làm biến nó mất, như chính mình cũng mất; giữa thiên nhiên chỉ còn lồng lộng con chim, không biết chim trong tranh hay chim ngoài trời, tranh vẽ hay chính thiên nhiên tràn trề sức sống đang hót với chim, nồng với nắng hạ, xanh với lá non, tỉ tê với cỏ ...  Mình nói chuyện sống trong sáng tạo nghệ thuật. Người kia nói chuyện chết. Hai chuyện có ăn nhậu gì với nhau đâu mà giận?  (TQS trích đăng).

                                                                                                                        19-4-2006

Vẽ cây, vẽ chim.

    Mấy hôm nay chỉ một mình ĐTD viết bài còn không thấy ai viết cả. Trong lúc chờ đợi bài của các bạn, mình xin giới thiệu một bài viết của Cao Huy Thuần xung quanh câu chuyện về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với tác phẩm nổi tiếng " Cánh đồng bất tận"  (Người giới thiệu: TQS)

         Tôi nghe tin nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm cứ tưởng như chuyện đùa. Nhà văn này, và tác phẩm của cô, đôn hậu, trong sáng như một khung trời xanh. Ai tưởng tượng được sấm sét có thể nổ trên bầu trời thanh bình đó? Cô bị đánh mà ai cũng thấy đau. Cây viết trên bàn như cũng rùng mình. Kim đồng hồ quặn một phút mặc niệm. Cho văn chương.
Từ khi đọc "Cánh đồng bất tận" tôi đã muốn viết một thư cho tác giả mà chưa có dịp. Bỗng nhiên đây là dịp tốt. Không phải tôi định viết về cả tác phẩm: chỉ về một trang trong đó thôi. Không ngờ trang đó bây giờ ăn khớp với thời sự văn chương, cho phép tôi vừa gởi lòng đến tác giả, vừa mặc niệm với kim đồng hồ. Đó là mấy câu mở đầu cho truyện "Cánh đồng bất tận":
"Tôi hiểu biết về Phật giáo không nhiều, vớ được quyển sách nào thì đọc cái ấy. Cũng có điều hiểu được, học được, làm được, nhưng nhiều điều buộc phải "bó tay". Ví dụ như mấy lời này: "Khi nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì – dù chỉ một lời. Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ (Hạn chế sân hận, trải rộng tình thương - Tỳ kheo Visuddacaraz). Trời ơi, mình giận muốn chết, muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn đập phá mà không cho mình nhúc nhích, sao có thể hả hê? Đạt được đạo mới khó làm sao..."
Đọc lại những hàng trên trong hoàn cảnh mới, tôi có cảm tưởng bây giờ tác giả đã ...đạt đạo. Chắc chắn cô đã không đập phá, cào cấu. Chắc chắn cô đã cần một sự yên lặng "tuyệt đối" để suy nghĩ, để hành động sao cho đúng. Nhà sư kia cũng chỉ nói bấy nhiêu thôi, nhưng lời nói hùng hồn quá và đã đến không đúng lúc. Giận là chuyện thường ngày. Nhiều khi là cần thiết, là hay, nếu đó là giận bất công, giận áp bức, giận cái xấu. Vấn đề là mình phản ứng thế nào, có muốn làm Trương Phi hay không, có muốn đốt nhà hay không khi giận con chuột. Cô Tư đã đem chuyện giận ra để mở đầu, tôi cũng bắt chước cô đi vào chuyện giận trước. Không chừng giữa cái giận và cái hứng sáng tạo của nhà văn có một khoảng trống yên lặng nào đó giống nhau chăng. 
         Kinh nghiệm của tôi về cái giận là tôi rất khổ mỗi khi giận. Tôi rất khổ và khổ rất lâu mỗi khi cãi cọ với ai. Biết như thế nhưng vẫn giận, vẫn cãi. Vậy thì làm sao vẫn cãi, vẫn giận, mà đừng khổ? Chiến lược thì rất rõ: đừng để cái giận nó kéo mình đi. Nhưng chiến thuật là thế nào? Kinh nghiệm riêng của tôi là thế này: làm bất cứ một hành động gì, cử chỉ gì, ý nghĩ gì không có chút liên quan nào với cơn giận đang bốc. Rót một ly nước. Uống một ngụm. Nhìn chậu hoa đang héo và nghĩ: hôm qua quên tưới nước cho nó. Sắp lại một quyển sách vào kệ. Nhìn hai con ngựa đang đùa với nhau trong bức tranh trên tường. Nghe theo tiếng xe đang chạy ngoài đường. Tiếng nói chuyện của trẻ con đi học về. Trong khi cơn giận đang kéo mình đi, nghĩ đến bất cứ một cái gì khác là để cắt đứt nó. Một hình ảnh đẹp. Một người thân. Một câu thơ. Một câu kinh. Nghĩ đến thôi, không cần đọc, nghĩ chớp một cái, rồi nếu bám theo được một chữ thì cố bám. Câu kinh nằm lòng của tôi là:

Chận được cơn giận
Khi đang bùng lên
Như thể hãm được
Xe chạy có đà
Thì người như vậy
Như Lai gọi là
Người lái xe giỏi
Còn những người khác
Chỉ cầm cương hờ.

Nghĩ như vậy để làm gì? Để tạo khoảng trống giữa cơn giận và thân miệng. Để tay chân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy. Làm một cái gì, nói một câu gì trong khi giận là thêm cũi cho lửa. Tất nhiên, không phải lúc nào tôi cũng thành công; nhưng càng ngày tôi càng bớt thất bại. 
Nếu tôi giận quá, không nghĩ gì khác được, thì chiến thuật thứ hai được đem ra: nhìn cơn giận. Nhìn nó đến, nhìn nó đang hành hạ mình, nhìn nó bốc lửa, nhìn nó thiêu đốt, cứ để nó thiêu đốt, nhìn nó hạ lửa, nhìn than hồng ... Cơn giận đang muốn cuốn tôi theo nó; tôi hãm nó lại không được thì tôi nhìn nó đi. Vấn đề không phải là cố làm mất nó: sức mấy mà nó mất. Vấn đề là phải ý thức về nó, đừng để mất ý thức. Cơn giận không muốn gì hơn là mình đổ nó lên đầu người khác. Mình nhìn theo nó thì mình tránh được chuyện đó, tránh làm nô lệ. Nhìn theo nó cũng là để tạo khoảng trống trước bước chân nó đi. 
Hai chiến thuật đó được hỗ trợ thêm bằng một suy nghĩ căn bản: phải biết phân biệt con người và hành động, có hành động ác nhưng không có con người ác. Nếu giận, hãy giận cái hành động, đừng giận con người. Người gây cái ác cũng chỉ là nạn nhân của hàng trăm yếu tố bên ngoài; họ đáng thương hơn là đáng giận và nên thương họ. Hơn ai hết, chắc bây giờ cô Tư đang thấm điều này. Chung quanh tôi ở đây, chung quanh cô Tư ở bên nhà, dường như ai cũng biết gởi cái giận của mình vào đâu cho đúng chỗ. Dường như ai cũng biết giận và biết thương, biết giận cái gì, biết thương ai. Giận cái hành động chứ không giận người thì không đổ giận lên đầu người khác bằng thân, bằng miệng. Tức là tạo khoảng trống đó thôi !
Tôi học được câu chuyện này trong sách. Hãy tưởng tượng ta đang chèo thuyền dạo chơi êm ả trên sông một buổi chiều sương mù. Thuyền đang nhẹ trôi như vậy thì, ô hay, bỗng hiện ra từ trong mù sương một chiếc thuyền của ai cứ nhắm thẳng vào thuyền ta mà xông tới. Choảng! Nó đâm vào ta rồi. Giận quá, ta muốn la lối, chửi mắng một trận nên thân, nhưng nhìn lại thì thuyền kia trống trơn, chẳng có ai trong đó. Làm gì bây giờ? Chửi đổng trời đất một tiếng rồi cũng im thôi. Nhưng ví thử bây giờ thuyền kia không trống mà có người chèo, chuyện gì sẽ xảy ra? Trời đất sụp đổ, xô xát, không chừng đổ máu. Cái gì làm hai tình trạng khác nhau? Chỉ thế thôi: một bên có người khác để ta trút cơn giận, một bên chẳng có ai nên cơn giận tự tiêu. Vậy thì phải chăng hãy suy nghĩ về cái trống thì mình làm chủ được cơn giận? 
Cho nên các người học thiền phải học ngồi. Học thở. Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở như vậy để làm gì? Để chú tâm? Không hẳn. Để rốt cuộc chỉ còn hơi thở mà không còn người thở. Chỉ còn thở vào, chỉ còn thở ra, như gió thổi qua cửa trống. Cái gì bên ngoài cũng vào ra như vậy. Con chim hót trên mái nhà? Thì tiếng chim đi vào, tiếng chim đi ra. Không có người để thích thú: chà, con chim mùa xuân đã về. Cũng không có người để bực dọc: chà, con chim làm ồn quá không để cho người ta thở. Cái gì trống thì không vướng mắc. Cơn giận cũng thế. Cơn giận đi vào, cơn giận đi ra, như tiếng chim. Học thiền là học mở cửa. Mở cửa cho tất cả đi vào, kể cả cơn giận. Mở cửa cho tất cả đi ra, kể cả chính mình. Quên mình đi là cứu cánh của học thiền. Bởi vì quên mình thì mới có tất cả. Cái vỏ lúa không quên mình, không làm trống mình đi, thì cây lúa không mọc được. Khúc củi không quên mình đi thì lửa không rực bốc. Có nhiều khi khúc củi không chịu quên mình: khi đó thì không có lửa, chỉ khói cay mắt. Lửa bốc lên không phải từ gỗ, mà từ cái trống của gỗ. Cô Tư đâu có cần theo đạo Phật, nhưng cô Tư biết trống hơn bao nhiêu người học thiền. Có người phỏng vấn cô về chuyện nhà văn thế này thế kia, cô trả lời: "tôi vẫn không nghĩ mình là nhà này nhà nọ". Cô trống như vậy thì khó đánh cô lắm. Đánh vào khoảng trống thì tự mình mất đà, đã không trúng ai mà còn ngã chúi. Hơn thế nữa, cô biết cô trống thì cô nhìn ai mà chẳng thấy người đó cũng trống? Cô sẽ nghĩ: đâu có ai đánh mình! Ấy là một mớ thành kiến, một mớ mê muội đang biểu diễn mấy đường quyền đó thôi, có con cá nào đâu mà chém cái thớt! 
Thế là từ chuyện giận của cô Tư tôi đã đi qua chuyện trống của thiền mất rồi. Nhưng thiền và sáng tạo nghệ thuật thì có gì khác nhau đâu! Cả hai bên đều nhắm vào cái chỗ trống ấy! Đây, tôi kể chuyện nghệ thuật.  Đời xưa, có người thợ mộc vâng lệnh vua đẽo một cái giá chuông. Ông đẽo tài tình thế nào mà khi chuông đánh lên, tiếng ngân nga như đi vào tận tâm can của cả thiên hạ. Hỏi ông bí quyết, ông bảo: có gì đâu, tôi ăn chay nằm đất cho lòng thanh tịnh, rồi tôi quên mất lợi lộc vua ban, quên mất thưởng phạt, quên cả triều đình chức tước, quên luôn thân thể tứ chi của tôi, cứ thế tôi đi vào rừng, tôi ngắm thân cây, ngắm thiên nhiên hiển lộ trong thân cây, lựa cây nào tràn đầy thiên nhiên nhất, rồi sau đó, sau đó, chỉ sau đó thôi, tôi mới mường tượng ra cái giá chuông sẽ đẽo. Ông thợ mộc vứt hết; ông vứt hết thì ông mới có tất cả, có tất cả thiên nhiên trong ông.  Thiên nhiên đó bắt gặp thiên nhiên cuồn cuộn trong thân cây, làm sao chuông không ngân nga tiếng thần? Ông vứt hết, vứt luôn ra khỏi đầu cái định kiến, cái chấp trước về giá chuông; với cái đầu trống trơn như vậy, giá chuông ông đẽo làm sao không khác giá chuông của cả thiên hạ từ xưa đến nay? Chuyện ấy, tôi kể lại từ ông Trang Tử. 
Cùng nói chuyện nghệ thuật cả thì đời nay cũng vậy, bên Tây cũng vậy thôi. Ai cũng biết những tranh vẽ cây nổi tiếng của Matisse. Nhà danh họa ấy đã vẽ cây như thế nào? Ông thú thực: bao nhiêu lần ông đã vẽ cây nhưng chẳng lần nào thành công. Lúc đầu, ông bê cả cái cây vào tranh, nghĩa là cái cây thế nào thì ông vẽ thế ấy.  Kết quả làm ông nản, vì ông thấy tranh không có hồn, chẳng nói được gì về mối cảm xúc của ông về cây. Tiếp theo, ông cố đưa vào tranh chỉ tình cảm, xúc động của ông mà thôi, nhưng ông lại bị choáng ngợp trước vẽ đẹp của thân cây, trước sức vóc lực lưỡng của thân ấy và bí ẩn chứa đựng trong đó, đến nỗi ông chỉ vẽ thêm được một hai cành thôi rồi ngưng nửa chừng. Vậy mà, lạ thật, khi ông nhìn cây trong lúc không có ý định vẽ thì lại thấy toàn thể cây từ thấp lên cao. Cứ thế, dù cảm nhận được cây từ gốc đến ngọn, hễ cầm cọ vẽ là ông bị thân cây chiếm trọn đầu óc. Vẽ thân cây xong, đến khi thêm cành lá, lá cành tuồng như chỉ để cắt nghĩa đây là cái cây, chẳng đem lại chút rung động nào. Mãi hoài như vậy, rất lâu, hễ động đến cành lá là y như ông bị dội lui, rất khổ sở. Cho đến một hôm, không có ý định gì trước, ông vớ tập giấy viết thư và thử vẽ cành lá bằng cách đơn giản nhất: mỗi lúc cây từ từ hiện ra dưới ngòi bút, ông lại thấy lá cành mọc ra.
Đó là đoạn thư ông viết cho người bạn tâm giao. Ông vẽ cảnh không được vì vướng tình, tình quá đầy. Ông vẽ tình cũng không được vì vướng cảnh, cảnh rào rạc thần hồn.  Đầy ắp tình, đầy ắp cảnh, đầu ông lại còn đầy ắp cái ý định vẽ. Chưa vẽ mà đầu đã bị đóng khung trong ý định, làm sao bức tranh vọt ra? Phải mở cửa cho nó! Phải làm trống cái đầu! Cho nên Matisse chỉ vẽ được cây khi không có ý định gì trước.
Ông viết rõ trong bức thư: "Tôi nghe nói các ông thầy dạy vẽ bên Tàu dặn học trò: vẽ cây, hãy có cái cảm giác trèo lên với nó khi bắt đầu vẽ từ gốc". Làm sao trèo lên dần dần với cây trong tranh nếu không sống trọn vẹn với nó và chỉ với nó mà thôi? Làm sao sống trọn vẹn với chỉ một mình nó nếu không vứt bỏ hết tất cả ra khỏi đầu, nếu không làm trống cái đầu? 
Matisse viết thêm trong một thư khác: để vẽ cây thực sự, đừng bao giờ có "một hình ảnh đã tạo ra trước".  Ông giải thích: "Tôi không lý luận khi tôi vẽ: các họa sư Trung Quôc bảo rằng khi vẽ cây phải trèo lên với nó.  Tôi cũng làm như vậy.  Nhưng đừng nói trong khi vẽ: tôi đang trèo lên với nó đây và lý luận trên đó.  Khi tôi làm một việc gì, tôi không tìm kiếm, tôi chỉ cho".  Matisse nói: chỉ cho.  Có khác gì các ông thiền sư đâu: chỉ làm, chỉ ngồi, chỉ thở. Cho, làm, ngồi, thở là có. Còn tất cả là không. Từ đâu thổi tới phơi phới ngọn gió trong tranh Matisse? Từ cái trống đó. Ông thổ lộ:"Hình như nỗi vui toát ra trong tranh của tôi bây giờ nhiều hơn trước; đó thực là điều mà tôi đã thử làm cách đây năm mươi năm. Phải trải qua bấy nhiêu năm tôi mới đạt được trình độ cho phép tôi nói được điều tôi muốn nói".
Diễn tả một cách khác, cụ thể hơn, nhưng cùng trên một ý phải biết vứt bỏ trong khi sáng tạo nghệ thuật, Picasso viết: "Ai cũng có một dự trữ như nhau về năng lượng. Người trung bình phung phí năng lượng của họ bằng trăm nghìn cách.  Tôi, tôi dồn tất cả sức lực của tôi vào một hướng mà thôi: vẽ.  Và tôi hy sinh tất cả mọi chuyện khác vì nó: hy sinh anh, hy sinh tất cả mọi người, kể cả tôi". Kể cả tôi! Chỉ còn vẽ thôi.  Người vẽ cũng không còn. Cũng trống trơn.  Vì không còn người đứng vẽ nữa cho nên Picasso có thể vẽ ba bốn giờ liên tục, không làm một cử chỉ nào thừa. Có người hỏi ông đứng lâu như thế có mệt không, ông lắc đầu: "Không. Khi tôi làm việc, tôi để cái thân của tôi ngoài cửa, như các người hồi giáo cất bỏ giày dép trước khi vào giáo đường. Trong tình trạng đó, cái thân chỉ nguyên vẹn hiện hữu dưới dạng cây cỏ, và chính vì vậy mà giới họa sĩ chúng tôi thường sống rất lâu". 
Giống hệt như thiền, bí quyết của sáng tạo nghệ thuật là trở về lại với cái đầu trống trơn, cái đầu của đứa bé, cái sơ tâm, cái đầu chưa hề bị ảnh hưởng về bất cứ cái gì khác. Viết một câu văn cũng vậy, một câu thôi, không người cầm bút nào nảy ra được một ý hay, một tứ mới, nếu không vứt bỏ đi hết những gì đã học, đã đọc. Vậy thì cô Tư giận gì, giận ai, nếu người nào đó đổ tràn vào đầu cô một trăm cái chữ "phải": phải thế này, phải thế nọ? Người đó nói cái chuyện gì đâu đâu, nào có liên quan gì đến chuyện viết văn?
Trên kia, tôi nói: khi cơn giận nổi lên, tôi cố cắt đứt nó bằng một cử chỉ, một hình ảnh, một ý nghĩ, một câu thơ, một câu kinh... Bây giờ, giận chuyện cô Tư, tôi cũng cắt đứt bằng một bài thơ, bài thơ mà tôi vốn thích từ ngày còn đi học, của Jacques Prévert, "Để vẽ chân dung một con chim"
                                    Trước hết vẽ một cái lồng
với cánh cửa mở
sau đó vẽ
một cái gì xinh
một cái gì đơn sơ
một cái gì đẹp
một cái gì ích lợi
cho con chim.
Rồi đặt khung vải cạnh thân cây
trong vườn
trong rừng non
trong rừng già.
Nấp sau cây
không nói
không cử động ...
Đôi khi chim đến nhanh
nhưng cũng có khi hàng năm đằng đẵng
mới quyết định đến. 
Đừng nản.
Chờ.
Chờ hàng năm cũng chẳng sao.
Chim đến nhanh hay chậm
chẳng liên hệ gì
với thành công của tác phẩm.
Khi chim đến
nếu nó đến
hãy im lặng thật sâu
chờ chim vào lồng
và khi chim vào rồi
nhè nhẹ đóng cửa lồng bằng bút vẽ.
Rồi
xóa hết nan lồng từng cái một
mà cố tránh đừng động đến lông chim.
Sau đó vẽ cây
chọn cành nào đẹp nhất để vẽ
cho chim.
Cũng vẽ lá cây xanh và hơi mát của gió
bụi mặt trời
tiếng côn trùng tỉ tê trong cỏ nóng bỏng mùa hạ. 
Rồi chờ chim quyết định hót.
Nếu chim không hót
thế là điềm chẳng lành
dấu hiệu bức tranh vẽ xấu.
Nhưng nếu chim hót thì đó là điềm tốt
dấu hiệu bạn có thể ký tên.
Khi đó bạn nhẹ nhàng rất nhẹ nhàng
nhổ một lông chim
và viết tên bạn trên tranh nơi góc.
Tôi cam đoan với cô Tư, khi nào cô Tư "giận muốn chết", cô Tư hãy nghĩ đến con chim trong bài thơ, cơn giận sẽ đi qua. Cô Tư nhớ nghen: vẽ một cái lồng chim với cánh cửa mở; đặt cái lồng giữa thiên nhiên; con chim là thiên nhiên thì mình cũng phải thiên nhiên như nó; như vậy thì nó đang là mình và mình đang là nó, cả hai là một; chỉ lúc đó và chỉ lúc đó mới vẽ; và vẽ là mở cửa lồng ra, làm biến nó mất, như chính mình cũng mất; giữa thiên nhiên chỉ còn lồng lộng con chim, không biết chim trong tranh hay chim ngoài trời, tranh vẽ hay chính thiên nhiên tràn trề sức sống đang hót với chim, nồng với nắng hạ, xanh với lá non, tỉ tê với cỏ ...  Mình nói chuyện sống trong sáng tạo nghệ thuật. Người kia nói chuyện chết. Hai chuyện có ăn nhậu gì với nhau đâu mà giận?  (TQS trích đăng).

                                                                                                                        19-4-2006

22 tháng 9, 2012

NUÔI CÁ.

   Tối nay là thứ 7, chắc hẳn tất cả mọi người đang thư giản cùng với gia đình hoặc ngồi bên ly cà phê cùng bè bạn, hoặc đang dzô dzô bên bàn nhậu với các chiến hữu của mình. Rất mong tất cả anh em có một tối thứ 7 bình yên và hạnh phúc. Với mình, tối nay chẳng biết đi đâu, đành ngồi nhà tô điểm cho trang blog được tử tế hơn, bắt mắt hơn một chút. Mình vừa đưa lên blog một hồ cá để anh em cùng nuôi chơi. lúc nào vào nhà, anh em nhớ cho cá ăn bằng cách kích vào trong khuôn viên của hồ sẽ có mồi cho cá, càng kích nhiều thì mồi ăn của cá càng nhiều và đàn cá sẽ lớn rất nhanh. Đàn cá này rất khôn, hễ rê chuột đến đâu thì chúng sẽ bơi theo đến đó.Nhớ nhé. TTM.

NUÔI CÁ.

   Tối nay là thứ 7, chắc hẳn tất cả mọi người đang thư giản cùng với gia đình hoặc ngồi bên ly cà phê cùng bè bạn, hoặc đang dzô dzô bên bàn nhậu với các chiến hữu của mình. Rất mong tất cả anh em có một tối thứ 7 bình yên và hạnh phúc. Với mình, tối nay chẳng biết đi đâu, đành ngồi nhà tô điểm cho trang blog được tử tế hơn, bắt mắt hơn một chút. Mình vừa đưa lên blog một hồ cá để anh em cùng nuôi chơi. lúc nào vào nhà, anh em nhớ cho cá ăn bằng cách kích vào trong khuôn viên của hồ sẽ có mồi cho cá, càng kích nhiều thì mồi ăn của cá càng nhiều và đàn cá sẽ lớn rất nhanh. Đàn cá này rất khôn, hễ rê chuột đến đâu thì chúng sẽ bơi theo đến đó.Nhớ nhé. TTM.

21 tháng 9, 2012

THU GIAO MÙA CHO BẠN

     Hôm nay giao diện và hình nền trang trí blog của ngôi nhà chung SKS thoáng và rất trang nhã, phù hợp với khí sắc mùa thu. Cám ơn về sự chỉnh sửa dễ thương này. Hy vọng sự bắt mắt, thân thiện với ngút ngàn ý vị yêu thương này sẽ là niềm hứng khởi để các thành viên SKS tề tựu và sum vầy đầm ấm bên nhau.
     Thu đến rồi!
     Bàng bạc và xao xuyến. 
     Ngày thu như dài và sâu hơn bởi sắc xanh thẳm của đất trời. 
     Thu về! 
     Ấy là thời khắc giao hoan của mùa tựu trường với phút giây gặp gỡ buổi ban đầu. 
     Mùa thu -  mùa của biết bao dấu ấn kỷ niệm quá đỗi thân thương đâu dễ nhạt nhòa. 
     Phải chăng sự tàn phai của mùa thu mà bao người hoài niệm chính là khúc dạo đầu cho sự thăng hoa của thiên nhiên và con người rồi sẽ phát lộ vào ngày xuân.
     Vậy đó! Thu quyến rũ và mê hoặc lòng ta đến độ se tái bởi âm hưởng khúc đoản ca được tấu lên trong sự dồn nén của muôn trùng cung bậc.
     Hôm đầu tuần, với tình cảm sâu đầy chúng ta trao nhau trong niềm vui cùng người bạn LH tụ hội SKS sau bao ngày xa vắng, mình đã cầu chúc một tuần ngập tràn nụ cười hạnh phúc đến với mọi thành viên SKS. Nhưng trời đâu dễ chiều lòng người, lời chúc phúc không được như ý. Buồn! Buồn thẩn thờ! Buồn lạc lõng!!! Nhưng thú thật mình không bi quan, mình rất tin chúng ta sẽ vượt qua những vật cản nhỏ nhoi trên chốn đi về ngôi nhà chung SKS. 
     Với cây đàn ghita mừng tặng con trai bước vào đời sinh viên - quảng thời gian đẹp nhất, đáng sống đáng nhớ trong mỗi một cuộc đời - cũng là để bản thân mình sống lại với kỷ niệm 30 năm về trước khi mình có diễm phúc được gặp gỡ các bạn tại 27 Nguyễn Huệ - Đại học Tổng hợp Huế - Khoa Lịch sử - Mấy hôm nay, lúc trống vắng mình lại thả hồn vào những tình khúc Trịnh Công Sơn như ngày nào chúng ta cùng nghêu ngao bên cây đàn vào cuối chiều cư xá. 
      "Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại. Cuộc tình nào đã xa khơi ta còn mãi nơi đây... Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè. Giọt rượu nào mãi chua cay trong tình vẫn u mê ... Từ một ngày tình ta như núi rừng cúi đầu. Ôi! tiếng buồn rơi đều. Nhìn lại mình đời đã xanh rêu" . Ôi! Núi rừng còn cúi đầu cho tình yêu cất cánh, sao chúng ta lại không thể nghiêng đầu bên nhau cho  "Tình xa"  trở thành tình gần nhỉ.
     Lãng bãng chìm sâu trong nỗi nhớ, mong gởi về các bạn mấy câu lục bát viết trong se thắt bởi âm hưởng của mùa thu:

             THU GIAO MÙA
          Lá thu nhuộm úa ngày rồi
          Thông già trơ trọi trên đồi vẫn reo
          Đất vẫn rộng, trời vẫn cao
          Vẫn ta là gió thét vào lặng im
          Chiều tàn rơi rã cánh chim
          Dội về lạc lõng khuất chìm vũng sâu
          Say vùi mơ giấc nhiệm màu
          Nằm nghe thu hát mãi câu ru đời.

                                                                            đtd
     

THU GIAO MÙA CHO BẠN

     Hôm nay giao diện và hình nền trang trí blog của ngôi nhà chung SKS thoáng và rất trang nhã, phù hợp với khí sắc mùa thu. Cám ơn về sự chỉnh sửa dễ thương này. Hy vọng sự bắt mắt, thân thiện với ngút ngàn ý vị yêu thương này sẽ là niềm hứng khởi để các thành viên SKS tề tựu và sum vầy đầm ấm bên nhau.
     Thu đến rồi!
     Bàng bạc và xao xuyến. 
     Ngày thu như dài và sâu hơn bởi sắc xanh thẳm của đất trời. 
     Thu về! 
     Ấy là thời khắc giao hoan của mùa tựu trường với phút giây gặp gỡ buổi ban đầu. 
     Mùa thu -  mùa của biết bao dấu ấn kỷ niệm quá đỗi thân thương đâu dễ nhạt nhòa. 
     Phải chăng sự tàn phai của mùa thu mà bao người hoài niệm chính là khúc dạo đầu cho sự thăng hoa của thiên nhiên và con người rồi sẽ phát lộ vào ngày xuân.
     Vậy đó! Thu quyến rũ và mê hoặc lòng ta đến độ se tái bởi âm hưởng khúc đoản ca được tấu lên trong sự dồn nén của muôn trùng cung bậc.
     Hôm đầu tuần, với tình cảm sâu đầy chúng ta trao nhau trong niềm vui cùng người bạn LH tụ hội SKS sau bao ngày xa vắng, mình đã cầu chúc một tuần ngập tràn nụ cười hạnh phúc đến với mọi thành viên SKS. Nhưng trời đâu dễ chiều lòng người, lời chúc phúc không được như ý. Buồn! Buồn thẩn thờ! Buồn lạc lõng!!! Nhưng thú thật mình không bi quan, mình rất tin chúng ta sẽ vượt qua những vật cản nhỏ nhoi trên chốn đi về ngôi nhà chung SKS. 
     Với cây đàn ghita mừng tặng con trai bước vào đời sinh viên - quảng thời gian đẹp nhất, đáng sống đáng nhớ trong mỗi một cuộc đời - cũng là để bản thân mình sống lại với kỷ niệm 30 năm về trước khi mình có diễm phúc được gặp gỡ các bạn tại 27 Nguyễn Huệ - Đại học Tổng hợp Huế - Khoa Lịch sử - Mấy hôm nay, lúc trống vắng mình lại thả hồn vào những tình khúc Trịnh Công Sơn như ngày nào chúng ta cùng nghêu ngao bên cây đàn vào cuối chiều cư xá. 
      "Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại. Cuộc tình nào đã xa khơi ta còn mãi nơi đây... Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè. Giọt rượu nào mãi chua cay trong tình vẫn u mê ... Từ một ngày tình ta như núi rừng cúi đầu. Ôi! tiếng buồn rơi đều. Nhìn lại mình đời đã xanh rêu" . Ôi! Núi rừng còn cúi đầu cho tình yêu cất cánh, sao chúng ta lại không thể nghiêng đầu bên nhau cho  "Tình xa"  trở thành tình gần nhỉ.
     Lãng bãng chìm sâu trong nỗi nhớ, mong gởi về các bạn mấy câu lục bát viết trong se thắt bởi âm hưởng của mùa thu:

             THU GIAO MÙA
          Lá thu nhuộm úa ngày rồi
          Thông già trơ trọi trên đồi vẫn reo
          Đất vẫn rộng, trời vẫn cao
          Vẫn ta là gió thét vào lặng im
          Chiều tàn rơi rã cánh chim
          Dội về lạc lõng khuất chìm vũng sâu
          Say vùi mơ giấc nhiệm màu
          Nằm nghe thu hát mãi câu ru đời.

                                                                            đtd
     

20 tháng 9, 2012

CHỨC NĂNG THIÊN BẨM



Vừa đọc tin động trời về quan hệ gia-dâu ở TG và bài cũ “Con C.” mà H đã post trong tháng 8, mình chợt nhớ “cái của nợ” của đàn ông cùng với những hiệu quả tuyệt vời cũng như những hệ lụy khôn lường của nó. Thứ vũ khí đặc biệt này nếu sử dụng thái quá thì sớm xăng hết, luyn khô, nếu sử dụng lung tung thì đeo mang bệnh tật, đạo đức suy đồi, còn nếu không biết sử dụng hoặc không có chỗ để sử dụng thì vô cùng lãng phí. Bởi thế, mình có mấy câu khuyến cáo đối với trường hợp thứ 3 rằng:

                                     Người ta có c. để sinh con đẻ cái
                                                Còn mình có c. chỉ để đái cho vui
                                                Thà rằng không có thì thôi
                                                Có c. mà chỉ để đái thì than ôi, nó phí của giời !


Mấy thằng đàn ông lớp mình có điều kiện mà không vào Ngôi nhà chung, có bút mà không viết bài chẳng khác nào có c. mà chỉ biết đái! (TA)

CHỨC NĂNG THIÊN BẨM



Vừa đọc tin động trời về quan hệ gia-dâu ở TG và bài cũ “Con C.” mà H đã post trong tháng 8, mình chợt nhớ “cái của nợ” của đàn ông cùng với những hiệu quả tuyệt vời cũng như những hệ lụy khôn lường của nó. Thứ vũ khí đặc biệt này nếu sử dụng thái quá thì sớm xăng hết, luyn khô, nếu sử dụng lung tung thì đeo mang bệnh tật, đạo đức suy đồi, còn nếu không biết sử dụng hoặc không có chỗ để sử dụng thì vô cùng lãng phí. Bởi thế, mình có mấy câu khuyến cáo đối với trường hợp thứ 3 rằng:

                                     Người ta có c. để sinh con đẻ cái
                                                Còn mình có c. chỉ để đái cho vui
                                                Thà rằng không có thì thôi
                                                Có c. mà chỉ để đái thì than ôi, nó phí của giời !


Mấy thằng đàn ông lớp mình có điều kiện mà không vào Ngôi nhà chung, có bút mà không viết bài chẳng khác nào có c. mà chỉ biết đái! (TA)

19 tháng 9, 2012

Diễn đàn SKS

     Sau một tuần điện thoại thảo luận với các bạn trong lớp về việc "để sống hay cho chết" Blog SKS, nay đa số đều thống nhất là nên "để sống".
Kỉ niệm một tuần sống "đời thực vật", mình post lại một ý kiến rất hay để cả lớp đọc lại. Rất mong các bạn thường xuyên vào thăm Nhà và đóng góp bài vở (TQS)

Từ khi được một số bạn sáng kiến thành lập đến nay, "ngôi nhà chung SK6" đã và đang là "cơ quan ngôn luận", là diễn đàn rất dễ thương và cũng rất hiệu quả của cả lớp mình. Thú thật, dù bận rộn cỡ nào mình cũng tranh thủ tối đa thời gian ghé xem nhà để biết thông tin về nhau. Vì ý nghĩa đó, nó phải mãi mãi tồn tại cho đến khi không còn thành viên nào của lớp tồn tại trên thế gian này nữa. Rồi các bạn chưa một lần ghé nhà cũng sẽ tìm về thôi, mình tin thế cũng như hôm nay LH đang về nhà dù trước đây ít lâu không ai trong chúng ta biết cậu ấy ở đâu cả.
Thăng trầm là quy luật bình thường của mọi việc. Các cậu chỉ hờn dỗi nhau mà đốt "ngôi nhà chung SK6" là có tội với nhau. (TA)

Diễn đàn SKS

     Sau một tuần điện thoại thảo luận với các bạn trong lớp về việc "để sống hay cho chết" Blog SKS, nay đa số đều thống nhất là nên "để sống".
Kỉ niệm một tuần sống "đời thực vật", mình post lại một ý kiến rất hay để cả lớp đọc lại. Rất mong các bạn thường xuyên vào thăm Nhà và đóng góp bài vở (TQS)

Từ khi được một số bạn sáng kiến thành lập đến nay, "ngôi nhà chung SK6" đã và đang là "cơ quan ngôn luận", là diễn đàn rất dễ thương và cũng rất hiệu quả của cả lớp mình. Thú thật, dù bận rộn cỡ nào mình cũng tranh thủ tối đa thời gian ghé xem nhà để biết thông tin về nhau. Vì ý nghĩa đó, nó phải mãi mãi tồn tại cho đến khi không còn thành viên nào của lớp tồn tại trên thế gian này nữa. Rồi các bạn chưa một lần ghé nhà cũng sẽ tìm về thôi, mình tin thế cũng như hôm nay LH đang về nhà dù trước đây ít lâu không ai trong chúng ta biết cậu ấy ở đâu cả.
Thăng trầm là quy luật bình thường của mọi việc. Các cậu chỉ hờn dỗi nhau mà đốt "ngôi nhà chung SK6" là có tội với nhau. (TA)

16 tháng 9, 2012

Bông phèng lai rai...



- A-lô! Lão Cận làm gì đó?
- Ô-la! Lão Hói, à xin lỗi, lớp trưởng hả? Em đang cà-phê trưa ạ! Có gi không sếp?
- Trưa không nhậu mà còn cà-phê hả? Uống với ai vậy?
- Với hai người nữa… nhưng chỉ mình em là giống đực đó sếp! Một ”quân xanh”, một “quân đỏ”…hì…hì … để nghi binh thôi. Gọi em chắc là có việc cần?
- Cậu chỉ giỏi cái khoản tình…tính…tinh! Cậu biết hôm nay là ngày gì không?
- Ngày thứ bảy… ngày giãn gân, giãn cốt… À, nhớ rồi, ngày em phải đi hớt tóc đó sếp… Hai tháng một lần ... Còn sếp, tháng cạo một lần chứ?
- Tớ hả? Ba tháng… được cái là nhanh, mấy nhỏ hớt tóc, ngoáy tai ,… chỉ lấy nửa tiền thôi! Mà này, đừng lấy cái đầu hói của tớ ra xỏ xiên nhé !
- À, em nào dám! ”Nợ lớp chưa xong đầu đã …hói“. Công lao lớp trưởng không thể nghĩ bàn mà…
- Hè… hè… Thôi, trở lại chuyện nãy tớ nói nhé. Cậu hớt tóc cách đây 2 tháng… đúng không? Để làm gì nhớ không?
- Ô, cái này khỏi cần nghĩ chi cho mệt… Để đi họp mặt Lớp SK6. Đúng không sếp?!
- Đúng rồi, còn hỏi. E hèm… để kỷ niệm… 60 ngày lớp ta hội ngộ tại Bà Nà… tớ thay mặt... tớ yêu cầu cậu phải viết một bài để đời cho lớp và cho cậu nữa…
- Trời đất! Lão Hói ơi, việc này quá sức gánh gồng của em… Cho em khất đi lão…
- Tớ đã nghĩ cả đêm rồi! Lão Cận phải viết thôi! Cấm cãi …! Này, hỏi nhỏ, “quân xanh” ngon mắt không? Chia bớt tớ với…
- Khật… khật …
                                               *  *  *
           
- Ô-la! Sếp đấy hả?
- Ừa, tớ đang nhậu đây! Sao, viết xong chưa? Cái gì? Không biết viết… cái gì… là làm sao...?.
- Đúng vậy sếp. Em vắt óc mãi mà chẳng ló ra chữ nào… À,  hỏi thêm,  em viết văn hay sử ạ?
- Văn là sao mà sử là sao…
- Thì… nếu sếp bảo viết văn thì em phăng bút ký, ký sự, kể cả… lăng quăng ký nữa. Nếu sếp bảo viết sử thì em chơi luôn… biên niên… chép kỹ từng phút một, ghi rõ đến từng sợi…lông, được không ạ?
- Cậu nói sao mà lùng nhùng quá! Nào cụng ly… “zô …zô!“. Ậy, cậu có nghe tớ hít một hơi cạn đáy chứ?
- Có, mùi bia sực cả mũi em đây này…
- Ặc…ặc… lớp ta là SK6… vậy cậu phải chơi cái món… sử mới đã… Biên niên, biên niết gì đó đi …
- OK! Em sẽ… sử… (cái)… ký nhé!
- Ừ… ừ… Này em Thủy… em uống không được nữa… cứ nhấp môi… rồi để anh uống… Nào, vui đi các em… đời cho ta vui thì ta cứ… À, quên mẹ đang nói chuyện với lão Cận. Lão Cận đâu! Còn gì hỏi nữa không?
- Lão Hói này, em viết theo “phong cách” gì ạ?
- Sử… ký mà cũng phải có “phong cách” hở trời!
- Có đấy ạ! Cổ điển, lãng mạn và hiện thực… Sếp khoái loại nào để em chìu…
- Nói rõ hơn được không? Rắc rối quá…
- À … à… nó cũng na ná như cô em nhậu bên sếp. Theo “cổ điển” thì… nút áo cô em cài đến tận cổ; một nút áo chực sắp bung ra thì đang “lãng mạn“ đấy!
- Còn “hiện thực?” À, tớ biết rồi, thôi khỏi nói. Nút áo bung ra hết chứ gi … khè … khè… Mà này, tớ cùng học với cậu mà sao tớ đếch nhớ cái gì... "phong cách" ấy  nhè? Hay là bữa đó… đói quá…tớ chuồn… về cầm đồ… có tiền đi ăn sắn…bỏ buổi học…
- Để em nhớ thử … Chết rồi sếp ơi! Em nhớ rồi! Tại em thôi! Bữa đó … thế quái nào … em lạc vào học với… lớp văn… Bọn văn tóc tai cũng trùm tới ót như bọn sử, em nhận đếch ra…

                                                 * * *                                                              
            - Ô-la! Ô-la…!
- …..!?
- Sếp ơi! Sếp làm gì đó … cho em hỏi …
- E… hèm… Ai gọi anh vậy Thủy… Đưa điện thoại cho anh…A-lô! Lão Cận à! Có việc gì không?
- Báo cáo sếp … em gõ tới hồi thứ 35 rồi.Hồi này có tên là: “Lửa trại tàn rồi,chúng mình nhậu tiếp”.
- Tốt! Tốt lắm! Cứ thế nhé! Tớ đang bận mà …
- Có việc hơi bí, em xin ý kiến chỉ đạo của sếp… em mới dám gõ tiếp…
- Này, có sao viết vậy, không làm sai lệch, không bớt, không bịa …
- Em vẫn biết mà …Có điều… việc này liên đới với mấy thằng không có mặt để nhậu tiếp. Em chưa tra hỏi chúng nó làm gì sau khi tàn lửa trại… Sếp điện đến cháy máy mà chúng nó chẳng thèm ư hữ…
- Vậy mà cũng hỏi. Thì chúng nó ôm vợ ngủ chứ làm gì lúc đó …
- Ờ há! Để em hỏi từng cặp vợ chồng chúng nó cho rõ ràng rồi em đưa vào hồi này nhé!
- Lão Cận ơi là lão Cận! Cậu cạy răng chúng nó cũng không nói đâu …
- Chà khó quá. Thôi em gõ thế này được không: Có 8 thằng không nhậu, về ôm vợ ngủ khì. Lão Hói gọi khản cổ, chúng nó bận lên mây…
- Nhưng lỡ có cặp nào… chơi bài hoặc đọc thơ cho nhau nghe thì sao …
- Em đảm bảo với sếp… không có cặp nào hâm như thế đâu…
- Thôi tùy cậu… làm sao để chúng nó không kiện tớ vu khống, bôi bác là được. Phải cổ điển nhé, nhưng đoạn này cũng pha thêm một chút lãng mạn nhưng không được hiện thực quá đấy! Chờ anh tí nữa cưng. Cái thằng bạn anh bám dai như đỉa … để anh kết thúc nhen. Lão Cận đâu, ừ, cố gắng tối xong không?
- Chuyên nhỏ. Nhưng hồi kết viết như thế nào để biết rằng sếp đã chỉ đạo, đã quan tâm hả sếp?
- Hè… hè…
- Để sếp khỏi chờ lâu, em định gõ thế này: Dù bận trăm công việc. Lão Hói vẫn quan tâm. Chuyện lớn đến chuyện nhỏ…
- … anh cúp máy đây… cúp đây… đừng dỗi nữa… cưng…
- ...!?                                                                        
                                                                                            VĐT