30 tháng 11, 2012

Đặc sản vùng miền

Nhân chuyến hành phương Nam của lớp trưởng TQS, ttx 377 xin
gửi đến các bạn đôi nét chấm phá về quê hương Quảng Ngãi. Hy vọng
xem xong bạn sẽ bớt buồn vì chuyện đội tuyển bóng đá Việt Nam. T






29 tháng 11, 2012

LỚP TRƯỞNG "HÀNH PHƯƠNG NAM".


      Chiều nay (28/11), như đã hứa với nhóm “ngụ cư” miền Gia Định – Nam Bộ,  Cụ Trương Cửu Soang đã đến SG trong cái nóng oi bức thường tình của đất trời phương Nam. Vừa chân ướt chân ráo, cụ đã tới tấp alô cho tất cả anh em nhanh chóng tề tựu. Hơn 6 giờ tối, tại đại bản doanh của ĐVH (khu Lữ Gia, Quận 11), 4 anh em Sử K6 tại SG: ĐVH, NB, LH, TTM cùng Cụ Trương đã tổ chức một bữa tiệc nhỏ mừng cuộc hội ngộ:


                    Cụ Trương đang nói chuyện với Đỗ Dũng

                                    Đây là chân dung NB và LH:

     Cuộc gặp mặt đã bàn luận, mổ xẻ nhiều vấn đề thuộc tầm vi mô, rồi tầm vĩ mô. NB đã chứng tỏ cho anh em thấy là trí nhớ còn rất tốt khi đã đọc trọn vẹn bài thơ một thời nổi tiếng của Huyền Trang – Văn K6, viết khi đang phải ăn cơm độn sắn lát ở KTX Tổng hợp Huế.
    Cuộc gặp này chỉ là khởi đầu cho một chuổi gặp gỡ tiếp theo chưa định trước.
    Trước khi chia tay, cụ Trương và LH chụp thêm tấm ảnh cùng ngồi trên “món quà của lớp” để làm kỷ niệm:

        Những sự kiện tiếp theo nhóm Nam Bộ sẽ nhanh chóng cập nhật để anh em theo dõi . Tạm biệt.
(TTM)

27 tháng 11, 2012

HUẾ VÀ EM


Đã bốn năm, em không về thăm Huế. Ồ! Lẽ ra phải nói là em không ra thăm Huế chứ nhỉ? Em có phải là người Huế đâu để “về thăm”. Hay tại từ “về chơi” trong “Đây thôn Vỹ Dạ” đã ăn sâu trong tâm thức em. Hay tại đã từ lâu, em xem Huế như một chốn để ghé về mỗi khi nỗi nhớ lang thang?
Với Huế, những kỉ niệm của em chắc cũng bình thường. Nó sẽ hao hao giống với muôn vàn kỉ niệm của bao nhiêu người khác đã từng gắn bó nơi rêu phong, trầm mặc này một khoảng thời gian không quá ngắn nhưng không đủ để dài. Bốn năm.
Sẽ vẫn là những buổi chiều sông Hương, núi Ngự tim tím hoàng hôn. Sẽ vẫn là những đêm nội thành liêu trai cả tiếng cười chính mình. Sẽ vẫn là những ngày mưa lê thê. Qua màn mưa, sẽ thấy cầu Tràng Tiền như co lại. Và đường Lê Lợi buồn hơn gấp ngàn lần.
Sẽ vẫn là những quán café trong một con hẻm sâu thật sâu, trầm buồn mà đầy mê hoặc giọng Tuấn Ngọc: “gọi tên em mãi, trong cơn mê này…”. Sẽ vẫn là căn phòng trọ có một cửa chính và một cửa sổ. Từ cửa sổ ấy, Huế tràn ngập vào phòng… 
Với Huế, em chỉ là một kẻ đến để rồi đi, như cuộc đời vẫn vậy, ngày nối ngày bằng những tao ngộ, biệt ly. Em đã xa Huế đúng bằng khoảng thời gian ở Huế. Vậy là đã bốn mùa phượng bay, em không còn đạp xe dọc đường Phan Chu Trinh chỉ để ngắm hoa phượng rơi rơi đầy đam mê, để khi về đến phòng trọ, cô bạn cùng phòng sẽ cười: “Tóc mi dính đầy hoa kìa, vừa chui từ chỗ mô ra rứa?”. 
Bốn nhân với ba trăm sáu mươi lăm đêm rồi, em chưa gặp lại đêm nào thức đến hai giờ sáng, cùng mấy đứa bạn thân đạp xe lên ga để đón một đứa bạn khác vừa về thăm nhà ra. Câu đầu tiên sau khi gặp lại sẽ là: “Có quà chi hông mi?”. Và chúng em đèo nhau dưới ánh đèn cao áp, thấy đêm Huế ấm lại bởi những sẻ chia. 
Bốn nhân với mười hai đêm rằm, em không có một đêm nào như những đêm trăng xưa, cả xóm trọ tụ lại giữa sân, chuyền nhau ly rượu nhạt và tranh luận cùng nhau đủ thứ chuyện. Từ triết học đến văn học, đến chuyện tầm phào nhất. Để bây giờ cứ mỗi đêm trăng, em lại thấy mình như được trở về.
Với Huế, em còn gì nữa nhỉ? A! Em nhớ rồi. Đó là mùa hoa loa kèn tháng tư. Cùng với cái nắng báo mùa cuối xuân, hoa loa kèn rộ nở. Nhà nào cũng chưng một lọ hoa to ngay giữa phòng khách. 
Nhớ có lần đi ngang Khách sạn Morin, em phải dừng xe lại để ngắm lọ hoa trắng tinh khiết bày giữa đại sảnh. Và cùng với mùa hoa ấy, anh đã đến bên em, dịu mát như một vầng mây. Anh trao em những cảm xúc chân thành, tha thiết. 
Nhưng rồi, cả anh, cả em đã không giữ được mùa hoa ấy. Hoa như mây, tan bay mất rồi. Có phải vì mùa hoa ấy không nhỉ, mà bây giờ em nhớ Huế nhất mỗi khi tháng tư về, khi con nắng lên, mắt phố trong ngần, trong như pha lê, chạm vào sẽ vỡ… 
Ngày em xa Huế, một người bạn hỏi em có tiếc điều gì không? Ngay lúc đó em đã im lặng vì không biết sẽ trả lời như thế nào. Chỉ giờ đây, sau bốn năm không có dịp gặp lại Huế của riêng em, mới biết điều em tiếc nhất là chưa một lần nào dám đi trọn một cơn mưa Huế.
Để nỗi nhớ về Huế trong em lúc nào cũng chừng mực quá, dè dặt quá, không đủ bạo liệt để em có thể một lần chẳng vì sao cả, ù chạy về tắm giữa kỷ niệm xưa…
Gởi về các bạn bài viết của tác giả Trang Nguyệt Hạ đăng trên báo Dân trí ngày 27.11.2012. đtd

Thoát vòng tục lụy

Thiên mệnh , năm ba đã rõ rồi .
Thôi dừng bến đậu dẫu đơn côi .
Đâu vòng tục lụy buông cho rảnh .
Tìm chốn thâm sơn , lặng lẽ ngồi .

               (Tháng 11/ 2012- NB)



Tìm trong ký ức xa xôi

Tìm trong kí ức xa xôi
Nghe lời hờn dỗi em hồi mười lăm.
Tìm trong ngọn cỏ xa xăm
Gịot sương viên mãn còn nằm đâu đây .
Tìm trong năm ngón bàn tay
Lời ru dịu ngọt đã bay chân trời .
Tìm trong đôi mắt sáng ngời
Bóng hình xưa khuất về nơi xa mờ .
Tìm nhau trong một giấc mơ
Thấy em hóa đá bên bờ sông Ngân .
Anh còn nặng gánh đường trần
Nhịp cầu Ô Thước bước chân chưa về .

                         (Tháng 10/1996 - NB )
  Người post: TQS

26 tháng 11, 2012

Mời các bạn tham gia để uống beer cùng Lớp trưởng tại Saigon...

   Hôm rồi, nếu đội tuyển VN thắng Mianma thì dịp này sẽ mở sòng cá độ chắc là cả lớp sẽ tham gia. Đó cũng là dịp để lôi ĐTD về nhà và gở lại 3 thùng beer hồi tháng 6. Nhưng thấy AFF Suzuki cup 2012 Vietnam chán quá, không muốn cá độ gì nữa. Nhưng mình nghĩ để nó trôi qua mà không lấy được thùng beer nào từ tay TQS cũng uổng. Nhân dịp TQS vi hàng lục tỉnh, mình nghĩ TQS với anh em trong này tham gia dự đoán cho vui. Biết đâu beer TQS chung độ uống không hết đem bán lấy tiền đi massa cũng vui. Các bạn chịu không? Chỉ cần đoán đội vào chung kết và đội vô địch là được rồi... 

Thể lệ:
Dự đoán 1: 2 đội nào vào chung kết? (khóa sổ trận cuối vòng loại/ đấu bảng kết thúc)
Dự đoán 2: Đội vô địch? (khóa sổ trước trận bán kết)
- Đoán sai chung 1 thùng ken
- Đoán đúng thả sức uống  
Lưu ý: Bạn nào không ở Saigon dịp này để uống bia của TQS mà tham gia và thắng cuộc thì số bia đó được bảo lưu cho hội ngộ 2013 uống.
[h]

Thư giản cuối tuần

Câu chuyện thứ nhất
Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới".

Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.

Câu chuyện thứ hai: 
Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?", con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la".

Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.

Câu chuyện thứ ba: 
Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?", người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm", người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".

Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.

Câu chuyện thứ tư: 
Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".
Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.


Câu chuyện thứ năm: 
A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".

Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.
Câu chuyện thứ sáu: 
Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
- Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
Người cha ôn tồn đáp lại:
- Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!

Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!

Câu chuyện thứ bảy: 
Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".

Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.

Câu chuyện thứ tám: 
Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".

Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.

Câu chuyện thứ chín: 
Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nẫy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".

Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.

Câu chuyện thứ mười: 
Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
- Em không nghe thầy gọi tên à?

Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
- Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!

Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.

[h post; xin để vài ngày rồi xóa]

Thư giản cuối tuần

Câu chuyện thứ nhất
Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới".

Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.

Câu chuyện thứ hai: 
Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?", con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la".

Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.

Câu chuyện thứ ba: 
Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?", người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm", người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".

Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.

Câu chuyện thứ tư: 
Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".
Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.


Câu chuyện thứ năm: 
A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".

Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.
Câu chuyện thứ sáu: 
Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
- Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
Người cha ôn tồn đáp lại:
- Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!

Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!

Câu chuyện thứ bảy: 
Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".

Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.

Câu chuyện thứ tám: 
Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".

Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.

Câu chuyện thứ chín: 
Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nẫy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".

Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.

Câu chuyện thứ mười: 
Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
- Em không nghe thầy gọi tên à?

Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
- Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!

Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.

[h post; xin để vài ngày rồi xóa]

CHÀO CÁC BẠN


  Cứ xem là mình nợ, thì trả cho đây:
Chào các bạn... 
Hơn một tháng qua mình rất bận nên cũng ít ghé nhà. Việc người này hay người khác vì công việc mà không ghé nhà được mong các bạn, nhất là lớp trưởng đừng vì thế mà buồn rồi suy diễn... Cũng vì không về nhà mà tháng qua mình biết rất nhiều bạn trong lớp thường xuyên ghé nhà nhưng họ không "để lại dấu tích" mà thôi. Hồi đầu tháng cùng con gái về Huế, mình có đưa bà xã về Quảng Bình, thăm lại chiến trường xưa. Vợ chồng NMN đón tiếp ân cần. Em Phương lúc nào cũng rạng rỡ hỏi thăm lớp trưởng có khỏe không. Mình nhớ mãi sự băn khoăn của Phương "Mần răng để tóc anh S bớt rụng hè"? Anh S mà tóc xanh như tóc anh Nam em thì đẹp trai và hấp dẫn hơn anh Nam nhiều... Báo cho lớp trưởng và các bạn biết NMN vẫn thường xuyên ghé nhà SKS nhưng hỏi vì sao không viết hắn chỉ nói "viết mần chi rứa hè, mấy đứa bây viết là được rồi"...
Hồi đầu tháng, đang lúc nữa đêm mình nghe chuông điện thoại, tỉnh dậy điện thoại tắt chuông nhưng thấy số điện thoại dài ngoằng. Mình tra mã số thì thấy cuộc gọi từ Anh quốc. Mình ngạc nhiên vì chẳng quen em nào ở bên Anh cả. Vậy ai đã điện? Hôm sau lại số đó điện, mình nghe được, hóa ra là VNĐ. Hắn đi công tác bên Anh, về nhà SKS biết mình đưa con ra Huế chữa bệnh nên điện về hỏi thăm kết quả thế nào? Cho đến lúc đó mình mới biết VNĐ cũng thường xuyên về nhà SKS nhưng hắn là "lãnh đạo" nên chỉ đọc mà không còm, không viết chi thôi. Thôi thì có về nhà mà không viết cũng được, vì mỗi người một chức trách, mỗi người một hoàn cảnh, chúng ta đừng nên ép buộc ai làm gì. Cứ rụng tóc đến trọc láng bóng như TQS thì chẳng lo tốn dầu gội đầu...
Hôm trước đọc thấy anh PHM đã về được nhà. Cuộc đón tiếp xôm tụ lắm rồi sau đó chẳng biết anh lại đi đâu? Còn KO giận TQS không về QN mừng thăng hàm chồng yêu quý làm mình bị vạ lây. Hễ điện thoại là bị KO nạt nộ hoặc từ chối không thèm nghe (tức thiệt). LH sau khi công bố hồi ký đã công bố một số chuyện tình (có khi nữa đêm, có lúc 2 giờ sáng cũng điện cho mình, nghe tiếng chuông vào giờ này là cứ thót cả tim). NVN lên đến cục gì đó rất to lại thêm quán cafe, suốt ngày lo đếm tiền cho vợ không còn thời gian về thăm SKS. ĐTD, NHL... thì đang lo kiểm thảo đám dân không ai chăn. NĐN đang tìm những đứa bất trị như NB để bắt trở về đúng lối... TTT thì lo lắng, ngày nào cũng trực cổng, giờ nào cũng coi nhà, điện thoại nhắc nhỡ, kiểm điểm...
Quá phức tạp. Công tác tư tưởng để củng cố tổ chức xem ra là vấn đề nóng lúc này. Bệnh đã biết, thuốc đã có, vấn đề là có chịu uống hay không? hì hì...
ĐVH
(T post )
Bài này ý nghĩa lắm, không thể để ở phần còm, ĐVH thông cảm cho mình treo lên lại.

CHÀO CÁC BẠN


  Cứ xem là mình nợ, thì trả cho đây:
Chào các bạn... 
Hơn một tháng qua mình rất bận nên cũng ít ghé nhà. Việc người này hay người khác vì công việc mà không ghé nhà được mong các bạn, nhất là lớp trưởng đừng vì thế mà buồn rồi suy diễn... Cũng vì không về nhà mà tháng qua mình biết rất nhiều bạn trong lớp thường xuyên ghé nhà nhưng họ không "để lại dấu tích" mà thôi. Hồi đầu tháng cùng con gái về Huế, mình có đưa bà xã về Quảng Bình, thăm lại chiến trường xưa. Vợ chồng NMN đón tiếp ân cần. Em Phương lúc nào cũng rạng rỡ hỏi thăm lớp trưởng có khỏe không. Mình nhớ mãi sự băn khoăn của Phương "Mần răng để tóc anh S bớt rụng hè"? Anh S mà tóc xanh như tóc anh Nam em thì đẹp trai và hấp dẫn hơn anh Nam nhiều... Báo cho lớp trưởng và các bạn biết NMN vẫn thường xuyên ghé nhà SKS nhưng hỏi vì sao không viết hắn chỉ nói "viết mần chi rứa hè, mấy đứa bây viết là được rồi"...
Hồi đầu tháng, đang lúc nữa đêm mình nghe chuông điện thoại, tỉnh dậy điện thoại tắt chuông nhưng thấy số điện thoại dài ngoằng. Mình tra mã số thì thấy cuộc gọi từ Anh quốc. Mình ngạc nhiên vì chẳng quen em nào ở bên Anh cả. Vậy ai đã điện? Hôm sau lại số đó điện, mình nghe được, hóa ra là VNĐ. Hắn đi công tác bên Anh, về nhà SKS biết mình đưa con ra Huế chữa bệnh nên điện về hỏi thăm kết quả thế nào? Cho đến lúc đó mình mới biết VNĐ cũng thường xuyên về nhà SKS nhưng hắn là "lãnh đạo" nên chỉ đọc mà không còm, không viết chi thôi. Thôi thì có về nhà mà không viết cũng được, vì mỗi người một chức trách, mỗi người một hoàn cảnh, chúng ta đừng nên ép buộc ai làm gì. Cứ rụng tóc đến trọc láng bóng như TQS thì chẳng lo tốn dầu gội đầu...
Hôm trước đọc thấy anh PHM đã về được nhà. Cuộc đón tiếp xôm tụ lắm rồi sau đó chẳng biết anh lại đi đâu? Còn KO giận TQS không về QN mừng thăng hàm chồng yêu quý làm mình bị vạ lây. Hễ điện thoại là bị KO nạt nộ hoặc từ chối không thèm nghe (tức thiệt). LH sau khi công bố hồi ký đã công bố một số chuyện tình (có khi nữa đêm, có lúc 2 giờ sáng cũng điện cho mình, nghe tiếng chuông vào giờ này là cứ thót cả tim). NVN lên đến cục gì đó rất to lại thêm quán cafe, suốt ngày lo đếm tiền cho vợ không còn thời gian về thăm SKS. ĐTD, NHL... thì đang lo kiểm thảo đám dân không ai chăn. NĐN đang tìm những đứa bất trị như NB để bắt trở về đúng lối... TTT thì lo lắng, ngày nào cũng trực cổng, giờ nào cũng coi nhà, điện thoại nhắc nhỡ, kiểm điểm...
Quá phức tạp. Công tác tư tưởng để củng cố tổ chức xem ra là vấn đề nóng lúc này. Bệnh đã biết, thuốc đã có, vấn đề là có chịu uống hay không? hì hì...
ĐVH
(T post )
Bài này ý nghĩa lắm, không thể để ở phần còm, ĐVH thông cảm cho mình treo lên lại.

24 tháng 11, 2012

Đòi nợ ĐVH

Đề nghị h treo lại bài CHÀO CÁC BẠN... lên lại đi. Mình chưa kịp đọc thì hắn mất bực bội quá đi. Vào mail đến như hướng dẫn cũng chỉ được vài dòng. Ông S có chi không bằng lòng mô. Chỉ là ông ấy suốt ngày quan tâm đến người này người khác. Khi được quan tâm ngược trở lại thì bối rối nên lắp ba lắp bắp thế thôi. Tôi nghĩ ông S làm lớp trưởng SK6 lâu được đến vậy là nhờ được nạp năng lượng từ tình cảm của anh em trong lớp. Hắn biết cả. Không hiểu lầm đâu.
Trời sáng rồi, mình đi nấu bữa sáng cho các con.
Chúc cả nhà ngày mới vui vẻ, hạnh phúc!
Ghi chú: Bài này có hiệu lực cho đến khi đòi được nợ  ĐVH về. Nếu h không chịu trả mình sẽ viết mỗi ngày một bài, đòi cho bằng được. T

Đòi nợ ĐVH

Đề nghị h treo lại bài CHÀO CÁC BẠN... lên lại đi. Mình chưa kịp đọc thì hắn mất bực bội quá đi. Vào mail đến như hướng dẫn cũng chỉ được vài dòng. Ông S có chi không bằng lòng mô. Chỉ là ông ấy suốt ngày quan tâm đến người này người khác. Khi được quan tâm ngược trở lại thì bối rối nên lắp ba lắp bắp thế thôi. Tôi nghĩ ông S làm lớp trưởng SK6 lâu được đến vậy là nhờ được nạp năng lượng từ tình cảm của anh em trong lớp. Hắn biết cả. Không hiểu lầm đâu.
Trời sáng rồi, mình đi nấu bữa sáng cho các con.
Chúc cả nhà ngày mới vui vẻ, hạnh phúc!
Ghi chú: Bài này có hiệu lực cho đến khi đòi được nợ  ĐVH về. Nếu h không chịu trả mình sẽ viết mỗi ngày một bài, đòi cho bằng được. T

23 tháng 11, 2012

Vịt quay Bắc Kinh

Mình xin kể lại câu chuyện "Vịt quay Bắc Kinh" do một người bạn có dịp đi du lịch qua TQ mang về. Nếu có kỹ năng như vị thực khách trong chuyện này thì mỗi lần đi vào nhà hàng Mỹ mỗi dịp Lễ Tạ Ơn, mình không cần hỏi waitress:"gà tây này gốc ở Mỹ, Úc hay Canada?"  
Quán ăn bữa ấy đông người. Bỗng một người khách dáng vẻ phong trần, từng trải bước vào. Ông ta gọi độc một món Vịt quay Bắc Kinh. Trước khi anh bồi bàn đi vào phía trong, ông ta còn dặn đi dặn lại: "phải là vịt Bắc Kinh tôi mới trả tiền". Chủ quán thấy ông khách có vẻ "sành điệu" bèn chạy ra đon đả: 
- Quý vị cứ yên tâm. Nhà hàng của chúng tôi đảm bảo uy tín, chất lượng. Một lúc sau, nhà bếp đưa lên một con vịt quay vàng ươm, thơm phức. Vị khách hít hà phao câu vịt ba cái rồi nói chắc như đinh đóng cột: 
- Đây là vịt Thượng Hải

Chủ quán chữa ngượng: 
- Đầu bếp của tôi thật sơ suất. Xin ông vui lòng đợi thêm chút nữa. 
Mười lăm phút sau, nhà bếp lại bưng lên một con vịt béo quay, vàng rộm. Vị khách tiếp tục ngửi phao câu rồi phán "xanh rờn":  
- Nếu tôi không nhầm thì đây là vịt Thẩm quyến. Lần này chủ quán tái mặt. Sau khi xin lỗi vị thực khách, ông bèn đích thân vào tận bên trong chỉ dẫn bếp trưởng. Cuối cùng, món Vịt quay Bắc Kinh cũng được đưa lên. Ông chủ quán cười như hối lỗi:  
- Nhà hàng chúng tôi xin biếu không ông con vịt quay này ạ.  

Khuya hôm đó, vị thực khách đang mơ màng ngủ thì chợt nghe thấy có tiếng chuông cửa. Thành phố này ông chẳng biết ai. Mở cửa ra thì thấy cô nhân viên phục vụ quán ăn buổi sáng. 
- Thưa ông, vất vả lắm con mới tìm được ra ông ở khách sạn này. 
- Cô tìm tôi có việc gì thế? Vị khách hỏi  
- Dạ, sáng nay con chứng kiến từ đầu đến cuối việc ông ngửi phao câu vịt mà đoán được ra vịt của địa phương nào...
- Vậy thì sao?
- Con lưu lạc từ nhỏ. Giờ chẳng biết quê hương bản quán mình ở đâu. Nay con muốn nhờ ông tìm giúp... (LTTC)
[Có thể có bạn chưa đọc chuyện này nên h post lên giảm căng thẳng mấy ngày qua] 

Vịt quay Bắc Kinh

Mình xin kể lại câu chuyện "Vịt quay Bắc Kinh" do một người bạn có dịp đi du lịch qua TQ mang về. Nếu có kỹ năng như vị thực khách trong chuyện này thì mỗi lần đi vào nhà hàng Mỹ mỗi dịp Lễ Tạ Ơn, mình không cần hỏi waitress:"gà tây này gốc ở Mỹ, Úc hay Canada?"  
Quán ăn bữa ấy đông người. Bỗng một người khách dáng vẻ phong trần, từng trải bước vào. Ông ta gọi độc một món Vịt quay Bắc Kinh. Trước khi anh bồi bàn đi vào phía trong, ông ta còn dặn đi dặn lại: "phải là vịt Bắc Kinh tôi mới trả tiền". Chủ quán thấy ông khách có vẻ "sành điệu" bèn chạy ra đon đả: 
- Quý vị cứ yên tâm. Nhà hàng của chúng tôi đảm bảo uy tín, chất lượng. Một lúc sau, nhà bếp đưa lên một con vịt quay vàng ươm, thơm phức. Vị khách hít hà phao câu vịt ba cái rồi nói chắc như đinh đóng cột: 
- Đây là vịt Thượng Hải

Chủ quán chữa ngượng: 
- Đầu bếp của tôi thật sơ suất. Xin ông vui lòng đợi thêm chút nữa. 
Mười lăm phút sau, nhà bếp lại bưng lên một con vịt béo quay, vàng rộm. Vị khách tiếp tục ngửi phao câu rồi phán "xanh rờn":  
- Nếu tôi không nhầm thì đây là vịt Thẩm quyến. Lần này chủ quán tái mặt. Sau khi xin lỗi vị thực khách, ông bèn đích thân vào tận bên trong chỉ dẫn bếp trưởng. Cuối cùng, món Vịt quay Bắc Kinh cũng được đưa lên. Ông chủ quán cười như hối lỗi:  
- Nhà hàng chúng tôi xin biếu không ông con vịt quay này ạ.  

Khuya hôm đó, vị thực khách đang mơ màng ngủ thì chợt nghe thấy có tiếng chuông cửa. Thành phố này ông chẳng biết ai. Mở cửa ra thì thấy cô nhân viên phục vụ quán ăn buổi sáng. 
- Thưa ông, vất vả lắm con mới tìm được ra ông ở khách sạn này. 
- Cô tìm tôi có việc gì thế? Vị khách hỏi  
- Dạ, sáng nay con chứng kiến từ đầu đến cuối việc ông ngửi phao câu vịt mà đoán được ra vịt của địa phương nào...
- Vậy thì sao?
- Con lưu lạc từ nhỏ. Giờ chẳng biết quê hương bản quán mình ở đâu. Nay con muốn nhờ ông tìm giúp... (LTTC)
[Có thể có bạn chưa đọc chuyện này nên h post lên giảm căng thẳng mấy ngày qua] 

22 tháng 11, 2012

Bông phèng...nho nhỏ

         Tại mắt chàng kém

- Ui! Sao mắt cậu bầm đen thế?- Cô bạn gái hỏi.
- Tại mắt chàng kém ấy mà...
- ?!
- Cả tuần tớ không gặp chàng. Bữa trước, nhớ quá lại cần..., tớ nhắn tin, hẹn gặp chàng tại quán cafe XXX, lúc 8 giờ tối.
- Rồi sao? Chắc lãng mạn lắm...
- Lãng mạn đếch gì!  Chàng đến chậm...tớ vờ dỗi một chút...chàng nài nỉ...tớ mủi lòng... cho chàng hôn. Bỗng dưng gã ngồi bàn bên đứng bật dậy, thụi ngay mắt tớ một phát nổ đom đóm. Con nhỏ ngồi với gã cũng lao tới, vung tay tát chàng nghe cái "bốp".
- Bọn nào dữ dằn  thế?
- Thằng chồng tớ với con vợ chàng...
-?!
- Tin tớ nhắn tưởng tin khuyến mãi, chàng nói mắt kém, nhờ thằng con đọc dùm. Thằng nhỏ nhanh tay reply cho mẹ nó. Rồi mẹ nó reply lại cho chàng cùng chồng tớ...
- Hèn chi...
       
          Đọc báo

   Hai vợ chồng già ngồi đọc báo, mỗi người một tờ riêng.
   - Này ông! Tin này ông nên nhét vào tai: Nhậu hết can rượu thứ tư, ba lão già bật ngửa, lăn quay. Một lão về chầu Diêm chúa...
   -Này bà! Tin này bà cũng nghe cho rõ đây: Đến đêm thứ ba, bà lão bung cửa lao ra tru tréo: " Ối! Ông ơi, ông còn nợ tôi ba đêm nữa, mà sao giờ ông  nằm chèo queo, thẳng cẳng thế này!

                                                                                              VĐT

Bông phèng...nho nhỏ

         Tại mắt chàng kém

- Ui! Sao mắt cậu bầm đen thế?- Cô bạn gái hỏi.
- Tại mắt chàng kém ấy mà...
- ?!
- Cả tuần tớ không gặp chàng. Bữa trước, nhớ quá lại cần..., tớ nhắn tin, hẹn gặp chàng tại quán cafe XXX, lúc 8 giờ tối.
- Rồi sao? Chắc lãng mạn lắm...
- Lãng mạn đếch gì!  Chàng đến chậm...tớ vờ dỗi một chút...chàng nài nỉ...tớ mủi lòng... cho chàng hôn. Bỗng dưng gã ngồi bàn bên đứng bật dậy, thụi ngay mắt tớ một phát nổ đom đóm. Con nhỏ ngồi với gã cũng lao tới, vung tay tát chàng nghe cái "bốp".
- Bọn nào dữ dằn  thế?
- Thằng chồng tớ với con vợ chàng...
-?!
- Tin tớ nhắn tưởng tin khuyến mãi, chàng nói mắt kém, nhờ thằng con đọc dùm. Thằng nhỏ nhanh tay reply cho mẹ nó. Rồi mẹ nó reply lại cho chàng cùng chồng tớ...
- Hèn chi...
       
          Đọc báo

   Hai vợ chồng già ngồi đọc báo, mỗi người một tờ riêng.
   - Này ông! Tin này ông nên nhét vào tai: Nhậu hết can rượu thứ tư, ba lão già bật ngửa, lăn quay. Một lão về chầu Diêm chúa...
   -Này bà! Tin này bà cũng nghe cho rõ đây: Đến đêm thứ ba, bà lão bung cửa lao ra tru tréo: " Ối! Ông ơi, ông còn nợ tôi ba đêm nữa, mà sao giờ ông  nằm chèo queo, thẳng cẳng thế này!

                                                                                              VĐT

Em khổ lắm anh!


      Năm trước, hắn gặp nàng trong một đám cưới ở quê. Thằng bạn hắn, tuổi đời gần non nửa "thế kỷ" lá vàng rơi vèo qua đầu bỗng "qua cơn mê", vội vàng lấy vợ. Nàng là bạn chung của hai thằng, chơi thân từ thuở mới biết mặc quần. Nàng vượt hàng trăm cây số về quê, trước thăm gia đình, hàng xóm, sau là chứng kiến gã bạn lớn hơn hắn hai tuổi lò dò lên xóm trên dắt một cô cũng lỡ đường như gã bạn hắn về "sống chung" cho đỡ buồn. Sau gần hai mươi năm gặp lại, hắn ngỡ ngàng, tưởng như không nhận ra nhỏ bạn gầy đét ngày nào.
       Khoảng mười tám, hai mươi tuổi, hắn hăng như con bò đực ngứa sừng, còn nhỏ bạn giống như cô bé chăn bò, lẽo đẽo cầm roi theo hắn suốt ngày và có khi cả đêm nữa. Nàng theo hắn để làm "chim xanh" cho hắn, tò tõ ngồi nghe hắn bốc phét với mấy đứa con gái khác trong thôn. Rồi vài năm sau, nàng theo ba mẹ đi làm ăn xa. Đêm cuối trước khi xa quê, nàng vẫn còn là cái đuôi của hắn, mà hắn "ruột vẫn để ngoài rốn", chẳng để ý một tí ti gì nỗi niềm nhỏ bạn. Khi sắp rẽ vào nhà, nhỏ bạn hình như rưng rưng thốt được vài câu nghèn nghẹn: "Em... đi nhen... anh ở nhà... mạnh giỏi...". Hắn ậm à: "Ừa, em đi! Nhớ thư cho anh!". Nói xong, như thường lệ, miệng hắn huýt sáo, trong đầu lại nhớ ngay cô gái vừa mới tán tỉnh làng trên.
       Đâu rồi nhỏ bạn ngày nào? Trước mặt hắn là một cô nàng khác hẳn hoàn toàn với sự hình dung của hắn hiện giờ và trí nhớ trước kia. Phải đợi gã bạn nhắc tên nàng, gã mới ớ nhớ ra. Hắn chợt nhớ đến vợ hắn. Cũng xấp xỉ sồn sồn tuổi mà vợ hắn như trái chín háp. Còn nhỏ bạn ngày nào, giờ đây, sao mà mọng mẩy như trái đầu mùa thế này và sang trọng, quí phái nữa chứ! Chân tay hắn lúng ta, lúng túng, người hắn cứng đơ... Khi gã bạn dắt vợ mới cưới vào buồng cô dâu, chú rể thì nàng cũng nắm tay kéo hắn rời đám cưới, lòng vòng thăm hết nhà này tới nhà nọ trong xóm. Hắn muốn mời nàng về nhà hắn, nhưng liền tắt ngay ý nghĩ. Có lẽ hắn ngại, ngại vì hắn không muốn nhỏ bạn nhìn thấy căn nhà tềnh toàng, cái ngực teo tóp của vợ hắn hay sao đó! Loanh quanh gần hết buổi chiều, hắn đưa nàng ra bờ sông, ngồi trên triền cát trắng phau. Hoàng hôn rớt xuống mặt sông đỏ ói. Hắn thấy nàng bồi hồi lặng ngắm dòng sông quê mà bao nhiêu năm qua có lẽ in sâu vào nỗi nhớ của nàng...
      Rồi hắn hỏi đủ thứ chuyện về nhỏ bạn. Nàng chỉ kể sơ sài đoạn đời từ ngày xa quê, bước chân ra thành phố, chuyện làm ăn, kinh doanh, buôn bán, lấy anh chồng lớn hơn giáp rưỡi, đẻ hai đứa con... "Lão chồng" nay đây, mai đó, hết đi nước này, mai nước nọ, sáng kẹp cô thư ký này, chiều kè kè em "đối tác" làm ăn khác... Chuyện nhà, chuyện công ty, chuyên nợ nần gì gi đó, giờ một mình nàng phải gánh gồng. Nàng cười buồn, ánh hoàng hôn soi vẫn thấy lờ mờ  nếp nhăn lộ bên khóe mắt. Trời chạng vạng, rồi sập tối lúc nào không biết... "Em khổ lắm anh! Giá như ngày xưa...". Hắn mơ hồ thấy giọng nàng thấm trên vai ươn ướt giọt nước mắt. Hắn thốt lên, chẳng chút nghĩ ngợi gì, cốt an ủi: "Thì em quẳng bớt đi cho nhẹ gánh. Như anh ở quê đây này! Chẳng có gì để lo! Khỏe re!". Mặt nàng chợt rời vai hắn, giọng nàng khẽ reo: "Ôi! Vậy mà em nghĩ không ra...". Đêm đó, bên bờ sông, hắn vẫn là con bò đực tuy già, nhưng nhỏ bạn ngày nào không còn phải lẽo đẽo đi theo chăn dắt hắn nữa...
       Sáng hôm sau, nàng rời quê, trở lại cái thành phố xa xôi mà hắn chỉ thấy trên ti-vi, chưa hề đặt chân đến bao giờ. Nàng gửi lại cho hắn một chiếc điện thoại "để tụi mình ngày nào cũng gặp". Thế là, hắn thập thò lén vợ "ngày nào cũng gặp" nàng. Hắn nhớ, hắn mong, hắn a-lô. Nếu không nghe được lời nàng, hắn đâm ra bồn chồn, thấp thỏm không yên. Hắn nhìn dáng vợ gầy gầy lùa đàn vịt trên đồng khô hạn lại càng thấy lòng mình như xé ra nhiều mảnh. Hắn tưởng tượng, lúc này, ở chốn phồn hoa kia, nàng "vui vẻ", "nồng say" trong men rượu, trong vòng tay... Hắn không dám nghĩ tiếp...
         Một chiều, hắn ngả mình trên triền cát bờ sông, nơi hắn và nàng gặp nhau hơn nửa năm trước, hắn nghe tiếng nàng qua điện thoại: "Anh ơi! Nghe lời anh, em "quẳng" nhiều mối lo rồi! Bây giờ nhẹ cả người đó anh! Em sắp hết khổ rồi!". Hắn sực nhớ lời mình vô tình nói với nàng ngày nào cũng tại nơi này...
        Mấy tháng sau hắn vẫn "gặp nàng" qua điện thoại. Nhưng nàng a-lô lại thưa hơn, ít cháy bỏng hơn. Và hắn lại càng buồn, càng cáu bẳn vô cớ, càng xa vắng hơn với thế giới quanh hắn...
        ... Thằng bạn hắn đến nhà nhậu với hắn trong lúc vợ hắn không có nhà. Hắn uống nhiều và càng buồn bã, không một lời nào nói cho ra hồn. Thằng bạn hắn săm xoi kỹ ánh mắt, nét mặt của hắn, dò la từng câu của hắn. Rồi gã bạn hắn cười cười, "đẩy" cho hắn thêm xị đế nữa. Hắn chịu hết nổi, bật thốt: "Em khổ lắm anh!". "Khổ cái gì?". Sần sần, chẳng ngại gì sất, hắn tuôn ra chuyện hắn và nàng. Gã bạn hắn nghe xong, đăm chiêu suy nghĩ một hồi, rồi vỗ mạnh vào vai hắn: "Mầy thấy người ta gánh nặng, mầy bảo người ta quẳng bớt đi cho nhẹ, dễ đi, bớt mệt. Người ta quẳng rồi thì mầy lại nhặt, đeo thêm vào người!". Hắn ngớ người, đặt mạnh ly rượu xuống mâm kêu cái "rổn". "A!". Hắn bật giọng, la một tiếng, không biết do lời gã bạn hắn mới nói, hay hắn vừa thấy vợ hắn đạp xe về tới cổng ngõ, phía sau chở một bao gì đó thật nặng...

                                                                                                       VĐT

Em khổ lắm anh!


      Năm trước, hắn gặp nàng trong một đám cưới ở quê. Thằng bạn hắn, tuổi đời gần non nửa "thế kỷ" lá vàng rơi vèo qua đầu bỗng "qua cơn mê", vội vàng lấy vợ. Nàng là bạn chung của hai thằng, chơi thân từ thuở mới biết mặc quần. Nàng vượt hàng trăm cây số về quê, trước thăm gia đình, hàng xóm, sau là chứng kiến gã bạn lớn hơn hắn hai tuổi lò dò lên xóm trên dắt một cô cũng lỡ đường như gã bạn hắn về "sống chung" cho đỡ buồn. Sau gần hai mươi năm gặp lại, hắn ngỡ ngàng, tưởng như không nhận ra nhỏ bạn gầy đét ngày nào.
       Khoảng mười tám, hai mươi tuổi, hắn hăng như con bò đực ngứa sừng, còn nhỏ bạn giống như cô bé chăn bò, lẽo đẽo cầm roi theo hắn suốt ngày và có khi cả đêm nữa. Nàng theo hắn để làm "chim xanh" cho hắn, tò tõ ngồi nghe hắn bốc phét với mấy đứa con gái khác trong thôn. Rồi vài năm sau, nàng theo ba mẹ đi làm ăn xa. Đêm cuối trước khi xa quê, nàng vẫn còn là cái đuôi của hắn, mà hắn "ruột vẫn để ngoài rốn", chẳng để ý một tí ti gì nỗi niềm nhỏ bạn. Khi sắp rẽ vào nhà, nhỏ bạn hình như rưng rưng thốt được vài câu nghèn nghẹn: "Em... đi nhen... anh ở nhà... mạnh giỏi...". Hắn ậm à: "Ừa, em đi! Nhớ thư cho anh!". Nói xong, như thường lệ, miệng hắn huýt sáo, trong đầu lại nhớ ngay cô gái vừa mới tán tỉnh làng trên.
       Đâu rồi nhỏ bạn ngày nào? Trước mặt hắn là một cô nàng khác hẳn hoàn toàn với sự hình dung của hắn hiện giờ và trí nhớ trước kia. Phải đợi gã bạn nhắc tên nàng, gã mới ớ nhớ ra. Hắn chợt nhớ đến vợ hắn. Cũng xấp xỉ sồn sồn tuổi mà vợ hắn như trái chín háp. Còn nhỏ bạn ngày nào, giờ đây, sao mà mọng mẩy như trái đầu mùa thế này và sang trọng, quí phái nữa chứ! Chân tay hắn lúng ta, lúng túng, người hắn cứng đơ... Khi gã bạn dắt vợ mới cưới vào buồng cô dâu, chú rể thì nàng cũng nắm tay kéo hắn rời đám cưới, lòng vòng thăm hết nhà này tới nhà nọ trong xóm. Hắn muốn mời nàng về nhà hắn, nhưng liền tắt ngay ý nghĩ. Có lẽ hắn ngại, ngại vì hắn không muốn nhỏ bạn nhìn thấy căn nhà tềnh toàng, cái ngực teo tóp của vợ hắn hay sao đó! Loanh quanh gần hết buổi chiều, hắn đưa nàng ra bờ sông, ngồi trên triền cát trắng phau. Hoàng hôn rớt xuống mặt sông đỏ ói. Hắn thấy nàng bồi hồi lặng ngắm dòng sông quê mà bao nhiêu năm qua có lẽ in sâu vào nỗi nhớ của nàng...
      Rồi hắn hỏi đủ thứ chuyện về nhỏ bạn. Nàng chỉ kể sơ sài đoạn đời từ ngày xa quê, bước chân ra thành phố, chuyện làm ăn, kinh doanh, buôn bán, lấy anh chồng lớn hơn giáp rưỡi, đẻ hai đứa con... "Lão chồng" nay đây, mai đó, hết đi nước này, mai nước nọ, sáng kẹp cô thư ký này, chiều kè kè em "đối tác" làm ăn khác... Chuyện nhà, chuyện công ty, chuyên nợ nần gì gi đó, giờ một mình nàng phải gánh gồng. Nàng cười buồn, ánh hoàng hôn soi vẫn thấy lờ mờ  nếp nhăn lộ bên khóe mắt. Trời chạng vạng, rồi sập tối lúc nào không biết... "Em khổ lắm anh! Giá như ngày xưa...". Hắn mơ hồ thấy giọng nàng thấm trên vai ươn ướt giọt nước mắt. Hắn thốt lên, chẳng chút nghĩ ngợi gì, cốt an ủi: "Thì em quẳng bớt đi cho nhẹ gánh. Như anh ở quê đây này! Chẳng có gì để lo! Khỏe re!". Mặt nàng chợt rời vai hắn, giọng nàng khẽ reo: "Ôi! Vậy mà em nghĩ không ra...". Đêm đó, bên bờ sông, hắn vẫn là con bò đực tuy già, nhưng nhỏ bạn ngày nào không còn phải lẽo đẽo đi theo chăn dắt hắn nữa...
       Sáng hôm sau, nàng rời quê, trở lại cái thành phố xa xôi mà hắn chỉ thấy trên ti-vi, chưa hề đặt chân đến bao giờ. Nàng gửi lại cho hắn một chiếc điện thoại "để tụi mình ngày nào cũng gặp". Thế là, hắn thập thò lén vợ "ngày nào cũng gặp" nàng. Hắn nhớ, hắn mong, hắn a-lô. Nếu không nghe được lời nàng, hắn đâm ra bồn chồn, thấp thỏm không yên. Hắn nhìn dáng vợ gầy gầy lùa đàn vịt trên đồng khô hạn lại càng thấy lòng mình như xé ra nhiều mảnh. Hắn tưởng tượng, lúc này, ở chốn phồn hoa kia, nàng "vui vẻ", "nồng say" trong men rượu, trong vòng tay... Hắn không dám nghĩ tiếp...
         Một chiều, hắn ngả mình trên triền cát bờ sông, nơi hắn và nàng gặp nhau hơn nửa năm trước, hắn nghe tiếng nàng qua điện thoại: "Anh ơi! Nghe lời anh, em "quẳng" nhiều mối lo rồi! Bây giờ nhẹ cả người đó anh! Em sắp hết khổ rồi!". Hắn sực nhớ lời mình vô tình nói với nàng ngày nào cũng tại nơi này...
        Mấy tháng sau hắn vẫn "gặp nàng" qua điện thoại. Nhưng nàng a-lô lại thưa hơn, ít cháy bỏng hơn. Và hắn lại càng buồn, càng cáu bẳn vô cớ, càng xa vắng hơn với thế giới quanh hắn...
        ... Thằng bạn hắn đến nhà nhậu với hắn trong lúc vợ hắn không có nhà. Hắn uống nhiều và càng buồn bã, không một lời nào nói cho ra hồn. Thằng bạn hắn săm xoi kỹ ánh mắt, nét mặt của hắn, dò la từng câu của hắn. Rồi gã bạn hắn cười cười, "đẩy" cho hắn thêm xị đế nữa. Hắn chịu hết nổi, bật thốt: "Em khổ lắm anh!". "Khổ cái gì?". Sần sần, chẳng ngại gì sất, hắn tuôn ra chuyện hắn và nàng. Gã bạn hắn nghe xong, đăm chiêu suy nghĩ một hồi, rồi vỗ mạnh vào vai hắn: "Mầy thấy người ta gánh nặng, mầy bảo người ta quẳng bớt đi cho nhẹ, dễ đi, bớt mệt. Người ta quẳng rồi thì mầy lại nhặt, đeo thêm vào người!". Hắn ngớ người, đặt mạnh ly rượu xuống mâm kêu cái "rổn". "A!". Hắn bật giọng, la một tiếng, không biết do lời gã bạn hắn mới nói, hay hắn vừa thấy vợ hắn đạp xe về tới cổng ngõ, phía sau chở một bao gì đó thật nặng...

                                                                                                       VĐT

21 tháng 11, 2012

Chuyện tếu "bia không ôm" ở Sàigòn

     Bốn người khách vào một quán lịch sự. Họ lên lầu cho kín đáo, yên tĩnh. Trong khi chọn món ăn, cô gái chiêu đãi bia tiến lại gần bốn vị khách:
“Em rót bia cho mấy anh nhé?” - Cô nhoẻn miệng cười tươi rói.
Trước nụ cười tuyệt vời ấy, bốn vị khách nhìn qua nhìn lại thăm dò ý kiến lẫn nhau.
Anh A liền nói với cô gái:
“Xin lỗi, em quí danh là gì, ở đâu, anh không nhớ nhỉ?”
Cô ta lại cười, răng trắng lóa, đều như sắp:
“Hỏi quê… rằng biển xanh dâu
Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa”.
Anh B nghe thế, vỗ đét đùi:
“Úi chà chà! Lại thuộc cả thơ
Tuyệt vời. Cứ rót bia của em đi”.
“Dạ. Cảm ơn quí anh”.
Và, thế là họ dùng bia của cô gái tiếp thị.
Anh C đon đả :
“Lấy thêm ly. Em cùng ngồi đây uống cho vui”.
“Dạ”.
Thếlà bàn có thêm một bông hồng giữa đám sỏi đá.
Anh D mời tất cả cụng ly và nhận xét:
“Coi bộ em học giỏi nhỉ!”.
Cô lại cười. Đúng là cô ta “ăn tiền” nhờ có nụ cười duyên. Nụ cười như thể cái ống bơm, cứ hút người ta té nhào:
“Em cũng học mót. Nói chơi cho vui mà.
Quí anh không phiền chứ ? Chắc quí anh học giỏi lắm thì phải?”
Anh A xoa bụng, ưỡn ngực, cố tình khiêm tốn:
“Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt”.
“Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”
Nghe thế , cả bàn nhốn nháo hẳn lên, mừng rơn như cá gặp nước. Tại vì họ là
nhà giáo, nhà thơ, nhà văn cả… Họ cụng ly chúc mừng thắng lợi, và chờ đợi thử thách từ phía hoa hồng.
Cô gái lại cười, giọng êm như ru:
“Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng)
Cô cười cười nói tiếp:
“Ông ta cõng một ông nữa cũng khỏa thân… Về tục ngữ, ông bà ta nói sao?”.
Bốn khuôn mặt của bốn vị khách đều nhăn nhíu cả lên. Họ không tìm ra câu tục ngữ nói về
trường hợp hy hữu này (hiếm có này). Họ bí rị …
Anh C nói dứt khoát:
“Chúng tôi thua. Cô giảng đi. Nếu đạt yêu cầu văn học, chúng tôi uống mãi Tiger cho đến chiều”.
Cô ta bình tĩnh đáp:
“Quân tử nhất ngôn đấy nhá !
Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy, tục ngữ
nói rằng: “Gậy ông đập lưng ông”.
“Úi trời! Đúng quá đi chớ ”
Cảbàn cười rộ . Quân tử nhất ngôn. Rót thêm bia.
Vừa rót bia, cô tiếp thị vừa đố tiếp:
“Này các anh nhé, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”
Bốn khuôn mặt của bốn vị khách lại đờ đẫn, vẫn cứ tiếp tục nhăn nhíu. Họ lại bí rị… Họ lại yêu
cầu đáp án. Cô ta cười tủm tỉm, đáp:
“Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao, tục ngữ bảo rằng:“Chim sa cá lặn”.
Cả bàn lại cười vang như pháo.
“Úi trời ! Đúng quá đi chớ. Cá trông thấy hãi quá, cá phải lặn là cái chắc!”
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
“Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hònđá, tục ngữ bảo sao nào?”
Bốn khuôn mặt thông minh kia lại tiếp tục nhăn nhíu trông đến tức cười. Họ lại bí rị… Lại đòi đáp án. Cô gái thong thả trả lời:
“Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá !”
Cả bàn lại cười như Tết.
Ông D tuy thua nhưng vẫn hăm hở:
“Đúng quá đi chớ. Trứng này không bể được! Còn nữa không ?
Cô gái cười đáp:
Cũng cái ông khỏa thân đó, ông ta lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?
Bốn khuôn mặt sáng láng lại sáng láng trông thật thảm thương, họ vẫn bí rị… đòi cô đáp án.
Cô gái trả lời:
Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu» hiểu chưa ?
Cả bọn cười rộ:
Chà hoành tráng nhỉ? Trình độ các vị này thật còn kém xa cô gái chiêu đãi viên kia!
[h post]

Chuyện tếu "bia không ôm" ở Sàigòn

     Bốn người khách vào một quán lịch sự. Họ lên lầu cho kín đáo, yên tĩnh. Trong khi chọn món ăn, cô gái chiêu đãi bia tiến lại gần bốn vị khách:
“Em rót bia cho mấy anh nhé?” - Cô nhoẻn miệng cười tươi rói.
Trước nụ cười tuyệt vời ấy, bốn vị khách nhìn qua nhìn lại thăm dò ý kiến lẫn nhau.
Anh A liền nói với cô gái:
“Xin lỗi, em quí danh là gì, ở đâu, anh không nhớ nhỉ?”
Cô ta lại cười, răng trắng lóa, đều như sắp:
“Hỏi quê… rằng biển xanh dâu
Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa”.
Anh B nghe thế, vỗ đét đùi:
“Úi chà chà! Lại thuộc cả thơ
Tuyệt vời. Cứ rót bia của em đi”.
“Dạ. Cảm ơn quí anh”.
Và, thế là họ dùng bia của cô gái tiếp thị.
Anh C đon đả :
“Lấy thêm ly. Em cùng ngồi đây uống cho vui”.
“Dạ”.
Thếlà bàn có thêm một bông hồng giữa đám sỏi đá.
Anh D mời tất cả cụng ly và nhận xét:
“Coi bộ em học giỏi nhỉ!”.
Cô lại cười. Đúng là cô ta “ăn tiền” nhờ có nụ cười duyên. Nụ cười như thể cái ống bơm, cứ hút người ta té nhào:
“Em cũng học mót. Nói chơi cho vui mà.
Quí anh không phiền chứ ? Chắc quí anh học giỏi lắm thì phải?”
Anh A xoa bụng, ưỡn ngực, cố tình khiêm tốn:
“Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt”.
“Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”
Nghe thế , cả bàn nhốn nháo hẳn lên, mừng rơn như cá gặp nước. Tại vì họ là
nhà giáo, nhà thơ, nhà văn cả… Họ cụng ly chúc mừng thắng lợi, và chờ đợi thử thách từ phía hoa hồng.
Cô gái lại cười, giọng êm như ru:
“Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng)
Cô cười cười nói tiếp:
“Ông ta cõng một ông nữa cũng khỏa thân… Về tục ngữ, ông bà ta nói sao?”.
Bốn khuôn mặt của bốn vị khách đều nhăn nhíu cả lên. Họ không tìm ra câu tục ngữ nói về
trường hợp hy hữu này (hiếm có này). Họ bí rị …
Anh C nói dứt khoát:
“Chúng tôi thua. Cô giảng đi. Nếu đạt yêu cầu văn học, chúng tôi uống mãi Tiger cho đến chiều”.
Cô ta bình tĩnh đáp:
“Quân tử nhất ngôn đấy nhá !
Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy, tục ngữ
nói rằng: “Gậy ông đập lưng ông”.
“Úi trời! Đúng quá đi chớ ”
Cảbàn cười rộ . Quân tử nhất ngôn. Rót thêm bia.
Vừa rót bia, cô tiếp thị vừa đố tiếp:
“Này các anh nhé, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”
Bốn khuôn mặt của bốn vị khách lại đờ đẫn, vẫn cứ tiếp tục nhăn nhíu. Họ lại bí rị… Họ lại yêu
cầu đáp án. Cô ta cười tủm tỉm, đáp:
“Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao, tục ngữ bảo rằng:“Chim sa cá lặn”.
Cả bàn lại cười vang như pháo.
“Úi trời ! Đúng quá đi chớ. Cá trông thấy hãi quá, cá phải lặn là cái chắc!”
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
“Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hònđá, tục ngữ bảo sao nào?”
Bốn khuôn mặt thông minh kia lại tiếp tục nhăn nhíu trông đến tức cười. Họ lại bí rị… Lại đòi đáp án. Cô gái thong thả trả lời:
“Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá !”
Cả bàn lại cười như Tết.
Ông D tuy thua nhưng vẫn hăm hở:
“Đúng quá đi chớ. Trứng này không bể được! Còn nữa không ?
Cô gái cười đáp:
Cũng cái ông khỏa thân đó, ông ta lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?
Bốn khuôn mặt sáng láng lại sáng láng trông thật thảm thương, họ vẫn bí rị… đòi cô đáp án.
Cô gái trả lời:
Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu» hiểu chưa ?
Cả bọn cười rộ:
Chà hoành tráng nhỉ? Trình độ các vị này thật còn kém xa cô gái chiêu đãi viên kia!
[h post]