30 tháng 1, 2013

VIỆT NAM HAI CÂU NÓI SAU CÙNG KHI LÌA ĐỜI


                                             Tiễn ông về với cõi trời
                                     Mì, Fa, Sol, Lá rụng rơi giọt buồn
                                             Loanh quanh mỏi mệt cánh chuồn
                                     Trở về quê mẹ uống nguồn suối trong
                                             Niềm vui cho nhạc khơi dòng
                                     Cung trầm, cung bổng những mong thấu lòng
                                             Một đời chìm nỗi long đong
                                     Trăm lời ca viết giữa dòng trầm luân
                                             Trăm năm sau mãi không ngừng
                                    "Việt Nam hai câu nói sau cùng - lìa xa"
                                             Một thời tân nhạc thăng hoa
                                     Cây đa nhạc Việt nước nhà - Phạm Duy.

                                                                                     N.B
                 
                                            TIỄN NGƯỜI VỀ CÕI THIÊN THAI
                       (cách đây 18 năm mình làm bài thơ đưa tiễn nhạc sĩ Văn Cao)
                                           
                                            "Thiên thai" đã mở lối rồi
                                    "Suối mơ" reo gọi người thôi nợ trần
                                             Bảy hai xuân hóa ra gần
                                     Mộng đào nguyên ấy một lần phải qua
                                             Tiễn người cuối nẽo đường xa
                                     Nghe như có "Tiến quân ca" thuở nào
                                           "Sông Lô" sóng biếc tuôn trào
                                    "Thăng Long" lộng gió vẫy chào người đi
                                             Tiếng đàn nhỏ giọt sầu bi
                                    Rung lên cung bậc chia ly não nề
                                              Bác Văn Cao đã theo về
                                    Cùng "Đàn chim Việt" lời thề nước non
                                             Nghìn sau sáng tấm lòng son
                                    Bên dòng suối nhạc vẫn còn "Bến xuân"
                                       
                                        (Sài Gòn Giải Phóng số 234 năm 1995). N.B
                                             

VIỆT NAM HAI CÂU NÓI SAU CÙNG KHI LÌA ĐỜI


                                             Tiễn ông về với cõi trời
                                     Mì, Fa, Sol, Lá rụng rơi giọt buồn
                                             Loanh quanh mỏi mệt cánh chuồn
                                     Trở về quê mẹ uống nguồn suối trong
                                             Niềm vui cho nhạc khơi dòng
                                     Cung trầm, cung bổng những mong thấu lòng
                                             Một đời chìm nỗi long đong
                                     Trăm lời ca viết giữa dòng trầm luân
                                             Trăm năm sau mãi không ngừng
                                    "Việt Nam hai câu nói sau cùng - lìa xa"
                                             Một thời tân nhạc thăng hoa
                                     Cây đa nhạc Việt nước nhà - Phạm Duy.

                                                                                     N.B
                 
                                            TIỄN NGƯỜI VỀ CÕI THIÊN THAI
                       (cách đây 18 năm mình làm bài thơ đưa tiễn nhạc sĩ Văn Cao)
                                           
                                            "Thiên thai" đã mở lối rồi
                                    "Suối mơ" reo gọi người thôi nợ trần
                                             Bảy hai xuân hóa ra gần
                                     Mộng đào nguyên ấy một lần phải qua
                                             Tiễn người cuối nẽo đường xa
                                     Nghe như có "Tiến quân ca" thuở nào
                                           "Sông Lô" sóng biếc tuôn trào
                                    "Thăng Long" lộng gió vẫy chào người đi
                                             Tiếng đàn nhỏ giọt sầu bi
                                    Rung lên cung bậc chia ly não nề
                                              Bác Văn Cao đã theo về
                                    Cùng "Đàn chim Việt" lời thề nước non
                                             Nghìn sau sáng tấm lòng son
                                    Bên dòng suối nhạc vẫn còn "Bến xuân"
                                       
                                        (Sài Gòn Giải Phóng số 234 năm 1995). N.B
                                             

SÁCH GIÁO KHOA VIỆT NAM CHỦ YẾU VIẾT VỀ SỰ CHỐNG TRẢ HÀNH ĐỘNG XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC LỚN MẠNH VÀ HUNG HÃN

                                                                                      Người dịch:  XYZ

     Tạp chí “Atlantic Monthly” của Mỹ mới đây nói, trong lịch sử Việt Nam từng giao chiến với Trung Quốc 17 lần, “trong các sách giáo khoa người Việt Nam học từ nhỏ đều nói đến những sự tích anh hùng dân tộc chống lại Trung Quốc”. “Người Trung Quốc quá mạnh, quá hung hãn”, Việt Nam lo bị Trung Quốc khống chế, nhưng vị trí địa lý đã khiến cho họ “phải chịu đựng Trung Quốc”, cho dù “nếu xét về mặt thống kê thì Việt Nam chỉ là một tỉnh của Trung Quốc”. Nỗi lo lắng này hiện giờ ngày càng trở nên mãnh liệt, “Nam Hải[i] không chỉ liên quan tới tranh chấp lãnh thổ, mà còn là nơi Trung Quốc tới đây phải cân bằng sức ảnh hưởng với Mỹ ở Châu Á”. Việt Nam vì thế mà ra sức mua sắm quân sự và kỳ vọng vào sự hợp tác với Mỹ, song họ thấu hiểu rằng “Nước xa không cứu được lửa gần”:  Trung Quốc ở gần trong gang tấc, còn Mỹ thì ở xa tận chân trời.          
     “Lịch sử chính thống của Việt Nam dường như đều là những nội dung chống Trung Quốc”.
     Hà Nội khiến cho người ta phải suy ngẫm, thủ đô Việt Nam đều được định hình trong lịch sử. Tại Viện Bảo tàng lịch sử của Hà Nội, các bản đồ, tranh vẽ và cột đá màu xám lớn đều để kỷ niệm sự chống trả đầy bất ổn của người Việt Nam đối với các đế quốc triều Tống, Minh và Thanh Trung Quốc xâm lược vào thế kỷ 11, thế kỷ 15 và thế kỷ 18. 
     Mãi cho đến thế kỷ 10, Việt Nam mới thoát ly khỏi Trung Quốc, rồi kể từ đó, danh phận chính trị của Việt Nam luôn khác với Trung Quốc. Xét từ ý nghĩa nào đó, đây là một phép màu  -  bất cứ thứ lý luận nào trước đó cũng không thể giải thích được một cách hợp lý về vấn đề này.
     Việt Nam hiện đang tranh thủ đi vào thế giới phát triển, hiển nhiên là vì chính họ cùng gia đình mình.  Đồng thời còn là vì khi phải đối mặt với một Trung Quốc cũng đầy sức sống, cần phải bảo vệ nhu cầu độc lập của Việt Nam ra sao đây. Hà Nội vẫn là một thành phố hết lòng hết sức vì những tính toán chính trị, cũng giống như từ xưa đến nay, điều này đã trở thành cái giá phải trả của một cường quốc hạng vừa tiềm năng.  
     Việt Nam có đường bờ biển dài, địa thế ở vào cửa ngõ huyết mạch giao thông trên biển, tiếp cận với nguồn trữ lượng năng lượng ngoài khơi cực lớn. Năm ngoái khi đi thăm Việt Nam, tôi phát hiện thấy nước này không chỉ bận rộn với phát triển kinh tế, mà còn phải đối mặt trước thách thức sống chung ra sao đây với nước láng giềng hung hãn từ hàng trăm năm nay, Việt Nam ngày càng cầu viện tới Mỹ là đối thủ cũ của mình. 
     Điều này rất có thể đòi hỏi người Mỹ ít ra phải thay đổi góc nhìn lịch sử của mình, cố nhìn thế giới theo con mắt của người Việt Nam.
     Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Việt Nam Ngô Quang Xuân nói, những năm tháng then chốt của Việt Nam đương đại, không phải Đảng Cộng sản Miền Bắc lật đổ Nam Việt[ii] vào năm 1975, mà là năm 1995. Khi ấy Việt-Mỹ  thực hiện bình thường hóa quan hệ, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đã ký một thỏa thuận “khung” với Liên minh Châu Âu. “Nói một cách khác, chúng tôi đã hòa nhập vào thế giới”. Ngô Quang Xuân nói.
 “Người Việt Nam không quên cuộc Chiến tranh chống Mỹ trong thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước”, một nhà ngoại giao Phương Tây giải thích. Người Việt Nam không quên, 20% đất đai nước họ không có người ở do các loại vũ khí đạn dược chưa nổ mà Mỹ bỏ sót lại.
     Song ¾ số người Việt Nam lại đều được sinh ra sau “Chiến tranh của nước Mỹ”, số người không còn nhớ cuộc chiến tranh đó lại còn nhiều hơn. Một lý do khác khiến cho người Việt Nam không còn nhạy cảm lắm với Chiến tranh của nước Mỹ là vì họ là kẻ chiến thắng.  
     Một sinh viên đại học Việt Nam nói:  “Quyền lực của Mỹ đối với an ninh thế giới là cần thiết”. Thực ra, ở Học viện ngoại giao Việt Nam, sinh viên và quan chức đã nhiều lần dùng lối nói “cân bằng quyền lực” để mô tả Mỹ và Trung Quốc. “Người Trung Quốc quá mạnh, quá hung hãn”, một nhà phân tích nữ nói, cho nên, sự bá quyền của Trung Quốc là mối đe dọa đối với chúng tôi”.
     Quá khứ của Việt Nam chẳng quan hệ gì với Mỹ, còn Trung Quốc thì lại chiếm vị trí trung tâm. Robert Templer đã viết trong cuốn sách “Shadow and wind” về Việt Nam đương đại như sau: “Phần lớn lịch sử chính thống của Việt Nam nói chống lại kẻ thù bên ngoài, dường như đều là chống Trung Quốc. Việt Nam lo bị Trung Quốc kiểm soát, tâm lý này đã vượt ra ngoài bất cứ sự chia rẽ ý thức hệ nào khác, đã tạo nên một sự lo lắng và cảnh giác nhạy cảm nào đó ở người Việt Nam”. 
     Đúng như một nhà ngoại giao Việt Nam đã nói: “Trong lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam giao chiến với nhau tới 17 lần. Còn Mỹ xâm lược Mexico chỉ có 1 lần, bạn hãy xem người Mexico nhạy cảm với sự xâm lược của Mỹ đến nhường nào. Trong các sách giáo khoa chúng tôi học từ nhỏ đều nói đến những sự tích anh hùng dân tộc chống lại Trung Quốc”.
     Nếu không có Trung Quốc, nền kinh tế của Việt Nam không thể vận hành được bình thường.
    Người Việt Nam sợ Trung Quốc chính là bởi vì Việt Nam không có cách gì thoát khỏi được ảnh hưởng của nước láng giềng phương Bắc khổng lồ. Dân số Trung Quốc đông gấp 15 lần Việt Nam. Người Việt Nam thấu hiểu rằng, vị trí địa lý  đã quyết định mối quan hệ với Trung Quốc của họ.
     Người Việt Nam nhiều lần bảo tôi, Nam Hải không chỉ liên quan đến việc tranh chấp lãnh thổ, mà còn là cửa ngõ thương mại hàng hải toàn cầu, nhu cầu năng lượng của Hàn Quốc và Nhật Bản là hết sức quan trọng, đồng thời còn là nơi mà Trung Quốc tới đây sẽ cân bằng sức ảnh hưởng với Mỹ ở Châu Á.
     Việt Nam khao khát trở thành nước lớn trong khu vực. Thứ có thể biểu hiện được nhất khát vọng ấy của Việt Nam không nằm ngoài việc nước này cách đây không lâu đã mua 6 tàu ngầm “lớp kilo” tiên tiến từ Nga. Một chuyên gia quốc phòng phương Tây nói, khoản mua bán này không hợp lý.
 “Người Việt Nam sẽ phải kinh ngạc khi phát hiện thấy, để duy trì những chiếc tàu ngầm này phải cần đến một khoản tiền khổng lồ”. Chuyên gia này nói, điều quan trọng hơn là, Việt Nam phải huấn luyện nhân viên thao tác tàu ngầm tiên tiến”. Để ứng phó với tàu ngầm Trung Quốc, tốt nhất họ nên tập trung vào chống ngầm và phòng ngự ven biển.”
     Hiển nhiên, Việt Nam mua những tàu ngầm này là để giữ thể diện, cũng có nghĩa là bảo:  Chúng tôi làm thật đấy. Ian Storey, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng, Việt Nam ngầm hy vọng dựa vào sự “tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ để thúc đẩy sự tồn tại  quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, nhằm đối chọi lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
     Tháng 7.2010, trong thời gian diễn ra Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN được tổ chức tại Hà Nội, Mỹ và Việt Nam đã hình thành nên một quan hệ đối tác chiến lược trên thực tế. Mỹ và Việt Nam có cùng điểm chung về cách nhìn thế giới:  Đều cùng cho rằng tăng trưởng quốc gia của Trung Quốc mang lại mối đe dọa. Điểm khác biệt là Mỹ có rất nhiều lợi ích địa-chính trị, còn Việt Nam thì mục tiêu chỉ có một:  Đối chọi lại Trung Quốc.  
 Song Việt Nam chắc chắn không thể xa lánh Trung Quốc để sa vào vòng tay Mỹ. Việt Nam quá phụ thuộc vào Trung Quốc và đã kết liền với Trung Quốc. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam lại nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nếu không có Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn không thể vận hành được bình thường, các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, gây cản trở cho sự tăng trưởng của ngành chế tạo địa phương.
     Ngoài ra, các quan chức Việt Nam hiểu rằng họ ở vào thế bất đối xứng về mặt địa lý, họ nói, “nước xa không cứu được lửa gần”. Trung Quốc ở gần trong gang tấc, còn Mỹ thì ở xa tận chân trời, điều này có nghĩa Việt Nam phải chịu đựng Trung Quốc. “Chúng tôi không thể dọn đi nơi khác”, một vị nguyên thứ trưởng nói, “xét về mặt thống kê, chúng tôi là một tỉnh của Trung Quốc”.
Việt Nam luôn lo lắng một ngày nào đó sẽ bị Nhà Trắng bán đứng.
     Ngoài nhân tố địa lý ra, người Việt Nam không tin hẳn vào Mỹ. Một vị quan chức nói, Mỹ đang suy thoái, Washington cứ chỉ chằm chằm vào Trung Đông mà bỏ qua sự trối dậy của Trung Quốc, điều này sẽ khiến cho Mỹ càng trượt dốc nhanh. Chưa hết, Việt Nam còn lo là Mỹ sẽ vì mối quan hệ với Trung Quốc mà bán đứng Việt Nam.  
Ngô Quang Xuân đặc biệt nhắc tới chuyện Nixon mở cửa cho Trung Quốc, tạo điều kiện chiến lược địa-chính trị cho Trung Quốc vào Việt Nam. “Việc này có thể sẽ xảy ra”, ông ta thất vọng lắc đầu. Người Việt Nam luôn lo lắng rằng, áp lực tới từ Quốc hội, báo chí và các tổ chức phi chính phủ rất có thể một ngày nào đó sẽ khiến cho Nhà trắng bán đứng họ, giống kiểu Mỹ đã làm với các nước châu Á khác như Uzbekistan, Nepal…
     Một nguyên nhân khiến cho chủ nghĩa cộng sản kéo dài được ở Việt Nam là thực chất của chủ nghĩa cộng sản đã bị biến mất. Người Việt Nam chịu sự cai trị của Đảng Cộng sản (nhưng dường như đã vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản), chấp nhận một bản khế ước xã hội bất thành văn, tức miễn là Đảng Cộng sản đảm bảo nâng cao được mức thu nhập, thì họ sẽ không phản đối ra mặt.
     Trong thực tế, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang tiến hành một cuộc thử nghiệm: Một nhà nước do Đảng Cộng sản cai trị, phân phát của cải của chủ nghĩa tư bản.
     Trong khoảng thời gian 25 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã nói lời tạm biệt với việc cung cấp bằng tem phiếu, đã trở thành một trong những quốc gia có mức thặng dư lúa gạo nhiều nhất trên thế giới. Theo các số liệu thống kê, cách đây không lâu Việt Nam đã vọt lên đứng vào hàng ngũ các nước thu nhập trung bình, với GDP bình quân đầu người đạt 1.100 đô la Mỹ.
     Ở Tunisia, Ai Cập, Syria và các nước Ả Rập khác, hình ảnh của các nhà lãnh đạo độc tài có thể thấy ở khắp mọi nơi, tuy nhiên, hầu hết trong số họ không đủ năng lực, còn đội ngũ cầm quyền Việt Nam tuy không cao giọng, nhưng trong 10 năm qua đã tạo ra được tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 7%.
     Đảng Cộng sản Việt Nam còn lo lắng hơn về nạn lạm phát, tham nhũng và gia đình trị. Quan chức Việt Nam còn lo lắng, **** có thể dẫn họ đến con đường của Nam Việt trước năm1975 (khi ấy chính phủ suy yếu, chia rẽ bè phái, cuối cùng làm cho quốc gia bị sụp đổ), hoặc của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi ấy chính quyền trung ương suy yếu thảm hại, dẫn đến bị nước ngoài chi phối.
     Đồng thời, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục dựa trên tinh thần Völkisch của mình, chính sách kinh tế tư bản chủ nghĩa của mình, đồng thời áp dụng kiểm soát chính trị chặt chẽ để bảo vệ độc lập quốc gia.                       (ngày 3/7/2012)


[i]   Tức Biển Đông.
[ii]   Tức Việt Nam cộng hòa.
(Lâu lâu đọc một bài để nhớ rằng bạn bè chúng ta đã từng học Tổng hợp Sử. Người giới thiệu: TQS)

SÁCH GIÁO KHOA VIỆT NAM CHỦ YẾU VIẾT VỀ SỰ CHỐNG TRẢ HÀNH ĐỘNG XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC LỚN MẠNH VÀ HUNG HÃN

                                                                                      Người dịch:  XYZ

     Tạp chí “Atlantic Monthly” của Mỹ mới đây nói, trong lịch sử Việt Nam từng giao chiến với Trung Quốc 17 lần, “trong các sách giáo khoa người Việt Nam học từ nhỏ đều nói đến những sự tích anh hùng dân tộc chống lại Trung Quốc”. “Người Trung Quốc quá mạnh, quá hung hãn”, Việt Nam lo bị Trung Quốc khống chế, nhưng vị trí địa lý đã khiến cho họ “phải chịu đựng Trung Quốc”, cho dù “nếu xét về mặt thống kê thì Việt Nam chỉ là một tỉnh của Trung Quốc”. Nỗi lo lắng này hiện giờ ngày càng trở nên mãnh liệt, “Nam Hải[i] không chỉ liên quan tới tranh chấp lãnh thổ, mà còn là nơi Trung Quốc tới đây phải cân bằng sức ảnh hưởng với Mỹ ở Châu Á”. Việt Nam vì thế mà ra sức mua sắm quân sự và kỳ vọng vào sự hợp tác với Mỹ, song họ thấu hiểu rằng “Nước xa không cứu được lửa gần”:  Trung Quốc ở gần trong gang tấc, còn Mỹ thì ở xa tận chân trời.          
     “Lịch sử chính thống của Việt Nam dường như đều là những nội dung chống Trung Quốc”.
     Hà Nội khiến cho người ta phải suy ngẫm, thủ đô Việt Nam đều được định hình trong lịch sử. Tại Viện Bảo tàng lịch sử của Hà Nội, các bản đồ, tranh vẽ và cột đá màu xám lớn đều để kỷ niệm sự chống trả đầy bất ổn của người Việt Nam đối với các đế quốc triều Tống, Minh và Thanh Trung Quốc xâm lược vào thế kỷ 11, thế kỷ 15 và thế kỷ 18. 
     Mãi cho đến thế kỷ 10, Việt Nam mới thoát ly khỏi Trung Quốc, rồi kể từ đó, danh phận chính trị của Việt Nam luôn khác với Trung Quốc. Xét từ ý nghĩa nào đó, đây là một phép màu  -  bất cứ thứ lý luận nào trước đó cũng không thể giải thích được một cách hợp lý về vấn đề này.
     Việt Nam hiện đang tranh thủ đi vào thế giới phát triển, hiển nhiên là vì chính họ cùng gia đình mình.  Đồng thời còn là vì khi phải đối mặt với một Trung Quốc cũng đầy sức sống, cần phải bảo vệ nhu cầu độc lập của Việt Nam ra sao đây. Hà Nội vẫn là một thành phố hết lòng hết sức vì những tính toán chính trị, cũng giống như từ xưa đến nay, điều này đã trở thành cái giá phải trả của một cường quốc hạng vừa tiềm năng.  
     Việt Nam có đường bờ biển dài, địa thế ở vào cửa ngõ huyết mạch giao thông trên biển, tiếp cận với nguồn trữ lượng năng lượng ngoài khơi cực lớn. Năm ngoái khi đi thăm Việt Nam, tôi phát hiện thấy nước này không chỉ bận rộn với phát triển kinh tế, mà còn phải đối mặt trước thách thức sống chung ra sao đây với nước láng giềng hung hãn từ hàng trăm năm nay, Việt Nam ngày càng cầu viện tới Mỹ là đối thủ cũ của mình. 
     Điều này rất có thể đòi hỏi người Mỹ ít ra phải thay đổi góc nhìn lịch sử của mình, cố nhìn thế giới theo con mắt của người Việt Nam.
     Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Việt Nam Ngô Quang Xuân nói, những năm tháng then chốt của Việt Nam đương đại, không phải Đảng Cộng sản Miền Bắc lật đổ Nam Việt[ii] vào năm 1975, mà là năm 1995. Khi ấy Việt-Mỹ  thực hiện bình thường hóa quan hệ, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đã ký một thỏa thuận “khung” với Liên minh Châu Âu. “Nói một cách khác, chúng tôi đã hòa nhập vào thế giới”. Ngô Quang Xuân nói.
 “Người Việt Nam không quên cuộc Chiến tranh chống Mỹ trong thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước”, một nhà ngoại giao Phương Tây giải thích. Người Việt Nam không quên, 20% đất đai nước họ không có người ở do các loại vũ khí đạn dược chưa nổ mà Mỹ bỏ sót lại.
     Song ¾ số người Việt Nam lại đều được sinh ra sau “Chiến tranh của nước Mỹ”, số người không còn nhớ cuộc chiến tranh đó lại còn nhiều hơn. Một lý do khác khiến cho người Việt Nam không còn nhạy cảm lắm với Chiến tranh của nước Mỹ là vì họ là kẻ chiến thắng.  
     Một sinh viên đại học Việt Nam nói:  “Quyền lực của Mỹ đối với an ninh thế giới là cần thiết”. Thực ra, ở Học viện ngoại giao Việt Nam, sinh viên và quan chức đã nhiều lần dùng lối nói “cân bằng quyền lực” để mô tả Mỹ và Trung Quốc. “Người Trung Quốc quá mạnh, quá hung hãn”, một nhà phân tích nữ nói, cho nên, sự bá quyền của Trung Quốc là mối đe dọa đối với chúng tôi”.
     Quá khứ của Việt Nam chẳng quan hệ gì với Mỹ, còn Trung Quốc thì lại chiếm vị trí trung tâm. Robert Templer đã viết trong cuốn sách “Shadow and wind” về Việt Nam đương đại như sau: “Phần lớn lịch sử chính thống của Việt Nam nói chống lại kẻ thù bên ngoài, dường như đều là chống Trung Quốc. Việt Nam lo bị Trung Quốc kiểm soát, tâm lý này đã vượt ra ngoài bất cứ sự chia rẽ ý thức hệ nào khác, đã tạo nên một sự lo lắng và cảnh giác nhạy cảm nào đó ở người Việt Nam”. 
     Đúng như một nhà ngoại giao Việt Nam đã nói: “Trong lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam giao chiến với nhau tới 17 lần. Còn Mỹ xâm lược Mexico chỉ có 1 lần, bạn hãy xem người Mexico nhạy cảm với sự xâm lược của Mỹ đến nhường nào. Trong các sách giáo khoa chúng tôi học từ nhỏ đều nói đến những sự tích anh hùng dân tộc chống lại Trung Quốc”.
     Nếu không có Trung Quốc, nền kinh tế của Việt Nam không thể vận hành được bình thường.
    Người Việt Nam sợ Trung Quốc chính là bởi vì Việt Nam không có cách gì thoát khỏi được ảnh hưởng của nước láng giềng phương Bắc khổng lồ. Dân số Trung Quốc đông gấp 15 lần Việt Nam. Người Việt Nam thấu hiểu rằng, vị trí địa lý  đã quyết định mối quan hệ với Trung Quốc của họ.
     Người Việt Nam nhiều lần bảo tôi, Nam Hải không chỉ liên quan đến việc tranh chấp lãnh thổ, mà còn là cửa ngõ thương mại hàng hải toàn cầu, nhu cầu năng lượng của Hàn Quốc và Nhật Bản là hết sức quan trọng, đồng thời còn là nơi mà Trung Quốc tới đây sẽ cân bằng sức ảnh hưởng với Mỹ ở Châu Á.
     Việt Nam khao khát trở thành nước lớn trong khu vực. Thứ có thể biểu hiện được nhất khát vọng ấy của Việt Nam không nằm ngoài việc nước này cách đây không lâu đã mua 6 tàu ngầm “lớp kilo” tiên tiến từ Nga. Một chuyên gia quốc phòng phương Tây nói, khoản mua bán này không hợp lý.
 “Người Việt Nam sẽ phải kinh ngạc khi phát hiện thấy, để duy trì những chiếc tàu ngầm này phải cần đến một khoản tiền khổng lồ”. Chuyên gia này nói, điều quan trọng hơn là, Việt Nam phải huấn luyện nhân viên thao tác tàu ngầm tiên tiến”. Để ứng phó với tàu ngầm Trung Quốc, tốt nhất họ nên tập trung vào chống ngầm và phòng ngự ven biển.”
     Hiển nhiên, Việt Nam mua những tàu ngầm này là để giữ thể diện, cũng có nghĩa là bảo:  Chúng tôi làm thật đấy. Ian Storey, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng, Việt Nam ngầm hy vọng dựa vào sự “tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ để thúc đẩy sự tồn tại  quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, nhằm đối chọi lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
     Tháng 7.2010, trong thời gian diễn ra Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN được tổ chức tại Hà Nội, Mỹ và Việt Nam đã hình thành nên một quan hệ đối tác chiến lược trên thực tế. Mỹ và Việt Nam có cùng điểm chung về cách nhìn thế giới:  Đều cùng cho rằng tăng trưởng quốc gia của Trung Quốc mang lại mối đe dọa. Điểm khác biệt là Mỹ có rất nhiều lợi ích địa-chính trị, còn Việt Nam thì mục tiêu chỉ có một:  Đối chọi lại Trung Quốc.  
 Song Việt Nam chắc chắn không thể xa lánh Trung Quốc để sa vào vòng tay Mỹ. Việt Nam quá phụ thuộc vào Trung Quốc và đã kết liền với Trung Quốc. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam lại nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nếu không có Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn không thể vận hành được bình thường, các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, gây cản trở cho sự tăng trưởng của ngành chế tạo địa phương.
     Ngoài ra, các quan chức Việt Nam hiểu rằng họ ở vào thế bất đối xứng về mặt địa lý, họ nói, “nước xa không cứu được lửa gần”. Trung Quốc ở gần trong gang tấc, còn Mỹ thì ở xa tận chân trời, điều này có nghĩa Việt Nam phải chịu đựng Trung Quốc. “Chúng tôi không thể dọn đi nơi khác”, một vị nguyên thứ trưởng nói, “xét về mặt thống kê, chúng tôi là một tỉnh của Trung Quốc”.
Việt Nam luôn lo lắng một ngày nào đó sẽ bị Nhà Trắng bán đứng.
     Ngoài nhân tố địa lý ra, người Việt Nam không tin hẳn vào Mỹ. Một vị quan chức nói, Mỹ đang suy thoái, Washington cứ chỉ chằm chằm vào Trung Đông mà bỏ qua sự trối dậy của Trung Quốc, điều này sẽ khiến cho Mỹ càng trượt dốc nhanh. Chưa hết, Việt Nam còn lo là Mỹ sẽ vì mối quan hệ với Trung Quốc mà bán đứng Việt Nam.  
Ngô Quang Xuân đặc biệt nhắc tới chuyện Nixon mở cửa cho Trung Quốc, tạo điều kiện chiến lược địa-chính trị cho Trung Quốc vào Việt Nam. “Việc này có thể sẽ xảy ra”, ông ta thất vọng lắc đầu. Người Việt Nam luôn lo lắng rằng, áp lực tới từ Quốc hội, báo chí và các tổ chức phi chính phủ rất có thể một ngày nào đó sẽ khiến cho Nhà trắng bán đứng họ, giống kiểu Mỹ đã làm với các nước châu Á khác như Uzbekistan, Nepal…
     Một nguyên nhân khiến cho chủ nghĩa cộng sản kéo dài được ở Việt Nam là thực chất của chủ nghĩa cộng sản đã bị biến mất. Người Việt Nam chịu sự cai trị của Đảng Cộng sản (nhưng dường như đã vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản), chấp nhận một bản khế ước xã hội bất thành văn, tức miễn là Đảng Cộng sản đảm bảo nâng cao được mức thu nhập, thì họ sẽ không phản đối ra mặt.
     Trong thực tế, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang tiến hành một cuộc thử nghiệm: Một nhà nước do Đảng Cộng sản cai trị, phân phát của cải của chủ nghĩa tư bản.
     Trong khoảng thời gian 25 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã nói lời tạm biệt với việc cung cấp bằng tem phiếu, đã trở thành một trong những quốc gia có mức thặng dư lúa gạo nhiều nhất trên thế giới. Theo các số liệu thống kê, cách đây không lâu Việt Nam đã vọt lên đứng vào hàng ngũ các nước thu nhập trung bình, với GDP bình quân đầu người đạt 1.100 đô la Mỹ.
     Ở Tunisia, Ai Cập, Syria và các nước Ả Rập khác, hình ảnh của các nhà lãnh đạo độc tài có thể thấy ở khắp mọi nơi, tuy nhiên, hầu hết trong số họ không đủ năng lực, còn đội ngũ cầm quyền Việt Nam tuy không cao giọng, nhưng trong 10 năm qua đã tạo ra được tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 7%.
     Đảng Cộng sản Việt Nam còn lo lắng hơn về nạn lạm phát, tham nhũng và gia đình trị. Quan chức Việt Nam còn lo lắng, **** có thể dẫn họ đến con đường của Nam Việt trước năm1975 (khi ấy chính phủ suy yếu, chia rẽ bè phái, cuối cùng làm cho quốc gia bị sụp đổ), hoặc của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi ấy chính quyền trung ương suy yếu thảm hại, dẫn đến bị nước ngoài chi phối.
     Đồng thời, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục dựa trên tinh thần Völkisch của mình, chính sách kinh tế tư bản chủ nghĩa của mình, đồng thời áp dụng kiểm soát chính trị chặt chẽ để bảo vệ độc lập quốc gia.                       (ngày 3/7/2012)


[i]   Tức Biển Đông.
[ii]   Tức Việt Nam cộng hòa.
(Lâu lâu đọc một bài để nhớ rằng bạn bè chúng ta đã từng học Tổng hợp Sử. Người giới thiệu: TQS)

28 tháng 1, 2013

TÌNH CHỈ ĐẸP KHI CÒN…


   Người tình đầu đã đi lấy chồng, đã yên bề gia thất. Xin Chúa phù hộ cho em.
   Trong những ngày đi dạy thêm ở quê nhà, một mối tình nữa đâm chồi nẩy lộc.
   Đây là mối tình làm cho tôi khốn khổ cho đến bây giờ. Một cô gái bất ngờ xuất hiện trong nhà tôi cùng với một người bạn một buổi chiều năm nào, có gió nhẹ có chim ca lảnh lót trong vườn, có cu gáy, có bướm vờn nữa chứ… Cùng nhau nói chuyện gần hai giờ đồng hồ. Em nói nhà ở bên kia sông, là em gái một người bạn của tôi.
   Khoảng vài tuần sau, mùa Xuân về. Tôi dạo chơi với môt người bạn trên con đường làng quen thuộc, bất ngờ em xuất hiện. "Em chợt đến chợt đi anh chẳng biết, Trời chợt mưa chợt nắng bởi vì đâu…”
   Em mặc quần sooc trắng, áo trắng. Mái tóc ngắn ôm lấy khuôn mặt bầu bỉnh, đang đi dạo trên đường giữa đồng lúa đương thì con gái. Tôi nhìn em… và nói thầm trong bụng hóa ra nhà em ở gần đây thôi. Lại đi chơi  với bạn bè. Tết đến xuân về, tôi rủ một người bạn liều lĩnh đến nhà em. Em rất vui. Vài tháng sau chúng tôi yêu nhau say đắm. Những cảnh đẹp trên quê hương, hai đứa đều đến thăm, nhất là biển. Đi đâu rồi cũng trở về với biển… Những đêm trăng sáng hai đứa ngồi trên bờ đê đến khuya mới chịu về. Cứ như thế khoảng vài năm thì Mẹ tôi phát hiện. Bà không đồng ý và "chiến tranh" bùng nổ giữa mẹ và em. Sau đó em  từ giã quê hương:
        Anh mất em rồi, em mất quê
        Từ buổi quen nhau, buổi hẹn thề…
   Mười năm cho một cuộc tình không có hồi kết. Mười năm “chiến tranh" bất tận giữa mẹ và em. Những đêm em ngồi khóc, tôi cố dỗ dành. Rồi một chiều  trên bãi biển, em ước giá như chúng mình có một chiếc thuyền…
   Hai mươi ba năm và nhiều năm nữa, em vẫn còn nguyên trong trái tim tôi. "Con mèo nhung" yêu dấu của tôi! Chúa ơi! Con là kẻ tội đồ: “Là người điên trong vườn hoa tình ái...
                                                 Em ơi cứ đi đi , người điên không biết khóc
                                                 Và người say không biết buồn …”              (LH)

TÌNH CHỈ ĐẸP KHI CÒN…


   Người tình đầu đã đi lấy chồng, đã yên bề gia thất. Xin Chúa phù hộ cho em.
   Trong những ngày đi dạy thêm ở quê nhà, một mối tình nữa đâm chồi nẩy lộc.
   Đây là mối tình làm cho tôi khốn khổ cho đến bây giờ. Một cô gái bất ngờ xuất hiện trong nhà tôi cùng với một người bạn một buổi chiều năm nào, có gió nhẹ có chim ca lảnh lót trong vườn, có cu gáy, có bướm vờn nữa chứ… Cùng nhau nói chuyện gần hai giờ đồng hồ. Em nói nhà ở bên kia sông, là em gái một người bạn của tôi.
   Khoảng vài tuần sau, mùa Xuân về. Tôi dạo chơi với môt người bạn trên con đường làng quen thuộc, bất ngờ em xuất hiện. "Em chợt đến chợt đi anh chẳng biết, Trời chợt mưa chợt nắng bởi vì đâu…”
   Em mặc quần sooc trắng, áo trắng. Mái tóc ngắn ôm lấy khuôn mặt bầu bỉnh, đang đi dạo trên đường giữa đồng lúa đương thì con gái. Tôi nhìn em… và nói thầm trong bụng hóa ra nhà em ở gần đây thôi. Lại đi chơi  với bạn bè. Tết đến xuân về, tôi rủ một người bạn liều lĩnh đến nhà em. Em rất vui. Vài tháng sau chúng tôi yêu nhau say đắm. Những cảnh đẹp trên quê hương, hai đứa đều đến thăm, nhất là biển. Đi đâu rồi cũng trở về với biển… Những đêm trăng sáng hai đứa ngồi trên bờ đê đến khuya mới chịu về. Cứ như thế khoảng vài năm thì Mẹ tôi phát hiện. Bà không đồng ý và "chiến tranh" bùng nổ giữa mẹ và em. Sau đó em  từ giã quê hương:
        Anh mất em rồi, em mất quê
        Từ buổi quen nhau, buổi hẹn thề…
   Mười năm cho một cuộc tình không có hồi kết. Mười năm “chiến tranh" bất tận giữa mẹ và em. Những đêm em ngồi khóc, tôi cố dỗ dành. Rồi một chiều  trên bãi biển, em ước giá như chúng mình có một chiếc thuyền…
   Hai mươi ba năm và nhiều năm nữa, em vẫn còn nguyên trong trái tim tôi. "Con mèo nhung" yêu dấu của tôi! Chúa ơi! Con là kẻ tội đồ: “Là người điên trong vườn hoa tình ái...
                                                 Em ơi cứ đi đi , người điên không biết khóc
                                                 Và người say không biết buồn …”              (LH)

27 tháng 1, 2013

Mùa xuân rũ áo

Mùa xuân rủ áo, không quay lại
Bảng lãng ngàn năm sương khói ơi
Đất trời như thực, như mơ ấy
Xin một cành non, hái với đời...

Đào nhà ai nở, cho anh nhớ
Cỏ ướt đôi bờ, nương mạ xanh
Đường quê rộn bước người đi chợ
Mùa xuân thơ dại của chúng mình.

Được sống trăm năm, anh vẫn trẻ
Vẫn say sắc lạ với hương đời
Mùa xuân rủ áo, không quay lại
Bảng lãng ngàn năm sương khói ơi.
                      (Dương Kỳ Anh)
                 (TQS sưu tầm)
Mùa xuân rũ áo

Mùa xuân rủ áo, không quay lại
Bảng lãng ngàn năm sương khói ơi
Đất trời như thực, như mơ ấy
Xin một cành non, hái với đời...

Đào nhà ai nở, cho anh nhớ
Cỏ ướt đôi bờ, nương mạ xanh
Đường quê rộn bước người đi chợ
Mùa xuân thơ dại của chúng mình.

Được sống trăm năm, anh vẫn trẻ
Vẫn say sắc lạ với hương đời
Mùa xuân rủ áo, không quay lại
Bảng lãng ngàn năm sương khói ơi.
                      (Dương Kỳ Anh)
                 (TQS sưu tầm)
Ngày xuân ngồi nhớ tóc dài

Ngày xuân ngồi nhớ tóc dài
Giờ nhìn tóc ngắn ngang vai mà buồn
Còn gì để nhớ để thương
Bên nhau không sợi tóc vương vai mình
Còn gì riêng để cho anh
Tóc đen một thoáng biến thành tóc nâu
Nay vàng mai bạc thay nhau
Yêu thương biết có dài lâu đợi chờ?
May còn mơ mộng trong thơ
Thướt tha mái tóc ngày xưa buông dài
                   (Chử Văn Long)
      (TQS sưu tầm)
Ngày xuân ngồi nhớ tóc dài

Ngày xuân ngồi nhớ tóc dài
Giờ nhìn tóc ngắn ngang vai mà buồn
Còn gì để nhớ để thương
Bên nhau không sợi tóc vương vai mình
Còn gì riêng để cho anh
Tóc đen một thoáng biến thành tóc nâu
Nay vàng mai bạc thay nhau
Yêu thương biết có dài lâu đợi chờ?
May còn mơ mộng trong thơ
Thướt tha mái tóc ngày xưa buông dài
                   (Chử Văn Long)
      (TQS sưu tầm)

25 tháng 1, 2013

LÚNG LIẾNG LÀ LÚNG LIẾNG ƠI!


                                       Lúng liếng là lúng liếng ơi!
                                Bé vui , bé hát, bé chơi suốt ngày
                                       Bé cau mặt bé nhíu mày
                                Bé ra điệu bộ thật hay diễn tuồng
                                       Cho cha tan những sự buồn
                               Cho mẹ vơi những bán buôn nhọc nhằn
                                       Lúng liếng là lúng liếng thương!
                                Cho ông bà trẻ lại dường đôi mươi
                                       Ông bắt nhịp, bà cười tươi
                                Bé ca, bé múa cả nhà vui lây
                                        Lúng liếng là lúng liếng này
                                 Bé làm phép lạ đôi tay dịệu kỳ
                                       Lo toan tan biến một khi
                                 Giận hờn, oán ghét tức thì bay xa!
                                                                          N.B

24 tháng 1, 2013

BẠN TÔI ĐI HỌC

                     
         Tôi phì cười, khi nghe thằng Dễnh, thằng Phính đi học, eo ơi! Hai đứa nó mà đi học, thế giới đến hồi thay đổi chẳng chơi. Một đứa gần như mù, hễ mặt trời bắt đầu xuống núi là quờ quạng tay chân, còn đứa gần như điếc chỉ nghe được tiếng voi rống, hổ gầm. Không hiểu sao cái xóm nhỏ lọt thỏm giữa đồi núi Trà Bồng, Quãng Ngãi lại có những đứa trẻ bị khiếm khuyết, tật nguyền? Theo lời cố: Rừng núi linh thiêng mà con người ngày càng giảm lòng thành kính, nên con cháu bị hành phạt. Cha tôi thì nói do hậu quả chất độc màu da cam. Tôi tin lời cha hơn lời cố, bởi tôi đã thấy phái đoàn điều tra quốc tế về tận xóm. Họ mang theo đủ thứ thức ăn, nước uống, lũ trẻ chúng tôi nhốn nháo theo sau để được quay phim chụp ảnh. Tôi thích và ngưỡng mộ họ, bằng cách chạy về vườn nhà hái đủ thứ trái cây: cam, xoài, đu đủ, đem mời họ. Họ cười cười, xoa đầu tôi nói: "Mẹc-xi" mà chẳng đụng đến thứ gì. Nói đến cây trái tôi nhớ mỗi mùa trái ửng chín, chúng tôi chia ra từng nhóm đi tìm quả: sim, bòn bon, bứa, giũ giẻ... chẳng ai dại chọn thằng Dễnh, thằng Phính vào nhóm. Vậy là hai đứa phối hợp với nhau. Thằng Dễnh mờ mắt nhưng mũi rất thính, nó hít hít đánh mùi như chó Bẹc giê - còn chúng tôi dùng tai nghe tiếng chim tranh quả, nên từ xa có thể xác định nơi nhiều trái - thằng Phính lãng tai nhưng mắt rất sáng. Trái giũ giẻ dẫu có nằm rạp dưới đất, được lá phủ kín, mắt nó cũng soi được. Trái bứa, trái sim có chui đầu giữa cành lá sum suê nó cũng phóng "tia X" cho bò ra. "Tài!".
        Ngày thằng Dễnh, thằng Phính đi học chẳng được êm xuôi. Thằng Dễnh mặt mày méo xệch, buông tay mẹ chạy trở vô nhà. Mỗi khi mẹ nó dắt ra trước cổng, mặc dù nó được phủ mới toàn thân từ quần áo, mũ, dép, cặp da và thêm gói kẹo đủ màu sắc nhắc tay. Thằng Phính thì phát huy hết sự điếc của mình, mặc cho cha nó há mồm hét lớn, nó vẫn đứng giữa nhà trơ trơ như khúc gỗ. Được cha mẹ hai đứa nhờ đóng vai trò "tư vấn", tôi có dịp trỗ tài "diễn thuyết", nhưng vô hiệu. Hai đứa tâm sự: thà ở nhà còn hơn vào trường trẻ em khuyết tât, trường chuyên biệt chẳng khác nào tự đi triển lãm mình, tự bêu riếu mình trước bàn dân thiên hạ. Tôi đồng cảm với chúng. Cô giáo dạy trẻ em khuyết tật người thị trấn Trà Bồng đến tận nhà hai đứa. Cô có sức thu hút lạ lùng. Đứa nào ăn kẹo cô cho là theo cô về trường. Tôi biết thằng Dễnh khoái kẹo sô-cô-la lắm. Người lớn nói cô có thuật thôi miên. Tôi nghỉ khác: nói dại tôi là trẻ khuyết tật tôi cũng theo cô, vì cô giáo dịu dàng dễ mến lắm, giọng nói cô trong trẻo, êm hơn tiếng con suối chảy qua làng. Từ ngày hai đứa đi học, cha mẹ nó khoe với hàng xóm: thằng Dễnh biết tính số tiền bán quế hàng triệu đồng trong nháy mắt bằng bàn tính gỗ - cha nó làm nghề thuốc bắc.
       Thằng Phính phân biệt được tiếng chó, tiếng mèo biết lắc lư cái đầu mỗi khi đài truyền thanh phát chương trình ca nhạc. Đến một ngày hai đứa báo với tôi chúng sẽ vào học cùng trường với tôi, chút xíu là tôi đột quỵ. Trời đất! Đúng là thế giới loài người thay đổi thật! Một hôm đến trường vào giờ chào cờ sáng thứ hai. Thầy hiệu trưởng trường tôi thông báo: "Niên học tới, trường sẽ nhận một số em khuyết tật, nhằm thực hiện chủ trương giáo dục hòa nhập cộng đồng". Nghe đến đây tôi không còn là người ngoài hành tinh.
        Ngày thằng Dễnh, thằng Phính "hòa nhập công đồng", tôi thức dậy rất sớm, qua nhà hai đứa, thằng Dễnh mặt tươi như hoa, tay nó để yên trong tay mẹ, khi mẹ đưa ra tận cửa, thằng Phính hiền hòa đứng bên cha, nghe lời nhắc nhở. Cả ba đứa đến trường. Trên đường tiếng chim hót líu lo, hương rừng thơm ngào ngạt, báo hiệu mùa trái chín.
                                                                                                   NB

TUỔI THƠ RA PHỐ


    Nghe mẹ kể ngày lên 6, lên 7 mình bị hen suyễn. Trong cái rủi có cái may. Hai mẹ con “lang bạt kỳ hồ" từ dạo ấy. Mình là “con nai vàng ngơ ngác… Giữa phố đông người qua…”
    Lang bạt trên chính quê hương mình. Lần đầu tiên ra phố, tuy mệt nhưng sung sướng vô cùng. Hai mẹ con đi chừng 500 mét rồi ngồi nghỉ bên đường. Mẹ mua bắp (nấu) cùng ăn. Đói nên ăn gì cũng ngon. Ngon lắm! Không tin các bạn ăn thử, sẽ thấy ngon vô cùng. Con thấy gì cũng nhìn cũng hỏi. Mẹ nói: Thôi, đi con! Công việc chính là đi khám bịnh. Mình  may mắn được gặp các bác sĩ giỏi thời bấy giờ: bác sĩ Giang, bác sĩ Khải, bác sĩ Cung… Cuối cùng nghe người ta nói có một bác sĩ “Việt cộng" ở bên kia sông Trà, hai mẹ con cũng lọ mọ đến “thăm" ông. Mẹ đau khớp, ông chích ngay vào khớp. Mình thấy lạ, chích vào mông chứ sao chích vào khớp... Hai mẹ con đi mãi dưới trời chang chang nắng lửa. Đi mãi hai, ba năm gì đó nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm chút nào.
    Có một lần trên đường đi gặp một đoàn xe chở lính đi qua, thấy một người liều mạng nhảy xuống trốn vào ngõ hẹp. Theo sau là đoàn xe sau lao vút đến. Năm, sáu lính lao xuống rượt theo người đào ngũ. Bắt được, họ đấm đá tơi bời. Người lính đào ngũ vừa ăn đòn đồng đội vừa vội vàng lên xe. Đoàn xe lại lao đi vun vút. Hai mẹ con hít  khói bụi mịt mù… Lần khác thấy một người mẹ dắt đứa con (bằng tuổi mình) băng qua đường bất ngờ gặp chiếc xe Jeep lao qua cán chết ngay người bạn nhỏ ấy. Người mẹ lao ra ôm xác con nức nở... Thật là khủng khiếp! 
     Một vài kỷ niệm tuổi thơ trên quê hương yêu dấu của mình!
     Một thời chiến tranh, một thời khói lửa!
    Mỗi chuyến đi như vậy khoảng một tuần rồi trở về ngôi nhà thân yêu hồi tâm lấy sức, chuẩn bị cho những chuyến đi sau. Mình sẽ kể trong phần tiếp theo. Mong các bạn đón đọc. (LH)

23 tháng 1, 2013

Tấm ảnh của Lớp

Sáng nay vừa vào thăm Nhà đã thấy  tấm ảnh của các bạn trong Lớp ( chụp năm 2006) và cộng thêm ba gương mặt là TTT, LKO và NĐH. Cảm ơn TTM ( hoặc một bạn nào trong Lớp) đã photoshop và post lên. Nhìn rất đẹp và ấm áp.
Vậy là năm 2006, bạn bè trong lớp chúng ta đã về hội Khoa hội Trường gần như đông nhất ( 18/25). Trong tấm ảnh vẫn còn thiếu bốn gương mặt là NB, LH, TBN và MVD. Mình đề nghị TTM ( hoặc một bạn khác) đưa thêm hình của NB và LH vào . Còn MVD và TBN thì chờ cuộc gặp mặt tại QB sắp đến, có hình sẽ đưa luôn cho đông đủ.
Chúc các bạn vui vẻ và  kiên cường . Hẹn gặp lại trong một ngày không xa tại quê hương của NMN, ĐVH và TBN (TQS)

22 tháng 1, 2013

NGUYỄN BÁ THANH


     Mấy hôm nay nghe tin ông Nguyễn Bá Thanh được Trung ương điều ra Hà Nội giữ chức Trưởng ban nội chính trung ương , mình rất khoái. Con người nầy rất đặc biệt, dám nghĩ, dám nói, dám làm... vì dân vì nước. Đà Nẵng được như hôm nay là do công sức của hàng vạn  người dân và cán bộ ĐN, trong đó công sức của NBT là hết sức lớn lao, hết sức đặt biệt. Rồi sẽ đến lúc người dân ĐN tạc tượng ông như một bậc anh hùng để ngàn năm nhớ mãi. Trong thâm tâm, mình vô cùng ngưỡng mộ con người nầy. Ước gì quê mình có một con người  như vậy lãnh đạo.
     Hôm trước chúng ta đã bàn chuyện sống gần nước lớn Trung Quốc trong một chuyên luận của Tạ Duy Anh vô cùng hấp dẫn. Hôm nay, chờ mãi không thấy cảm hứng viết bài của các bạn nên mình phải mượn tạm bài của người khác đăng lên cho Blog SKS vui nhà vui cửa. Cũng vấn đề TQ nhưng theo cách suy nghĩ và cách nói Nguyễn Bá Thanh. Mình xin lỗi một số bạn nếu thấy vấn đề quá nặng nề khi đọc nó. Trân trọng giới thiệu. (TQS)

Nguyễn Bá Thanh đả Tàu

Hoàng Lịch lược ghi
50f9edbc2e3e8075004NQL: Đã xuất hiện nhiều giai thoại vui về ông Nguyễn Bá Thanh, cho thấy đa số dân chúng yêu mến ông. Chưa biết thực hư câu chuyện này ra sao nhưng mà vui.
Những ngày đầu năm 2013, khi giới truyền thông trong và ngoài nước bắt đầu “dậy sóng” theo “hiện tượng Nguyễn Bá Thanh”- Ủy viên TW Đảng, Trưởng Ban Nội chính TW, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thì dư luận rõ hơn về bản lĩnh quyết đoán, dám nghĩ dám làm…của vị bí thư nổi tiếng này. Nhưng ít ai lại biết rằng, đằng sau cá tính nổi trội đó của vị tân Trưởng ban Nội chính TW còn là một con người tinh tế, mưu trí và góc cạnh trong công tác đối ngoại, lắm lúc làm cho đối phương rơi vào “bẫy” việt vị…
Một trong những sự kiện mà vị Bí thư Đà Nẵng đã làm cho phái đoàn ngoại giao cấp cao của Trung Quốc phải “dở khóc, dở cười” chính là tình huống khi Đà Nẵng đón tiếp phái đoàn do ông Vương Gia Thụy- Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu làm việc tại Đà Nẵng. Lúc này, Đà Nẵng chủ động bố trí cho phái đoàn của ông Thụy ở tại một khách sạn trên tuyến đường Trường Sa và tổ chức Hội nghị tại đó(Trường Sa, tên quần đảo của Việt Nam khẳng định chủ quyền và Trung Quốc đang tranh chấp)…khi ông Thụy phát hiện ra địa điểm tổ chức quá “nhạy cảm” và la làng đòi thay đổi nhưng thành phố giải thích là hết chổ nên phái đoàn Trung Quốc đành phải miễn cưỡng chấp nhận.
Bên lề Hội nghị, ông Nguyễn Bá Thanh không quên tận dụng thời cơ hiếm hoi này để nói về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với vị lãnh đạo cơ quan đối ngoại TW của ĐCS Trung Quốc đầy quyền thế này, rồi thẳng thắn đề nghị: Tôi (ông Thanh-PV) với anh(ông Thụy) bỏ hai chức vụ ra đề nói chuyện với tư cách bạn bè quen biết và nói chuyện theo văn hóa Á Đông, ông chịu không?
- Vương Gia Thụy hỏi lại: “Thế văn hóa Á Đông là gì?”
- Nguyễn Bá Thanh trả lời và ví von: Ông còn hỏi câu đó làm gì. Văn hóa Á Đông là trong gia đình hai anh em mâu thuẫn, thì người anh sẽ luôn nhường cho người em hết, chứ không hề hơn thua…
- Vương Gia Thụy: Tôi không hiểu rõ các đồng chí, trước Mỹ xâm lược gây bao nhiêu đau thương tan tác ở đây(Việt Nam), giờ Mỹ đưa Tàu sân bay đến, các đồng chí vẫn ra nâng cốc chúc mừng là tôi không hiểu nỗi..?
Nguyễn Bá Thanh: Xem ra tình báo Hoa Nam của các anh hóa ra cũng yếu quá..?!
- Vương Gia Thụy: Yếu ra sao?
- Nguyễn Bá Thanh: Đại sứ quán Mỹ có đến đây (Đà Nẵng- PV) mời tôi đi nhưng tôi đâu có đi. Tôi chỉ đạo cử các lãnh đạo cấp Sở ra với họ tí chứ lãnh đạo có ai đi đâu?
- Vương Gia Thụy: Hảo, hảo (Tốt, tốt-PV), có gì thì anh em trong nhà nói chuyện chứ làm gì phải quốc tế hóa ầm ĩ lên thì lý lẽ là sao?
- Nguyễn Bá Thanh: Thực ra nhà có hai anh em nhưng khốn nổi là ông anh “hơi” tham quá, thằng em chỉ chỗ này thì thằng anh bảo của ổng, chỗ kia thì của tao, chỗ khách thì cũng của tao nốt… nên nó tức quá mới gọi “hàng xóm” đến để chứng giám cách xử sự của anh có được không chứ không phải gọi đến để đánh nhau..! Đến đây, ông Thanh không quên nhắc thêm: “Tôi nói cho ông biết, nhà phải có cái hiên, cái sân rồi mới tới cái gì đó… nhưng ông(Trung Quốc- PV) vẽ cái đường lưỡi bò chi mà ôm sát cái bức tường không còn hiên nữa chứ đừng nói sân…thế thì ai chịu nổi(?) Ở Đà Nẵng ni chỉ cần mấy người bơi giỏi thì sải mấy sải là tới đường lưỡi bò của ông ngay thì ông giải thích kiểu chi…(?)
Tranh thủ lúc này, ông Thanh không quên “ngăm” ông Thụy: “Ông nói lại với ông Đào( Hồ Cẩm Đào- PV), bữa sau nếu đến một lúc nào đó mà thế hệ con cháu chúng tôi theo Mỹ mà chống lại Trung Quốc thì có lỗi của các ông…vì do ông đẩy nó tới chỗ đó! Ông nhớ đừng nhầm lẫn nghe, đừng nghĩ theo Mỹ, theo Nga…không ảnh hưởng đến chúng ta…ông không nhận thức điều đó là ông trả giá đắt thôi, bởi sau này tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nó đặt ở Lạng Sơn chĩa thẳng vào nhà ông thì khi đó ông mới giật mình..?”
- Vương Gia Thụy “khích” lại: “Sao họ không đưa ông(Thanh-PV) vào Bộ ngoại giao để công tác nhỉ…”
- Nguyễn Bá Thanh: Con người tôi không có khả năng ngoại giao..!
 (Trích lược thuật nội dung câu chuyện mà ông Nguyễn Bá Thanh kể lại lúc nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sử học Việt Nam” do GS. Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng vào ngày 19-8-2012 tại Đà Nẵng).

21 tháng 1, 2013

TẤM LÒNG

    Sáng nay mình đọc được một bài viết của nhà thơ Trần Đình Chính thật cảm động. Trân trọng giới thiệu cùng các bạn (TQS)

Tôi muốn hét vang lên hai tiếng: Cảm ơn!


Thư cảm ơn của nhà báo Trần Đình Chính, tác giả bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ"
Nhà báo Nguyễn Đình Chính
Nhà báo Nguyễn Đình Chính
  Thưa bạn đọc Blog Quê Choa, Blog Hiệu Minh!
  Tôi là Trần Đình Chính, tức Trần Hoài Thu, tác giả bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ, đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc, được nhiều người yêu thích.
  Bài thơ vừa được doanh nhân Nguyễn Xuân Hàn, Tổng giám đốc MASECO (TP Hồ Chí Minh) hỏi mua bản quyền với giá 300 triệu đồng. Sau khi lời chào bán bản quyền bài thơ được đăng trên Blog Quê Choa, (của nhà văn Nguyễn Quang Lập), Blog Hiệu Minh; và được trang web TTXVH của anh BaSam điểm hàng ngày trước mỗi thông tin mới.
  Câu chuyện xung quanh bài thơ có quá nhiều nỗi bất ngờ nhưng cũng là nhiều may mắn với số phận tôi.
  Bắt đầu từ việc, nhà báo Kim Dung (hiện làm việc tại Tuần Việt Nam - báo VietNamNet) có bài viết “Ở hai đầu nỗi nhớ” trên Blog Hiệu Minh. Bài viết của chị đăng tải trên blog, giữa lúc sức khỏe tôi sa sút, và phải nghỉ làm việc ở báo Nhân Dân ba năm nay, do mắc nhiều bệnh tật: Suy thận, tiểu đường, mắt rất kém…
  Bất ngờ, tôi nhận được quà và nhiều lời thăm hỏi, động viên chia sẻ của các bạn đọc Blog Hiệu Minh. (Bao gồm: 100 USD của bác Ngô Thế Minh – ở Mỹ, 400 nghìn đồng của bác Như Nguyệt và 600 nghìn đồng của chị Kim Dung). Điều đó, khiến tôi vô cùng cảm động: Mạng ảo nhưng tình người rất thật.
  Về chế độ chính sách: Sau ba năm nghỉ làm việc, nhưng được hưởng cả thu nhập, bắt đầu từ tháng 1/2013 này tôi chỉ còn được hưởng 75% lương (khoảng 3,6 triệu đồng), mà mỗi tháng tiền thuốc men của tôi cần đến 12 triệu. Dù trước đó, khi tôi nghỉ, báo Nhân Dân cũng đã quyên góp được 65,5 triệu đồng. Một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động (Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ TB, LĐ & XH) đã ủng hộ tôi 112 triệu đồng.
  Do phải chạy thận nhân tạo, và cần tiền chữa các bệnh khác, tôi nghĩ đến việc phải bán bản quyền bài thơ, một việc bất đắc dĩ nhưng không còn cách nào khác.
 Điều bất ngờ nữa, sau khi lời chào bán bản quyền bài thơ của tôi đăng trên Blog Quê Choa, trên Blog HM, và trên trang web TTXVH của anh BaSam, tôi còn nhận được nhiều sự ủng hộ, chia sẻ, động viên bằng tài chính của các bạn đọc mà tuy không biết tên, nhưng tấm lòng của các bác, các anh chị em xa gần đã nói lên tất cả.
  Đây cũng là sáng kiến của nhà văn Nguyễn Quang Lập, điều đó khiến gia đình tôi hết sức xúc động.
  Đến thời điểm này, tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình của các bác các anh chị em là bạn đọc của các blog, là bạn đọc của các tờ báo Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, báo Tiền Phong, báo GDVN, báo Tuổi trẻ và Đời sống, báo Dân Việt… khi đọc được thông tin chào bán bản quyền bài thơ.
  Gia đình tôi đã nhận được số tiền gần 7 triệu đồng, là tiền ủng hộ của các bạn đọc gửi vào số tài khoản đứng tên Phương Anh, vợ tôi.
  Các số tài khoản đó là:
+ 500 nghìn đồng, từ TK 0701131034466002
+ 50 nghìn đồng,  từ TK 0701130198532001
+ 300 nghìn đồng từ TK 0801130610608001.
+ 500 nghìn đồng, Người gửi Lưu Minh Phước.
+ 500 nghìn đồng của Hà Linh (Nhật Bản) nhờ Hoàng Tuấn Hưng gửi
+ 2000.000 đồng (chị Phạm Tâm Hiếu- báo Khoa học và Tổ quốc)
+ 1000.000 đồng (bác Trần Thanh Vân)
+ 1000.000 đồng (bác Đào Kiến Quốc)
+ 500 nghìn đồng (bác Nguyễn Thị Bích Nga)
+ 500 nghìn đồng từ TK 1101130720334001.
  Tôi xin được cảm ơn nhà báo Kim Dung, nhà văn Nguyễn Quang Lập, Bloger Hiệu Minh, anh BaSam, những người đầu tiên làm cầu nối cho việc chào bán bản quyền.
  Đặc biệt, ngay sau khi bản quyền bài thơ được doanh nhân Nguyễn Xuân Hàn hỏi mua, tôi vẫn tiếp tục nhận được nhiều sự giúp đỡ chí tình khác:
 - Chị Thanh Hiếu cùng chồng là những lao động bình thường ở Đà Nẵng, đang nuôi hai con nhỏ và phải thuê nhà trọ để ở cho biết, đọc báo Tuổi trẻ và Đời sống, hay tin tôi bị bệnh trọng, chị rất thương cảm. Chị nói: Tôi không giàu về tiền bạc, nhưng tôi biết có một vị bác sĩ giỏi là người thân của tôi. Tôi đã điện thoại cho anh ấy gọi đến anh để giúp anh cách điều trị sao cho có hiệu quả nhất. Một lời mách bảo nhẹ nhàng chỉ thế thôi, đã làm tôi thật sự thấy ấm lòng.
 - Bác Lâm Bình (phường Quan Hoa quận Cầu Giấy Hà Nội) trước đây làm việc ở Đài Truyền hình Việt Nam nay đã nghỉ hưu, giới thiệu có phương cách chữa bệnh của tôi một cách khá hiệu quả. Bác nhận lời sẽ chữa bệnh miễn phí cho tôi nếu tôi hàng ngày đến nhà bác để thực hiện phương pháp điều trị này. Tôi đã nhận lời và đang thực hiện việc điều trị đó.
 -Tôi cũng nhận được điện thoại của một người phụ nữ, tên là Thủy (Tiền Giang) thông báo rằng sẽ hiến cho tôi một quả thận và sẵn sàng hiến cả giác mạc nữa. Dì Thủy đề nghị tôi cung cấp thông tin về nhóm máu để khớp nối việc hiến thận.
  - Bác sĩ Nguyễn Hồng Hải (đã về hưu), đang sinh sống tại số nhà 125 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM), gọi điện hỏi thăm tình trạng bệnh của tôi. Ông cho biết, khi còn công tác tại bệnh viện, ông có thời gian làm việc và kết thân với một số bác sỹ người Úc. Họ tặng ông chiếc máy chạy thận nhân tạo, trị giá 25.000 USD. Nay ông quyết định sẽ tặng lại chiếc máy này cho tôi.
  Ông đề nghị tôi tìm một trung tâm chạy thận nhân tạo tư nhân để hợp tác vận hành chiếc máy. Ngoài việc chạy thận miễn phí cho tôi, trung tâm này có thể sử dụng máy chạy thận cho người khác để tạo thêm thu nhập.
  Tiền thu được từ khai thác chiếc máy sẽ được chia theo tỷ lệ: Trung tâm 60%, tôi 40%. Bác sỹ cho biết, 40% tôi được hưởng tính ra khoảng 12 triệu đồng mỗi tháng. Như vậy, hằng tháng, tôi sẽ có một khoản ổn định là 12 triệu để mua nhiều loại thuốc khác phục vụ cho việc điều trị (ông là bác sĩ khoa nội nên hiểu rất rõ sự tốn kém đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo muốn tồn tại).
  Đây là sự giúp đỡ và sáng kiến khiến tôi rất cảm động. Bác sỹ tặng cả máy 25.000 USD, lại còn chỉ cho cách tạo thu nhập ổn định, lâu dài để chữa bệnh. Tôi đã nhờ con gái đi tìm hiểu thông tin xem có trung tâm nào giúp được theo gợi ý của bác sĩ Hồng Hải không. Được thì tốt biết mấy.
  - Ông Huỳnh Văn Rô (xã Trí Bình, huyện Châu Thành, Tây Ninh) đã gọi điện cho biết, ông chữa bệnh tiểu đường và suy thận bằng thuốc nam và ấn huyệt, đã chữa khỏi cho nhiều người. Nay ông muốn đón tôi vào chữa bệnh, ăn, ở miễn phí tại Tây Ninh… Do điều kiện sức khỏe, tôi không thể vào Tây Ninh được, nên ông Huỳnh Văn Rô đã gửi thuốc ra Hà Nội cho tôi.
  - Một thông tin mới nhất tôi cũng muốn thông báo đến các bác, các anh chị em: Chiều ngày 17/1, phóng viên báo Tiền Phong cho biết: Đại diện Ngân hàng Đại Dương (OSeanBank) thông qua báo Tiền Phong muốn gặp tôi trong một ngày gần nhất để thảo luận phương pháp giúp đỡ tôi như thế nào cho hiệu quả nhất trong việc điều trị bệnh tật. Cụ thể phương cách đó như thế nào tôi sẽ thông tin đến các bạn sau.
  Ngày 16 và 17/1 đối với tôi là những ngày thực sự cảm động và hạnh phúc, vì được sống trong tình thương yêu của rất nhiều người có tấm lòng nhân hậu. Bên cạnh nhận được nhiều sự giúp đỡ, sẻ chia của mọi người, tôi cũng thấy thấm thía nỗi khổ của bệnh nhân chạy thận, tiểu đường.
  Bệnh nhân cũng khổ, nhưng có khi người vợ, người mẹ… có chồng, con bị bệnh cùng đi chăm sóc, nuôi dưỡng ở bệnh viện trường kỳ ngày này qua tháng khác, còn khổ hơn nhiều. Bệnh nhân chạy thận không hẹn ngày về, “xuất viện là ra đi”. Còn tiểu đường thì phải “sống chung” thôi. Người nghèo, không có bảo hiểm mà bị bệnh này, coi như sống kiếp trời đầy ở trần gian. Mình có chút “thơ ca, hò vè” may mắn được nhiều người biết đến, quan tâm, chứ người nghèo khổ vô vàn.
  Từ trong tư duy và thực tế cuộc sống tôi nghĩ rằng mình may mắn được khỏi bệnh, thì tôi sẽ lập Quỹ vì những người bệnh tiểu đường và bệnh thận… Tôi sẽ gom tất cả những sự ủng hộ, đóng góp mà mọi người dành cho để chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ, nhất là những bệnh nhân nghèo.
  Tôi đã từng viết trên báo Nhân Dân rằng: Cái đáng giá nhất mỗi người để lại trần thế là tưởng như là bạc vàng nhưng lại hóa ra không phải. Cái đáng giá nhất mỗi người để lại trần thế chính là tình yêu thương con người đối với nhau. Vì thế tôi muốn hét lên rằng: Tôi muốn Cảm ơn các bạn! Cảm ơn các bạn! Cảm ơn các bạn!
Trần Đình Chính 

14 tháng 1, 2013

                                 CHÚ Ý!
     VMD đang thông báo khẩn về việc cần thanh lý hàng tồn kho "HN" để cả lớp biết chia sẽ. HN cũng đã đồng ý và nói đồng chí nào cần tiếp quản xin liên hệ với HN theo số điện thoại đã cung cấp cho nhà phân phối TQS.
     Vậy thông báo để các bạn biết tiện liên hệ. Người cung cấp KO!
          Lu bu nhiều chuyện giờ mới vào được blog thấy mọi người chào nhau năm mới rồi ôn chuyện cũ thật vui! Mình cũng xin chúc các bạn một buổi sáng đầu tuần vui vẻ, một tuần làm việc mới thật như ý. Mong muốn của tụi mình về blog SKS nói đã nhiều rồi, ai cũng thật lòng mong ngôi nhà chung của lớp mình luôn đông vui và đầy đủ thành viên hiện diện. Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi công việc phải sắp xếp, lo toan nên không thể lúc nào cũng có mặt hoặc lên tiếng, mình nghĩ chuyện đó cũng bình thường thôi. Mình tin là ngày nào rồi cũng có người đến thăm nhà, mỗi lúc lớp có chuyện chung tất cả đều sẽ góp phần chăm lo, vậy đã đã quá tốt. Với các bạn có năng khiếu viết lách, văn thơ, những bạn đang công tác trong ngành văn hóa, báo chí …mình mong các bạn sẽ thường xuyên đăng tải các bài viết hoặc post lên những bài hay sưu tầm hoặc tiếp cận được cho mọi người cùng thưởng thức và suy ngẫm. NHL

13 tháng 1, 2013

NHỮNG MÙA XUÂN TRONG QUÂN NGŨ


     (Xuân sắp về, Tết sắp đến. Mình trích đăng những dòng nhật ký thời quân ngũ để các bạn đọc cho vui)
     Le matin 15-2-1988
     Dậy đúng giờ, ngồi hút thuốc, chơi. Vào nhà ăn sáng. Chuẩn bị làm bánh Tết cùng Tân, Dân, Cẩm. Cùng nhau lên E nấu nướng. Một ngày trôi qua. Đêm nay trời mưa, buồn hiu hắt. Chiều mai nữa là 2 chiều cuối năm.
     Bạn ơi buồn quá mà không khóc
     Mà vẫn cười qua chén rượu đầy.
     Lesoir 16-2-1988
   Hôm nay là Tuesday. Il peu pleu. Mình vẫn dậy sớm,vào nhà đun nước uống. Cùng D ra nông trường xin hoa. Mang một ít quà đi biếu người khác. Hải cắt chữ trang hoàng nhà cửa. Sau đó cùng nhau về. Hai anh em làm bánh chưng. Nấu nướng lo tiệc cuối năm .
     Ngày 29 Tết sắp trôi qua. Sáng nay nhận giấy báo lãnh tiền nhưng muộn quá rồi. Vẫn vui vẻ. Đây là Tết thứ 2 trong quân ngũ. Vẫn bình tâm trước những biến cố của cuộc đời.
    Gió lạnh vẫn lùa qua khung cửa. Ngoài trời mưa rơi rơi nhè nhẹ. Bây giờ ở quê, mẹ một mình đón giao thừa. Lạy Chúa cho mẹ bình yên. Còn bạn bè đã về chưa? Các chiến hữu làm gì trước giờ phút giao thừa này? Trầm ngâm suy tư về ngày mai, về cái gọi là năm mới. Hớn hở cười vui vì dầu sao ngày đầu năm đã qua rồi. Một trang nữa trong cuộc đời của mỗi người: trên bàn giấy, bên cỗ máy, cánh đồng... đã lật qua. Cái gì mới sẽ đến?
     Nếu tính một năm 12 tháng thì mùa xuân này mình 27 tuổi. Ôi! 27 năm sinh ra, lớn lên, tìm kiếm tri thức, va chạm với nhiều tầng lớp khác nhau đã dạy cho mình nhiều về cái lẽ sống, sự ứng xử… của một người có chút ít hiểu biết. Trong cuộc sống  phức tạp này cần phải khôn khéo, mềm mỏng nhưng không bao giờ luồn cúi, nịnh nọt. Làm gì để vượt lên? Phải cố gắng  nhiều hơn nữa. Khiêm tốn hơn nữa...
     Và em bây giờ làm gì? Suy tư miên man bên ánh đèn dầu? Lệ hoen mờ nỗi nhớ người đi? Anh vẫn tin em đến giờ phút này và đến ngày mai. Cuộc đời đã dạy cho ta một điều hãy kiên tâm theo đuổi mục đích đến cùng. Không coi thường vật chất nhưng cũng không đặt nó quá đầu người. Không biến thành kẻ biển lận, kẻ cơ hội. Em ạ, một năm nữa lại đến. Đôi vai em gầy guộc hơn, đôi mắt em sâu hơn…nhưng không vì thế mà chán nản ưu tư… Cố  lên em nhé. Ngày mai anh lại về...
     Anh chị và mấy cháu bây giờ chắc vui vẻ và quây quần bên nhau để đón giao thừa. Xin chúc gia đình hạnh phúc.
     Người lính đón giao thừa với nỗi nhớ không nguôi gia đình, bạn bè, tình yêu... Ăn bánh bích quy, hút thuốc, uống trà.
     Cn Chính trị - anh Huy qua mừng tuổi.
     C24 - anh Thư qua mừng tuổi.
    Bước sang năm mới, con cầu nguyện Đấng cao cả và tôn kính phù hộ cho con được sống những tháng ngày còn lại khỏe mạnh, bình yên. Cầu mong mẹ anh chị và các cháu vui, hạnh phúc.
     Cầu mong CMN mạnh khỏe, đẹp, dịu hiền.
     Mong các bạn thành đạt.
     Chúc những người Thầy kính mến hoàn thành sứ mệnh cao quí của mình.
     Mưa vẫn rơi và gió thổi
     Những người lính đêm nay vẫn đứng nguyên vị trí chiến đấu của mình.
                                      Hơn 1h30p sáng. LH

12 tháng 1, 2013

NHỮNG CÂU CHUYỆN TÌNH BÂY GIỜ MỚI KỂ


     Tôi lên học lớp 7 trường cấp 2 số 10 ở Nghĩa Phương. Năm lớp 8, tôi làm Liên đội trưởng Đội TNTP. Trong những lần đi kiểm tra hoạt động Đội ở các lớp, một cô gái nết na phúc hậu, đôi mắt to tròn, dáng người cân đối ở lớp 8D đã làm tôi chú ý tên là DTNĐ. Qua những lần trò chuyện với bạn bè, tôi được biết nhà nàng ở trong chợ Sông Vệ, gần trường học của tôi. Một lần tôi liều mạng theo nàng đến nhà và được em mời  vào nhà. Sau khi chào hỏi ba mẹ nàng, chúng tôi  ngồi  chuyện trò vui vẻ về chuyện học hành...
     Những chiều thứ 7, tôi đến nhà nàng. Chúng tôi nói chuyện với nhau, chuyện trường, chuyện lớp chuyện bạn bè... Thỉnh thoảng tôi lại nhìn nàng say đắm và ngược lại. Và tôi đã thành người quen trong gia đình cô chú. Thỉnh thoảng nàng mượn vở tôi để chép bài hoặc nhờ tôi chép hộ. Ôi những chiều thứ 7! Tóc em thơm mùi bồ kết lạ lùng. Ước gì tôi được ngồi bên em mãi mãi để nhìn em và hít mùi hương bồ kết phảng phất tỏa ra từ mái tóc và đôi bờ vai thon nhỏ  của  em… Trong một lần cùng bạn bè đi chơi với nhau, tôi được ưu tiên chở em. Khi xe chạy qua chỗ đông người, em xuống lúc nào tôi không hề hay biết. Cách nhau một khoảng xa, em gọi Huyên ơi. Tôi ngoái đầu nhìn lại và trách em xuống tự khi nào, em cúi xuống như nói lời xin lỗi… Ôi biết bao kỷ niệm buồn vui một thời đi học, một thời áo trắng…
     Ba năm học cấp 3, tôi với em cùng trường. Những trưa thứ 7, tôi lại đạp xe cùng về với em. Hai đứa chuyện trò với nhau. Ba mẹ của em cũng góp vui vào: hai đứa cùng tuổi  đấy. Hóa ra mẹ của em lại cùng quê với tôi. Vì chiến tranh nên cô chú mới đến đây sinh sống. Rồi cũng đến năm cuối cấp, em thi hỏng rồi vội vã lấy chồng. Tôi ra Huế học. Ngày em có chồng, tôi về dự lễ cưới và ra đi mãi  đến bây giờ. "Ngày nhà em pháo nổ, anh cuộn mình trong chăn"… "Em đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn kia bỗng dại khờ"… Tôi lao vào học để quên em, quên mối tình đầu thơ dại nhưng làm sao quên được. Tôi tự nhủ với lòng:
           “ Hãy ngủ yên ở trong miền hoang dã
             Dậy làm chi tiềm thức của ta ơi
             Cho thịt da cháy lên thành nỗi nhớ
             Bờ môi trên ngưỡng cửa đầu đời"
     Sau này nghe tin em bị tâm thần nhẹ. Bạn bè, nhất là các bạn gái thường trêu tôi rằng Đ bị bệnh là vì anh đấy. Lạy Chúa, nào tôi có tội tình gì đâu. Từ trong sâu thẳm trái tim, tôi luôn cầu chúc cho đời em được hạnh phúc. Huyên .

THÔNG BÁO


     Gần một tuần nay, Blog Ngôi nhà chung SKS của chúng ta rất vắng lặng. Chỉ có hai bài thơ của Tr A, NB và vài lời chúc mừng năm mới của KO. Không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Có thể đầu năm , các bạn quá bận rộn công việc cơ quan, gia đình hay là không thích "bờ lốc bờ leo" nữa.
     Tuần qua mình bị cảm nên cũng không thường xuyên vào thăm Nhà. Trước cảnh đìu hiu ấy, mình đề nghị thế này, các bạn xem thử được không. Đồng ý hay không thì cũng cho ý kiến nhé.
     Để Blog được có nhiều bài viết mới, liên tục, mình đề nghị trong nhóm của lớp chúng ta mỗi người mỗi ngày phải viết hoặc post một bài mà mình yêu thích. Từ ngày thành lập Blog SKS đến giờ, quanh đi quanh lại cũng chỉ: TTT, ĐTD, NHL, Tr A, TQS, VĐT, LKO, ĐVH, TTM, NB và LH. Tổng cộng là mười một người. 
     Nếu các bạn đồng ý thì bắt đầu từ ngày 14 tháng 1 năm 2013, cứ theo thứ tự tên người vừa nói trên, các bạn lần lượt viết hoặc post bài tùy ý (TTT mở màn, rồi đến ĐTD, NHL, Tr A... Đến khi có bài của LH vào ngày thứ mười một thì ngày thứ mười hai sẽ quay lại TTT). Làm như vậy, mỗi người sẽ có trách nhiệm với Blog và Ngôi nhà chung của chúng ta sẽ vui và phong phú hơn. Ngoài thứ tự trên, những bạn khác tùy ý viết theo nhu cầu và sở thích. Mình rất mong ý kiến của các bạn. (TQS)

9 tháng 1, 2013

Mời xem...

http://www.youtube.com/watch?v=a9jEhmiTPI

CÁC BẠN THÂN MẾN!

Mấy ngày đầu năm, trong không khí đang vui, các bạn đăng bài đầy cảm xúc và thơ dễ thương quá làm mình cuống cả lên, vội vịnh mấy câu của cố Hàn Thi sĩ để vừa góp chút vui, vừa gửi lòng nhớ Huế và vừa phê phán tình trạng kinh doanh kém văn minh của một số người tại phố Hội quê mình nhé! (Có gì không phải, kính mong cụ Hàn lượng thứ cho!) (TA)



         ĐÂY AN HỘI

                                              Trần Ánh
(Vịnh “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mặc Tử)

Sao anh không về thăm An Hội (*)

Nhìn giá nhà lên, giá đất lên, 

Nhà em tít tắp sâu trong hẻm 

Bỗng chốc quay ra hướng mặt tiền (**).


Á theo lối Á, Tây đường Tây 

Dòng khách gần xa hay đến đây 

Thuyền ai đưa khách du sông đó, 

Nhớ chở mau về quán tối nay!


Mong khách đường xa rủ cùng qua, 

Quán em ngon lắm, nhậu tẹc-ga... 

Ở đây giá cả thường hư ảo 

Em biết tiền ai có nhiều mà!!!


(*) An Hội là tên khối phố bên kia bờ sông Hoài, nhìn sang phố cổ, mới được quy hoạch chỉnh trang mấy năm gần đây nhưng tốc độ phát triển dịch vụ, kinh doanh nhanh đột biến.
(**) Tham khảo ý của một nhà báo không nhớ rõ tên.