30 tháng 4, 2013

30 tháng tư

Kỷ niệm 38 năm ngày thống nhất đất nước, mình xin giới thiệu một đoạn trả lời báo  SGTT của Đại tá Anh hùng Nguyễn Thành Trung ( người ném bom Dinh độc lập ngày 8 tháng 4 năm 1975) về vấn đề Hoàng Sa (TQS):


"Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 - Nguyễn Văn Dũng, 536 - Đàm Thượng Vũ, 540 - Nguyễn Văn Thanh, 544 - Đặng Văn Quang, 538 - Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.
150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện "Xin được chết vì Hoàng Sa".
Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào... đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.
Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!"

28 tháng 4, 2013

Lên với Tà Rụt

Vượt chặng đường 107,5km qua 4 con đèo Hải Vân, Phú Gia, Phước Tượng, Khe tre...mình đến nhà  vợ chồng Tuấn- Nhởn. Dù đã điện thoại báo trước nhưng  ông nội bà nội cũng ngạc nhiên lắm lắm.
Chứng tích về Tà Rụt- một trong những anh đẹp trai SK6, mình gửi lên đây để hòa mạng với anh em bạn bè.
(Nhởn vợ TQT kể là về NGÔI NHÀ CHUNG- lopsuk6 thường xuyên- mình nghe vui như bắt được của)


Tổ ấm gia đình bạn

Cháu nội đầu lòng của gia đình SK6

Tuấn đen và người yêu giờ đã lên ông lên bà! 
T.

26 tháng 4, 2013

Ngũ quỷ môn phái

Ngũ quỷ môn phái Sử k6 cùng luyện "Huda thần công" tại Tứ Tượng viên đêm 27.10.2006
( Chuẩn bị họp Lớp tại Quảng Bình, mình đăng lại tấm hình để các bạn nhớ đăng kí đi kẻo hết beer . TQS)





23 tháng 4, 2013

Đất nước những tháng năm thật buồn

Nguyễn Khoa Điềm
images640364_Nha_tho_Nguyen_Khoa_Diem_Toi_song_cung_nguoi__chet_vi_nguoi_phunutoday.vn_1   Là tác giả của những câu thơ : Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ/ vô tư quá để bây giờ xao xuyến... ( Đất nước)


Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác

Sao mình thức ?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành ?

Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác ?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người

Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi ?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay …
 22.4.2013
Người giới thiệu: TQS

22 tháng 4, 2013


CẢM ƠN NÚI ẤN - SÔNG TRÀ

Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, 9 anh em Hội An mình quyết định chọn Quảng Ngãi – Lý Sơn làm chốn hành hương để tìm lại dấu vết 50 người con mà cụ Lạc Long Quân mang về xứ biển giờ ra sao rồi ?
Qua 2 ngày 2 đêm giao lưu với những con người vô cùng thân thương nơi đây, đặc biệt là vợ chồng TQS và các anh em Cty Môi trường đô thị Quảng Ngãi, bọn mình hết sức cảm ơn và lưu đọng mãi những ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp.
Đất nước, quê hương mình nơi nào cũng đẹp, cũng đáng quý, đáng yêu! Chỉ tiếc là không đủ sức, không đủ điều kiện để tham quan, khám phá, trải nghiệm! Mình đã say với cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen khi vui cùng bạn hiền xứ mạch nha, đường phèn, cá bống,…Điều đáng mừng là lượng du khách đến với Lý Sơn ngày càng đông và nhiều sự kiện quan trọng của quốc gia đã chọn nơi đây để tổ chức.
Xin cảm ơn Sửu-Hoa thật nhiều! Xin cảm ơn các anh em Cty Môi trường đô thị Quảng Ngãi thật nhiều! Hẹn gặp lại trong tương lai không xa nhé!
Xin giới thiệu với các bạn SKS vài bức ảnh bọn mình trong chuyến hành hương thú vị này: (TA)


Cùng kiểm tra ảnh chụp mấy em chân dài trong quán Gạch Đỏ

Tranh thủ làm thêm kiếm vài đồng ăn sáng tại cảng Sa Kỳ

Nhóm anh em Hội An trước chùa Đục - Lý Sơn

Trước Nhà trưng bày về Đội Hoàng Sa Bắc Hải - Lý Sơn

Quy hoạch lại mõm núi lửa Lý Sơn (nhưng pó tay vì nặng quá)

GẶP MẶT DÂU RỂ LỚP SỬ K6 ĐHTH HUẾ 2013

Thông báo họp Lớp cùng dâu rể SKS ở Quảng Bình

Thực hiện Nghị quyết 02 ngày 15/7/2012 của SKS-ĐH THH, Ban cán sự SKS thông báo chương trình họp Lớp năm 2013 như sau:
- Địa điểm: Quảng Bình
- Thời gian: 2 ngày (thứ bảy và chủ nhật, ngày 27 và 28/7/2013- nhằm ngày Giáp Ngọ 20 và Ất Mùi 21 tháng 6 âm lịch)
- Kinh phí: mỗi người 1.000.000 đồng (một triệu đồng). Các bạn có điều kiện kinh tế khá, có thể đóng tiền trên 1 triệu thì càng tốt.
- Phương tiện đi lại: từ nhà đến Quảng Bình, mỗi gia đình tự lo.
- Thời gian đăng kí: từ ngày 22/4/2013 đến ngày 27/6/2013 (Từ 27/6 đến 27/7/2013: BTC sắp xếp công việc)
- Địa chỉ đăng kí: Blog SKS
- Chương trình họp mặt và liên hoan văn nghệ sẽ được đăng trên Blog SKS sau khi tham khảo ý kiến của Bí thư chi đoàn NMN
- Đề nghị các bạn tham gia góp ý thiết kế chương trình để cuộc gặp mặt SKS và dâu rể lần 2 đạt kết quả. Tham gia góp ý trên blog SKS.
Thông báo này thay cho Giấy mời.
Rất mong các bạn có ý kiến rõ ràng, đồng ý đi hay không đi và tự mình ghi tên vào Danh sách đăng kí. Ban tổ chức cũng rất mong các bạn sắp xếp công việc gia đình để cả vợ chồng cùng đi dự họp Lớp.
- Danh sách thành viên tham gia:
1) Vợ chồng TQS
2) Vợ chồng ĐVH
3) Vợ chồng TA
4) Vợ chồng HN-VMD
5) Vợ chồng NMN
6) Vợ chồng TBN
7) Vợ chồng ĐTD
8) Vợ chồng TQT
10) Vợ chồng NHL
11) Vợ chồng NHÂ




                                                                 Thay mặt Ban cán sự Lớp SKS:
                                                                           Lớp trưởng: TQS

20 tháng 4, 2013

Cụ Trần đến với Lí Sơn- Quảng Ngãi

Chiều hôm qua, mình hân hạnh được đón tiếp Tr A và anh em Hội An vô thăm TP Quảng Ngãi và đảo Lí Sơn. Rất vui. Mình post một số hình ảnh để các bạn biết. Sau chuyến đi, hy vọng cụ Trần sẽ kể chuyện nhiều hơn cho Lớp nghe (TQS)



Quán Gạch đỏ



Cụ Trần hát tặng nhân dân QN tại nr TQS

18 tháng 4, 2013

Nhắn tin lại...

Hôm qua mình hân hạnh được gặp bí thư NMN và TTT. NMN ghé lại SG trên đường ra Trường Sa (dự kiến đi 12 ngày) để động viên tinh thần anh em nơi đảo xa. TTT thì cùng chồng đưa khách sang Thailand. Hai vị này có nhắn lại anh em trong lớp khởi động/ xốc lại tinh thần để nửa sau tháng 7 năm nay SKS tổ chức về QB họp lớp. Anh Trạng (chồng T) đã giúp lớp tính toán, nếu đi QB thì mỗi người nộp 1 triệu là phủ bì. Không biết ý các bạn thế nào và lớp trưởng chỉ đạo ra sao? Trên đây thơ ký lớp chỉ ghi lại lời NMN, TTT.

(Ghi chú: NMN và TTT ghé SG nhưng việc nhiều và gấp nên không thể thông báo và gặp các bạn, mong NB, TTM và LH thông cảm).

[h]

13 tháng 4, 2013

Vĩ thanh

(Chiều cuối tuần, mình chép tặng các bạn yêu thơ bài thơ của Lê Quang Sinh. TQS)

Anh cách em một câu hát vội vàng
Thong thả quá ! Muộn một mùa cúc gọi
Sông đắm đuối. Cành xanh còn tươi mới
Hứng ngọt ngào mà ngại một ban mai
Gió vẫn căng nâng đỡ cánh diều lên
Cỏ vẫn sắc. Có điều chi mềm lại !
Ròng rành ơi , lúng liếng của mùa ngâu
Gõ trong trắng lên ao vườn nắng trải
Những xưa cũ. Em là người mang lại
Bỗng giùng giằng như chiếc nón nghiêng nghiêng...
Những giông bão. Em là người mang lại
Anh hóa cánh bèo hoang nợ một đắm chìm
         ( Vĩ thanh)


Tự thoại

Mang một chút hồn quê góp vào buổi tiệc
Tôi như lúa đồng lã chã mồ hôi
Tôi như khói mái gianh chiều tĩnh lặng
Tiếng chân trâu gõ nhịp chân người
Ngồi xuống chiếu đất lề quê thói
Ngấm chút ngon xa nhớ mẹ canh bần
Biết hứng gió cây bền nơi gốc Phật
Mưa qua chùa nép hạt xuống sân
Tôi đắm đuối thi vị mình với cỏ
Hăm hở say những hương cốm hương lài
Nhiều gương mặt như thánh ca rỉ rả
Nhiều bụi trần run rẩy chắp tay
Vài vết son tượng vào chùa tưởng Phật
Dăm vệt lan man khói tưởng đã trầm
Thương chiếc lá tự cất mình lặng lẽ
Gió đong đầy số phận long đong
Những trưởng giả áo the cà vạt
Sao mà thương gấm vóc lụa là
Hiền nhân ơi, mong manh đành khuất lấp
Hơi lẩu mịt mờ rõ mặt nhau không ?
    ( Lê Quang Sinh, sinh 1957, quê quán: Vĩnh Lộc- Thanh Hóa)

NHỮNG NGÀY TRONG QUÂN NGŨ (tt )


Lesoir21-4-88   
Hôm nay là thứ 5 ,Di và Tín vào đơn vị ,mình vẫn còn nằm ngủ .7giờmới vào cơ quan .Ăn sáng .Xin phép Tb Hùng ra đội canh phòng ở nông trường chơi và lấy đàn về .Quay ra kho nằm nghĩ ngợi linh tinh.Hình ảnh nhà khoa học Trần Từ lại xuất hiện,một nhà khoa học nghèo khổ ,người vợ mặc manh áo chục mãnh vá .Một căn phòng trống không,sách vở phủ đầy bụi…
Chiều vào ăn cơm .Lên Ban tham mưu ,các nhân viên ngày mai đi lấy củi .Cụ sốt mấy hôm rồi .Mình ở lại chơi chừng 10 phút .
Đêm nay trăng sáng.Còn 10 hôm nữa là đến ngày chạp việc Họ rồi.Mấy tháng nay Mẹ có khỏe không ?Núi đồi chìm trong sương đêm .Mình và Di ngồi chơi .Di xuống căn tin mua thuốc lá ,kẹo về hai an hem ngồi nhai cho vui .Tín đi xem kịch ở nông trường bộ .
Buồn và nhớ .Hôm nay E chính thức gởi danh sách ra quân lên F .Bây giờ chỉ biết trông ngắn trông dài ngày trở về .
Ngông cuồng khi nào cũng dễ ,chừng mực mới khó .Cố gắng lên H ơi !
Matin22-4-88
Hôm nay nhân viên cơ quan đi lấy củi .Đồng độilại băng rừng lội suối dưới trời nắng cháy .trên đoạn đường dài chừng 25 -30 cây số .Gió mùa đông bắc thổi về .Trời se lạnh .Di ra canh “miếu “ hộ .Mình chuẩn bị đi chợ,mua chiếc quần về mặc chứ rách rưới cả rồi .
Le soir 23-4-88
Sáng nay dậy sớm vào cơ quan ăn sáng .Xuống L nhờ sữa bộ quần áo mới mua .Hồi tối ngủ không được .Ngứa khắp người .Suy nghĩ miên man
Cuộc sống nghèo khổ ,thiếu thốn cả cơm ăn áo mặc vẫn bám riết những con người lương thiện…
Lesoir 23-4-88
Đây là quyển nhật ký thứ 4 kể từ ngày khoác áo màu xanh lính chiến .Chiều thứ 7 này cũng như bao chiều thứ 7 khác không có gì đặc biệt.Tôi cứ gọi mãi vào hư vô ,gọi cuồng điênnhư đứa con mất mẹ tự bao giờ ,gọi mãi như người tình ngày trở về và em đã ra đi !!!
Ừ thì ra đi nào có ngại ngần gì nhưng mỗi chiều thứ 7 hay chủ nhật lại dõi mắt trời xa trông một bóng hình .Tám tháng rồi em đã im lặng …Anh vẫn không hay biết gì ngoài núi rừng ở đây ,nghe gió hú giữa đêm trường hoang vắng .Phụ nữ phải chăng là một phần xương thịt của Ađam –như huyền thoại –mà thiếu đi người đàn ông không thể sống tốt được ?!
Buồn tủi và cô đơn là hố thẳm vô hình cực kỳ khủng khiếp ,tôi đã tới gần miệng vực .Không một nghệ sỹ tài ba nào không cảm thấy chóng mặtkhi tiến tới giới hạn nầy .
Mưa ! Mưa !Mưa nữa đi nhưng không có cơn mưa nào xóa được lối về trong ký ức .Không có cơn mưa nào xóa được hình bóng của em .Giá như chiều hôm ấy tôi không gặp em thì làm sao tôi hết những vết cháy trên da thịt người .Rồi đây ai sẽ bù lại cho ai trong những ngày xa cách hay thầm uyên ủy với chính mình rằng mất mát nầy không phải của riêng ai !?
“Tôi chấp nhận trăm lần trong thổn thức
Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm
Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
Tôi đui mù cho thỏa dạ yêu em ‘’
                                          ( BG )
                                       lh

11 tháng 4, 2013

Pilot A37 & bụi cỏ

Cô vợ trẻ đang ngủ say mê, bỗng giật mình thức giấc vì tiếng la thất thanh trong mơ của anh chồng là một phi công phản lực. Vì bị mất giấc ngủ ngon, cô vợ càu nhàu:
- Anh nằm mơ thấy gì mà la om xòm lên cả vậy?
Anh chồng hổn hển kể :
- Em biết không? Anh nằm mơ thấy anh đang thực hiện một phi vụ oanh kích một đoàn xe chuyển quân của quân địch. Vì xuống quá thấp để đánh cho chính xác, phi cơ anh trúng đạn phòng không của quân địch. Chiếc A37 bốc cháy. Anh nhảy dù ra an toàn, rớt trên một ngọn đồi. Vì gió quá mạnh, anh bị dù kéo lê lết đến cạnh một cái vực sâu. Nếu không nhờ nắm được bụi cỏ giữ lại, thì anh đã rơi xuống vực sâu toi mạng rồi! Nghe xong, cô vợ càng bực mình, đập mạnh vào tay chồng:
- Bây giờ anh đã thoát chết rồi, anh có chịu buông “cái bụi cỏ” ra cho người ta ngủ hay không?

[h] sưu tầm

10 tháng 4, 2013

Bắt giặc lái

 Chuyện bắt giặc lái, bác em lão nông kể em xin kể các anh chị nghe:



 

 Hồi đó máy bay khó nhìn lắm, Mic ta xuất kích đánh nhau bắn bùm chéo với bọn F gì gì đó hộ tống B52 đm chúng nó, bác em trèo lên ngọn dừa xem, thì thấy 1 máy bay xịt khói, 1 dù bung ra, bác em hô :
 " Cháy máy bay Mỹ rồi bà con ơi,  đm đi bắt giặc lái thôi chúng mày ơi ".

  Thế là cả họ nhà em với mấy anh hàng xóm vác gậy gảy rơm, đòn gánh, với gốc tre xông đi bắt, cứ nhìn hướng dù rơi mà xông tới, mắt hướng lên giời , phi cả xuống ao. Xúi quẩy cho tên phi công rơi rất gần, ngay ruộng lúa, thế là bác em với mấy cậu vồ được khi dù vừa tiếp đất đm thằng vận xúi!!!

 Cái dù chụp lên tên phi công, hắn đang nhùng nhằng gỡ thì bác em đập 1 cơ số đòn gánh vào thóp, hắn đang ú ớ thì bị đập cả cái gốc tre vào mồm, nhè tương ớt ra, rồi a- lô- xô các bác các cậu xông vào đấm đá đạp, tên phi công đại bợm vỡ mồm không kêu được, bị đánh ngất, bị trói gô khiêng đi như con chó,  lúc bê nó lên Huyện đội báo công thì nó tỉnh tí ti, nó chửi bằng tiếng Việt " đm bố làm gì mà đánh bố " rồi ngất xỉu ....
  Hóa ra phi công ta, MIC của ta bị hạ , họ nhà em trốn sạch, bác em bị gọi kiểm điểm bảo là tôi biết đ đâu đấy, nó rơi xuống ruộng lấm như con trâu đầm biết đ đâu đấy?

 Anh phi công nghe nói sau đó thành tật, khỏi bay luôn, mất nguyên hàm răng cửa !!!

  ( theo giới thiệu của TTM, mình đọc được trên blog vnp, post lại để các bạn đọc cho vui. TQS) 


7 tháng 4, 2013

Tình ca Tây Nguyên

Các bạn có nhớ kỉ niệm nào của lớp chúng mình khi nghe bài hát này không?


T

5 tháng 4, 2013


Mang theo nỗi nhớ

                                                                                                                            Đình Nam

Dễ chừng cũng đã 30 năm rồi mà cái cảm giác vừa lạ lẫm nhưng cũng lại rất thân quen khi lần đầu tiên đặt chân lên A Lưới vẫn không thể mờ phai trong tâm trí tôi. Cảm động sao là hình ảnh những thầy cô giáo trẻ đang dạy học ở nhiều nơi vùng rừng núi hoang sơ hay tin có đoàn sinh viên thực tập của chúng tôi đã băng rừng lội suối về thị trấn chung vui để rồi mãi mãi còn lại trong tôi là những đêm không ngủ quây quần bên đống lửa hồng, hát cho nhau nghe những khúc ca vang vọng một thời. Và cũng thật ngỡ ngàng khi lần đầu tiên tôi bắt gặp những tên đất như Hương Phong, Phú Vinh… gợi nhớ gốc gác của những chủ nhân là những người đi lên đây từ đồng bằng và phía biển mấy mươi năm trước.
Thời điểm những năm cuối thập niên bảy mươi thế kỷ trước thật khó quên khi mà vì mưu sinh và cũng vì sự hấp dẫn của những vùng đất bạt ngàn phía tây đã có không ít gia đình bồng bế nhau lên non khai phá và sinh sống để cho mấy mươi năm sau, chúng ta có được những A Lưới, Nam Đông dáng vóc như hôm nay, thôn bản của bà con Cà tu, Tà ôi… sống chan hòa bên cạnh xóm làng của đồng bào người Kinh. Ví như Nam Đông có 11 xã và thị trấn thì có 5 xã có chủ nhân từ miền xuôi lên, được gọi với cái tên chung là xã kinh tế mới. Còn với A Lưới là các xã Sơn Thủy, Hương Phong, Phú Vinh.  
Người Việt mình và đặc biệt là người Huế, người Thừa Thiên đi xa vẫn hoài niệm và canh cánh một nỗi nhớ quê, nhớ nơi chôn nhau cắt rốn. Lịch sử hơn 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân cũng đã chứng kiến bao đợt di dân khai phá vùng đất mới. Có những chuyến đi thật xa, lên Tây Nguyên hay vào tận Nam bộ. Cũng có những đợt di dân làm thay đổi nhận thức về cả một vùng đất như sau ngày giải phóng. Sách sử ghi lại, do dân số phát triển, địa bàn sẵn có không thể dung nạp được nữa, làm ăn trở nên khó khăn hơn, từ rất lâu rồi người ta bắt đầu di chuyển tìm nơi ở mới, hình thành nên các làng hậu kỳ, cơ cấu vẫn theo tập quán cũ. Vậy nhưng, như một cách để nhắc nhở con cháu chớ quên gốc gác cội nguồn, bên cạnh việc đặt tên mới hẳn, người đời đã lấy lại tên nguyên quán thêm yếu tố phân biệt. Chẳng hạn làng Dã Lê Thượng phân biệt với Dã Lê (gót), làng Thanh Thủy Thượng rạch ròi với Thanh Thủy Chánh hay làng Ngô Xá và các làng mới có từ Ngô Xá là Ngô Xá Đông, Ngô Xá Tây…
Cũng là cách nghĩ đó, nhưng có sự thay đổi ít nhiều là cách đặt tên những xã mới ở A Lưới và Nam Đông hôm nay. Xã Hương Giang thuộc huyện Nam Đông là xã kinh tế mới của người dân các phường ở Huế. Bản thân tên gọi Hương Giang gợi nhớ về dòng sông Hương, biểu tượng đầy tự hào của người dân Huế. Các xã Hương Phú hay Hương Lộc cũng của huyện Nam Đông gắn liền với cư dân gốc gác từ các huyện Hương Phú cũ (gồm cả huyện Phú Vang và thị xã Hương Thủy) và Phú Lộc. Hay Hương Phong là xã kinh tế mới của cư dân Hương Trà. Nó cũng là tên gọi của xã Hương Phong nằm ở phía dưới ngã ba Sình, vùng hạ lưu sông Hương, nơi còn bảo lưu nhiều giống lúa xưa thơm ngon như hẻo rằn, chầm dâu… và có rú Chá nổi tiếng đa dạng sinh học.
Cách nay không lâu, tôi vào Tây Nguyên, có dịp ghé thăm Phú Xuân, một xã kinh tế mới của người dân Thừa Thiên Huế ở huyện Krông Năng thuộc tỉnh Đắc Lắc. Những con người chưa hề biết mặt gặp nhau đã tay bắt mặt mừng, lạ thay như anh em bà con thân thương lâu ngày gặp lại. Giữa đại ngàn núi cao, cái xã Phú Xuân thật bé nhỏ nhưng đầy ấn tượng trong tôi, vẫn giữ cốt cách và nét Huế không hề lẫn lộn. Tôi nhớ mãi tâm sự của một cán bộ lãnh đạo địa phương, vào đây từ khi còn là cậu bé lên mười giờ cũng đã xấp xỉ tuổi nghỉ hưu, rằng quê hương vẫn là nỗi nhớ khôn nguôi trong anh. Không còn cha mẹ hay người thân ruột thịt nhưng anh vẫn còn ở “ngoài đó” những bà con cùng bạn bè, đặc biệt là ký ức không thể nào phai của một thuở ấu thơ và những mộ phần tổ tiên. Và anh đã bảo rằng, cái tên Phú Xuân mang theo nỗi nhớ quê hương, chính là sự nhắc nhở để các thế hệ con cháu ở vùng quê mới hôm nay và sau này không quên nguồn cội… 
                                                               (NHL post từ Thừa Thiên Huế cuối tuần 4/4/2013)

4 tháng 4, 2013

CHÁY TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẢNG BÌNH - MẬU NAM TA CÓ BỊ GÌ KHÔNG?

Vừa lên cơ quan , đọc tin  thấy Trung tâm văn hóa Q Bình của NMN bị cháy. Không biết Bí thư của chúng ta có làm việc ở đây không? Mình trích tin để các bạn biết và đt thăm hỏi MN có chuyện gì không? ( TQS)

Khói lửa bao trùm Trung tâm văn hóa Quảng Bình
Lửa bùng phát tại tầng 2 Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Bình sau đó bao trùm toàn bộ tòa nhà. Cảnh sát phải huy động vòi rồng, xe thang ở sân bay Đồng Hới đến dập lửa.
10h20 ngày 4/4, lửa xuất phát từ tầng 2 Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Bình trên đường Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới. Cột khói đen bốc cao cả chục mét, đứng cách xa nhiều km vẫn nhìn thấy. Nhiều nhân viên nháo nhào chạy ra bên ngoài.
Khoảng 20 phút sau, 3 xe cứu hỏa cùng một xe thang, vòi rồng của sân bay Đồng Hới tới dập lửa. Đến 12h, hỏa hoạn được khống chế, lực lượng cứu hộ tiếp cận được phía trong. Đồ đạc tại cả 4 tầng của Trung tâm đều bị thiêu rụi.
Theo một số người, nguyên nhân hỏa hoạn có thể chập điện ở tầng 2.
Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Bình rộng hàng nghìn m2, nằm giữa TP Đồng Hới, là nơi chuyên tổ chức các sự kiện lớn của địa phương.




Ngọn lửa bao trùm toàn bộ Trung tâm văn hóa. Ảnh: Xuân Lâm

Xuân Lâm - Phương Sơn

3 tháng 4, 2013

Chuyện cũ nói lại

Anh em nhà SK6 thân mến, 
Chuyện đã cũ, các bạn ĐVH, TQS, đtd và mình nữa cũng đã nói từ đầu, và lặp đi lặp lại nhiều lần. Cũng xin nhắc lần nữa rằng lopsuk6.blogspot.com là trang nhật ký mở- mọi người vô tình hay cố ý đều vào xem được. Anh em bạn bè đều đã tuổi tri thiên mệnh cả rồi- nên chúng ta tin vào trí tuệ, trách nhiệm của nhau (ý này của ĐVH) nên bài viết cũng như nhận xét đều để ở chế độ tất cả thành viên SK6 đều là chủ, chúng mình làm chủ tập thể.
25 người chúng ta chưa kể dâu rể Mỗi người một việc, có những anh em có địa vị, trọng trách đối với xã hội như: NVN, TA, VNĐ, NHL, đtd, vợ chồng nhà TQS-KH, NMN, vợ chồng NHÂ, ts ĐVH, KO- TS,  VĐT và các bạn khác nữa ... bên cạnh đó, mọi người còn phải trách nhiệm đối với gia đình nội ngoại bốn bên, con cái và với xã hội.
 Vậy nên mình nghĩ:
- Đã là bạn bè trong lớp thì nên chính danh mà viết nhận xét. Lời lẽ trong các còm nên chừng mực để khỏi làm phiền lòng và  ảnh hưởng đến bạn mình.
- Những riêng tư bạn nên đt trực tiếp hoặc trao đổi với đối tượng qua Mail.
- Mình viết những dòng này nhân đọc thấy cái còm kí tên giang hồ dưới bài thơ CHIỀU CƯ XÁ của đtd do TQS đăng lại.
T

CHIỀU CƯ XÁ

( Lâu quá không thấy ĐTD viết bài, mình đăng lại bài thơ của ĐTD ngày 25/7/2012 để các bạn đọc lại. TQS)

Chiều cư xá! Ôi những chiều cư xá!
Giảng đường tan, cả bọn kéo nhau về
Bóng đổ dài ngọn xà cừ rủ lá
Tiếng kẻng cơm. Chờ mãi thấy lâu ghê!

Chiều cư xá! Ôi những chiều cư xá!
Chép ước mơ vào trang giấy đầu đời
Ta với bạn rồi mỗi người mỗi ngã
Cư xá chiều! Nhớ lắm! Nhớ không nguôi.

Ngày gặp lại. Kể về chiều cư xá
Tóc pha sương cứ tranh nói, tranh cười
Men rượu ngọt, ánh lửa hồng đôi má
Vẫn nồng nàn thuở ấy tuổi đôi mươi

Tuổi xế chiều, tìm về chiều cư xá
Bao buồn vui, bao ước vọng lắng bồi
Ôi kỷ niệm của những chiều cư xá!
Đời sinh viên chỉ có một mà thôi

                                                  ĐTD

Thư ngỏ của ls Trịnh Minh Tân, người đã từng bào chữa cho bà Ba Sương, gửi kiểm sát viên Hải Phòng đang tiến hành tố tụng vụ án Đoàn Văn Vươn

( Người giới thiệu bài viết của Luật sư Trinh Minh Tân: TQS)


HDXX-Doan-Van-Vuon_15e60

Thư ngỏ  gửi ông/bà kiểm sát viên đang là người tiến hành tố tụng vụ án Đoàn Văn Vươn
Tôi là luật sư Trịnh Minh Tân, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh
            Địa chỉ: 22 đường 53, phường Bình Thuận quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
            Điện thoại: (08) 6262 4841            E-mail: lsminhtan@yahoo.com.vn
            Thưa quý ông/bà, tôi không phải là người bào chữa cho các bị cáo
trong vụ án Đoàn Văn Vươn, vì thế không biết rõ các chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội cho các bị cáo được thể hiện trong hồ sơ vụ án nên tôi chưa thể khẳng định những bị cáo bị truy tố có tội hay không và nếu có tội thì tội gì, mặc dù qua các phương tiện truyền thông tôi cũng có thể hình dung ra sự thật khách quan của vụ án. Nhưng để phân tích theo hướng gỡ tội hay buộc tội thì không, vì người phân tích phải nhìn thấy bản cung, nhìn thấy vật chứng và các tài liệu do các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập. Tuy nhiên, bất kỳ một luật sư nào khi đọc bản cáo trạng cũng có thể hình thành trong đầu những ý nghĩ, những lập luận bào chữa, nhưng để bào chữa thật sự như người tham gia tố tụng trong vụ án thì không thể.
            Do đó, tôi viết bức thư ngỏ này gửi tới các ông/ba kiểm sát viên không với tư cách là người hành nghề luật sư, mà với tư cách là người đã từng là kiểm sát viên, đã từng được phân công thực hành quyền công tố hàng nghìn vụ án trong thời gian xấp xỉ 30 năm công tác trong ngành kiểm sát.
            Tôi biết trong vụ án này, kiểm sát viên (KSV) thực hành quyền công tố chịu rất nhiều áp lực:
-         Áp lực từ dư luận: đòi hỏi phải có công lý thực sự với người bị truy tố;
-         Áp lực từ phía lãnh đạo, từ thành ủy: đòi hỏi KSV phải bảo vệ cho được quan điểm truy tố, qua đó chứng minh việc truy cứu trách nhiệm hình sự các bị cáo là đúng người, đúng tội.
Tôi hiểu những áp lực như vậy có sức nặng khủng khiếp đè nặng lên tâm lý KSV.
Là người tiến hành tố tụng trong vụ án cụ thể này, KSV không chỉ quan tâm đến các chứng cứ buộc tôi, mà phải rất chú ý đến các chứng cứ gỡ tội, thậm chỉ phải phủ nhận những tình tiết được coi là chứng cứ buộc tội được thu thập trong quá trình điều tra để quy kết các bị cáo phạm tội mà với hiểu biết, với tư duy pháp lý và với niềm tin nội tâm của mình, KSV xác định đó chỉ là ngụy chứng cứ.
Cái dũng của người KSV là phải đặt sự thật, lẽ phải lên trên hết. Người KSV, vì thế phải có sức đề kháng với những áp đặt mang tính chủ quan, để từ đó phân tích các khía cạnh của sự kiện pháp lý trên cơ sở khách quan, khoa học. Điều quan trọng nhất vẫn là phân tích các hành vi khách quan, ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi bị coi là tội phạm.
Trong vụ án này, KSV không thể không phân tích các nguyên nhân dẫn đến hành vi chống đối lực lượng cưỡng chế của các bị cáo. Điều này thể hiện cụ thể ở các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền ban hành đã vi phạm như thế nào, đã xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ra sao?
Tôi có một may mắn là làm việc ở một thành phố lớn, áp lực công việc cũng không hề nhẹ, nhưng tâm lý không quá nặng nề giữa cái đúng và cái sai, vì bản thân luôn được bày tỏ quan điểm, và đề xuất ý kiến nhiều khi trái với quan điểm của lãnh đạo, thậm chí được quyền rút ra khỏi vị trí là người tiến hành tố tụng khi quan điểm của mình không đồng quan điểm với lãnh đạo. Đặc biệt, khi tôi còn làm việc ở VKSND TP HCM, Thành ủy luôn tôn trọng ý kiến của cơ quan tiến hành tố tụng, không chỉ đạo cụ thể, không áp đặt phải truy tố thế nào, xét xử ra sao, chỉ yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải làm đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.
Mạnh dạn bày tỏ quan điểm, đặt công lý lên trên, để sự thăng tiến chức quyền xuống dưới thì người KSV mới bảo vệ được quan điểm đúng của mình trước các áp lực.
Thời gian gần đây, báo giấy cũng như các trang mạng đề cập nhiều đến vụ án Nọc Nạn xảy ra cách đây 85 năm ở miền Tây Nam bộ. Tôi cho rằng chính quyền thực dân (Pháp) không phải vì “thương” nông dân, người đã có công khai khẩn đất hoang mà nương tay tha bổng. Điều quan trọng ở đây là chính quyền không chi phối, điều khiển hệ thống tư pháp, quan tòa được độc lập đưa ra phán quyết mà không chịu một áp lực bởi quyền lực chính trị nào. Đó là đặc điểm của bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập, nguyên tắc này tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận cận được với công lý.
Viện kiểm sát nhân dân với chức năng (khi Hiến pháp 1992 chưa sửa đổi năm 2001): “Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luật định.”
Với chức năng nêu trên, VKS địa phương có quyền kiểm sát và kháng nghị các văn bản do HĐND và UBND ban hành trái luật. Hình thức tổ chức “quyền kiểm sát” này phù hợp với nguyên tắc tổ chức nhà nước tập quyền, với nền kinh tế kế hoạch hóa. Trong nhiều trường hợp, sự lạm quyền của cơ quan hành pháp cũng bị chế ước bởi “đèn đỏ” do VKS phát ra bằng các kháng nghị để tạm dừng thi hành các văn bản trái luật, đặc biệt là các quyết định hành chính sai gây thiệt hại cho lợi ích chung cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Điều 2 Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001 quy định Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
Điều 137 được sửa đổi năm 2001: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.”
Kể từ khi quy định trên có hiệu lực, các văn bản của chính quyền địa phương thi nhau phạm luật mà không bị “thổi còi”, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai. Trong khi đó thì chế định về khởi kiện hành chính còn mới mẻ và chưa hoàn thiện, người dân không có điều kiện để tiếp cận quyền khởi kiện của mình, mà nhiều khi khởi kiện thì cũng không thắng được chính quyền, do cơ chế vận hành của hệ thống tư pháp không hoàn toàn độc lập.
Trong bất kỳ một chế độ nào, nhà cầm quyền, mà cụ thể là những con người được giao quyền cũng tiềm ẩn sự lạm quyền, chỉ chờ có cơ hội là nó sẽ bung ra.
Trong bức thư ngỏ này tôi không phân tích nhiều về thể chế, nhưng chính cơ chế vận hành bộ máy công quyền có nhiều bất cập, không tương tác với thực tiễn đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng bởi những quyết định sai trái do chính quyền địa phương ban hành.
Nội hàm của điều 137 HP năm 1992 sửa đổi năm 2001 chỉ có thể phù hợp trong một nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập, không phù hợp trong một nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền. Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, nhưng cơ sở kinh tế đã có nhiều thay đổi, nền sản xuất không “kế hoạch hóa” như trước đây, mà nó vận hành theo quy luật của thị trường. Đây là sự mâu thuẫn đang tồn tại giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cần phải được hóa giải.
Vì vậy, nếu nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền thì VKS phải có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật (không chỉ là kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay). Còn nếu giữ chức năng như điều 137 Hiến pháp hiện hành thì nên đổi tên VKS là Viện công tố, và tất nhiên, bộ máy nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập, chế ước lẫn nhau thì mới ngăn chặn được sự quá lạm của các nhánh quyền lực.
Nếu như Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 không bỏ toàn bộ chức năng kiểm sát chung, mà giữ lại chức năng kiểm sát văn bản thì các KSV có thể không bị áp lực đè nặng như bây giờ.
Trở lại vụ án Đoàn Văn Vươn, những thiệt hại do các văn bản trái luật do UBND ban hành thì đã rõ. Đó là:
-         Thiệt hại về tài sản cho gia đình Đoàn Văn Vươn;
-         Thiệt hại về sức khỏe cho các chiến sĩ thực thi lệnh cưỡng chế.
Cả hai thiệt hại này là hệ quả của quyết định trái luật của chính quyền thành phố Hải Phòng và huyện Tiên Lãng.
Vì thế nên xem xét:
  • Miễn trách nhiệm hình sự cho Đoàn Văn Vươn và các bị cáo liên quan đến hành vi của Đoàn Văn Vươn (nếu các luật sư có đủ căn cứ chứng minh Đoàn Văn Vươn không phạm tội giết người, và chỉ dừng lại ở hành vi chống người thi hành công vụ).
  • Xử lý trách nhiệm, kể cả truy cứu trách nhiện hình sự đối với những cán bộ có trách nhiệm của thành phố Hải Phòng và huyện Tiên Lãng, gắn với việc bồi thường thiệt hại cho gia đình Đoàn Văn Vươn và những người bị thương.
  • Công nhận thương binh cho những chiến sĩ bị thương nếu họ đủ điều kiện về tỷ lệ thương tật. Điều này có vẻ khôi hài nhưng đó là pháp lý và đạo lý. Những người lính thực thi lệnh cấp trên, họ không có điều kiện và cũng không buộc phải biết là hành vi của họ vào khu đầm thi hành lệnh cưỡng chế là đúng hay sai. Bởi lẽ, đã là người lính thì phải biết “quân lệnh như sơn” (mệnh lệnh trong quân đội là dứt khoát, chỉ biết có chấp hành, ví như là quả núi, không thay đổi, lay chuyển được[1]). Theo logic hình thức thì lệnh cấp trên đương nhiên cấp dưới phải thi hành và trong nhận thức của người lính thì họ đang thực thi nhiệm vụ được giao. Việc đúng, sai phải do người ra lệnh chịu trách nhiệm.
Khó lắm! Trong vụ án này, KSV khó có thể đo được bản lĩnh của mình.
“Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”[2] là đức tính cần có của người kiểm sát viên.
Lịch sử tư pháp Việt Nam chắc chắn sẽ tô đậm dấu ấn vụ Đoàn Văn Vươn. Nó được tô bằng dấu son hay dấu đen còn tùy thuộc vào người tiến hành tố tụng.
Vụ Nọc Nạn cách nay 85 năm, dù là Tòa án của chế độ thực dân hà khắc, nhưng nó lại được tô đậm bằng dấu son với tinh thần: Tòa đến với dân, công lý dành cho tất cả.
Nói như vậy không có nghĩa là Tòa án nhân dân hiện nay không mang lại công lý, mà ngược lại, nhiều oan trái đã được Tòa án nhân dân minh oan. Vụ Tạ Đình Đề năm 1976 là một ví dụ.
Người dân cũng đang mong chờ phán quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng được phát ra từ những thẩm phán “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”[3]
                                               
  Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 4 năm 2013
 Người gửi
 Luật sư Trịnh Minh Tân

*LS Trịnh Minh Tân đã từng bào chữa cho bà Ba Sương

[1] Đại từ điển tiếng Việt xuất bản 1998, tr.1370
[2] Lời Hồ Chủ tịch căn dặn cán bộ ngành kiểm sát
[3] Thư Hồ Chủ tịch gửi Hội nghị ngành tư pháp tháng 2/1948
About these ads

2 tháng 4, 2013

CÔNG LÝ CHO ĐOÀN VĂN VƯƠN - TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG.

TTM.    Sáng nay, 2 tháng 4, vụ án của gia đình anh Đoàn Văn Vươn bắt đầu được xét xử cấp sơ thẩm tại Hải Phòng. Có lẽ từ trước tới nay chưa có vụ án nào mà nhiều tầng lớp dân chúng VN lại đứng hẳn về phía "bị cáo" nhiều như vậy, kêu gọi công lý, giúp đỡ, bảo vệ cho "bị cáo" nhiều như vậy. Với một động cơ hết sức trong sáng, lời lẽ rất ôn hòa, ba sinh viên trường ĐH Luật TPHCM đã ra tuyên ngôn vì công lý cho Đoàn Văn Vươn và thu thập chữ ký ủng hộ vì công lý cho gia đình anh Vươn. Dưới đây là bản Tuyên ngôn:

                   Tuyên ngôn: Công lý cho Đoàn Văn Vươn

    Xét rằng, trong vụ án Đoàn Văn Vươn, chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có nhiều sai phạm trong việc thực hiện ‘công vụ’, vi phạm nguyên tắc thượng tôn pháp luật và đi ngược lại lợi ích của người dân,

Xét rằng, căn cứ truy tố Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân về tội giết người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 1, Điều 93, Bộ luật hình sự, và chống người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 2, Điều 257, cùng bộ luật, là không thỏa đáng, do căn cứ này vi phạm nguyên tắc về tính hợp pháp của công vụ,

Xét rằng, hành vi chống trả của Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân, xuất phát từ quyền tự vệ và quyền bảo vệ đối với tài sản của gia đình đã được gây dựng trong nhiều năm, là hệ quả của ‘công vụ’ sai pháp luật,

Xét rằng, phiên xử sơ thẩm của vụ án vào tháng Tư tới đây có thể sẽ không đảm bảo được tính khách quan, bởi cáo trạng không lột tả được bản chất sự việc, không làm rõ những chứng cứ và nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, cùng nhiều bất cập khác,

Chúng ta, những người nhận thức rõ về các vấn đề trên, xướng lên bản Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn, nhằm nhắc nhở cơ quan xét xử (Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng), phải thực hiện xét xử công minh, tuân thủ các nguyên tắc xét xử của luật quốc gia và luật quốc tế, cùng các chuẩn mực nghề nghiệp khác. Cụ thể như sau: 

Theo Điều 130, Hiến pháp Việt Nam hiện hành, “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”

Theo Điều 10, Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền, 1948: “Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.”

Theo Khoản 1, Điều 14, Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự & Chính trị, 1966, mà Việt Nam đã gia nhập và do đó có nghĩa vụ thực hiện: “Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật...”

Tuyên ngôn của chúng ta, những người yêu chuộng lẽ phải, không chỉ nhắc nhở, mà còn khuyến khích cơ quan xét xử hãy can đảm và thực hiện đúng vai trò quan tòa của mình, một cách độc lập và khách quan nhất có thể, trong việc phân định đâu là công lý.

Và vì thế, chúng ta ký tên vào bản tuyên ngôn này.

Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần đáng kể để tạo nên một danh sách hàng vạn chữ ký nhằm làm mạnh mẽ thêm tinh thần của Đoàn Văn Vươn.

Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần làm cho bóng tối khiếp sợ, và lùi bước trước sự lan tỏa của ánh sáng.

Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần làm lay động những người bàng quan, và từ chỗ bàng quan, họ trở thành những chiến hữu.

Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của lẽ phải, để làm bừng lên ánh sáng công lý cho Đoàn Văn Vươn.

Đồng ký tên khởi xướng cho tuyên ngôn này:

Nhóm sinh viên Luật, TP. HCM:


1. Nguyễn Trang Nhung, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 4B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2011-2014

Quote yêu thích: "Ngay cả khi bạn không làm chính trị, chính trị sẽ đến với bạn." (Aung San Suu Kyi)

2. Bùi Quang Viễn, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 3B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2010-2013

Quote yêu thích: "Điều duy nhất giúp cái ác chiến thắng là những người tốt không làm gì cả." (Edmond Burke)

3. Phạm Lê Vương Các, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp AUF35 Văn bằng 1 Chính quy, niên khóa 2010-2014

Quote yêu thích: "Hạnh phúc trong tầm tay là biết chủ động dấn thân lựa chọn những khó khổ cho mình." (Phạm Lê Vương Các) 

Sài Gòn, 31/3/2013
---

Hãy để tuyên ngôn này được truyền đi và tiếp sức! Và hãy hi vọng rằng nó sẽ tạo nên một làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ để triệu gọi công lý trở về.
Trang ký tên tại: 
Danh sách ký tên được cập nhật lập tức tại:
https://docs.google.com/spreadsheet/ccc?key=0Ag9Hx35xPjoEdElIRDZEZVQ0YndveXFTZ0VmWHlEVGc

Liên hệ với nhóm khởi xướng qua:
tuyenngondvv@gmail.com

1 tháng 4, 2013

HÃY NÓI DỐI TỐT HƠN NỮA!

    Nhân ngày cá tháng tư, xin post lên đây bài diễn văn của Bọ Lập ( nhà văn Nguyễn Quang Lập) để anh em đọc chơi.

              Hãy nói dối tốt hơn nữa!

            Diễn văn của Bọ Lập chào mừng Ngày nói dối toàn thế giới.
           

         Thưa các đồng chí và các bạn!
    Hôm nay, trong không khí phấn khởi tự hào chào mừng ngày nói dối toàn thế giới, tôi xin gửi tới các đồng chí và các bạn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, thân thương nhất.
         Thưa các đồng chí và các bạn.
    Trải qua một chặng đường đấu tranh gian khổ với bè lũ nói thật chúng ta đã thu được nhiều thắng lợi  to lớn. Nhờ có nói dối mà vợ không làm gì được chồng, cấp trên không làm gì được cấp dưới, phụ huynh không làm gì được cô thầy, bố mẹ không làm gì đựơc con cái.

    Nhờ có nói dối chúng ta có được hàng ngàn dự án bánh vẽ, giải thưởng ma, tiến sĩ giấy, công trình dổm. Nhờ có nói dối mà nhân dân tin tưởng, bạn  bè quốc tế nể trọng, cho vay ngày càng nhiều đòi nợ ngày càng khó. Thử hỏi cứ nói thật làm thật thì chúng ta có bao nhiêu thắng lợi rực rỡ, bao nhiêu thành công lớn lao, bao nhiêu công trình vì đại. Và lấy đâu ra sự đồng thuận hả các đồng chí, lấy đâu ra?

    Có người nói muốn giàu có vững mạnh cần phải nói thật, sai, nếu nói thật thì làm sao có ổn định, không ổn định làm sao nói đến giàu có vững mạnh? Nói dối là để chứng minh chính sự thật là dối trá, là ác ý, là vô cùng nham hiểm. Chúng ta phải kiên quyết bài trừ sự thật bởi vì chỉ có sự thật mới cản trở con đường tiến lên thế giới đồ đồng. ( Không phải thế giới đại đồng, các đồng chí phiên dịch sai, đại đồng là cái đinh gì, nó chính là thế giới đồ đồng).

    Gần đây có nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo hô hào cần có một ngày nói thật, sai. Đồng chí Tạo không nắm được thông tin, không hiểu được tình hình đất nước nên đã phát ngôn bừa bãi.

    Nếu đồng chí Tạo không nói dối làm sao quần chúng say mê  nhạc đồng chí được. Đồng chí Tạo viết: quá nửa đời phiêu bạt, ta lại về úp mặt vào sông quê, sai, đồng chí Tạo lười tắm, úp mặt vào sông quê bao giờ. Nhưng nói dối thế mới hay, mới sáng tạo. Nếu đồng chí Tạo nói đồng chí úp mặt vào cái ấy  thì có hay nữa không, quần chúng còn say mê đồng chí nữa không.

    Cho nên không nên nghe bè lũ nói thật lung lạc mà đề xuất linh tinh. Một phút nói thật cũng không, nói thật thì lợi hay hại… lợi hay hại hả các đồng chí.

    Vì thế, tôi đánh giá rất cao lực lượng đánh máy nước nhà. Các đồng chí đã chịu thương chịu khó, đồng cam cộng khó, trên dưới một lòng, đứng mũi chịu sào đưa nói dối nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ nay cậu đánh máy là biểu tượng hào hùng  đầy sức sáng taọ của nói dối nước nhà, đưa nói dối nước nhà lên một tầm cao mới.

    Thưa các đồng chí và các bạn

Chúng ta không thể tồn tại nếu chúng ta không được nói dối, không biết nói dối. Nhân ngày lễ trọng đại này, tôi kêu gọi các đồng chí hãy phát huy tinh thần tiến công, chủ động sáng tạo, đánh bại mọi âm mưu thâm độc của bè lũ nói thật, đánh bại từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên dành thắng lợi hoàn toàn.

    Láu hơn nữa, trơ hơn nữa, lì lợm hơn nữa đó là khẩu hiệu nói dối của chúng ta.

   Chúc các đồng chí sức khoẻ và an tâm sống chung với lũ.
                                                                             Bọ Lập

(TTM post)


Đám cưới cháu nội Lê Duẩn

   Chiều thứ bảy ngày 30 tháng 3 năm 2013, vc mình , cu Hoàng ( con mình) đi cùng Trịnh Dũng ( sử K4) và Đoàn Dụng ( 12a) từ Quảng Ngãi ra Đà Nẳng để dự đám cưới con gái PTH ( bạn học thời phổ thông ). Tiệc cưới được tổ chức ở  LifeStyle  Resot, đường Trường Sa, TP Đà Nẳng. 18h30 mới vào tiệc. Gặp lại một số bạn học thời phổ thông như Cúc, Vân- Cận, Hòa, Búp, Hương , Hóa, Phúc, Mỹ( 12c1), Anh-72, Vinh... rất vui.
   Điều đặc biệt là vc PTH làm sui với con trai LD. Cháu nội của LD là rể PTH. Khách mời không đông lắm, khoảng trên 200 người. Đến 20h30, vc PTH mời bọn mình về nhà riêng của H để liên hoan ca hát. Cũng vui. 22h, nhóm bạn Bình Sơn về Q Ngãi. Đoàn Dụng cũng về. Chỉ vc mình và Trịnh Dũng nghỉ lại khách sạn Sunny. Sáng chủ nhật- 31/3 điện thoại rủ Mai Xuân Lạc- Sử K3 và vc Hạnh- Dũng ( bạn học Ngân hàng của Hoa) cùng đi ăn sáng uống cà phê với vc mình và Trịnh Dũng. 11 trưa, chia tay. Gia đình mình đi tàu hỏa về QN. Khoảng 13h đến nơi. Một số hình ảnh chụp được trong chuyến đi
( Có thể NB nhìn sẽ nhận ra một số người học cùng khóa phổ thông và thầy giáo dạy toán lớp 12)
  (TQS)


17 h30 tại nhà riêng của PTH: từ trái sang: Mỹ-12c1, anh Thúy- chơi đàn, người quên tên, Hóa- 12c1, Phúc-12c1, người quên tên, Vinh-12c2, Hòa-12c1, Búp-12c1, Vị- 12d, Vân-12c1, Cúc-12c1, Hương-12d, Hoa-vợ TQS, Trịnh Dũng- sử k4, anh của PTH, Đoàn Dụng-12a, chồng của Vị- 12d






18h vc PTH đón khách ở Nhà hàng



Ka hát- vợ TQS



Chú rể là cháu nội LD, con trai của ông LKT. Người đứng mặc áo dài là PTH- mẹ cô dâu



Trong Nhà hàng



Đôi bạn ngày xưa học chung một Khóa ( Tr D- PTH)



20h30 về lại nhà PTH liên hoan văn nghệ. Ca sĩ KH đang biểu diễn bài Điều giản dị

( TQS)