28 tháng 11, 2013

Tặng Trần Ánh

             KHÁT
                               ( Tặng Trần Ánh )
Cơ quan gần với cửa nhà
Trưa về nghỉ chút ,chiều ra chỗ làm
Trọn tình với đất Quảng Nam
Hội an nhắc nhớ, Nghi tàm có danh
Mình vào nhắn lại cùng anh
Tạ ơn Trời Phật, lòng thành kính nhau   
Mặc dù củi quế ,gạo châu
Quê hương mãi mãi xanh màu thời gian    
                                   Huyên


           Thăm Ngũ Hành Sơn
Mình về thăm Ngũ Hành Sơn
Cheo leo vách dựng sờn sờn thế thôi
Mặc cho trời đất núi đồi …
Tượng-tình em đứngcho tôi buồn buồn .

                 THĂM BẠN
                                  (Thân tặng TA )
Mình về thăm bạn thời xưa
Hội an lụt cũng vừa vừa vậy thôi
Hăm bảy năm vẫn bồi hồi
Lần đầu thăm bạn đứng ngồi không yên
Đèo nhau qua mấy phố liền
Tưng bừng Phúc kiến u huyềnTriều châu
Thương cho chú chó chùaCầu
Vẫn ngoan ngoãn đứngnhư hầu người thăm
Ước chi đi giữa đêm rằm …
Ngắm ngườiemgái ươm tằm quay tơ
Cám ơn Anh chỉ mấy giờ
Cho hồn tôi bỗng thành thơ gởi về .
                                             Huyên  





27 tháng 11, 2013

ĐÓN BẠN

Sau mấy ngày về thăm cố quận ở Quảng Ngãi, khi đất trời miền Trung đang chống chọi với mưa lụt, bạn lại đến thăm nhà mình. Hội An cũng lụt với mức nước vừa phải nên không khí hoạt động, sinh hoạt của người dân phố Hội và rất đông du khách diễn ra khá náo nhiệt, vui tươi. Quê mình quanh năm quen sống chung với lụt nên mọi người cứ xem việc phòng tránh thiệt hại trong lụt và dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lụt là chuyện bình thường, thậm chí, vài năm gần đây, bọn mình đã có cho phép người dân tổ chức dùng thuyền dịch vụ du khách thưởng lãm nước lụt trong phố cổ và họ rất thích thú.
Do ít thời gian dành cho nhau quá nên chỉ bấy nhiêu thôi, hẹn nhiều lần tái ngộ nữa "chàng lãng tử " LH nhé!

Mình post vài tấm ảnh 2 thằng chụp chung tại Hội An đây. (TA)


Trước sân nhà TA


Sân vườn nhà TA


Bên Chùa Cầu trong cơn lụt


22 tháng 11, 2013

TÌNH BẠN và NHỮNG KỶ NIỆM BUỒN VUI

(   Đây là một bài viết tản mạn của một gã lãng tử giang hồ,chắcsẽ có một chút gì sai vàkhiếm khuyết mong các bạn thứ tha cho .  )
Nỗi nhớ quê hương cứ như một ngọn lữa lại cháy lên trong trái tim tôi cùng với tình bạn ngày xưa cứ thôi thúccõi lòng  …Lại đitìm cái mà người ta gọi là thiêng liêng nhất  ngỡ đã mất tự lâu rồi !Ôi những gì đã có thì không bao giờ mất ,nó chỉ nằm đâu đó dưới lớp bui thời gian hoặc trầm tích trong mỗi trái của mỗi một con người chờ có dịp lại bùng lên .
Tôi lại đi ,lại trở về Cố quận( chữ của Bùi tiên sinh ) ,sau vài ngày ở nhà thăm viếng mộ tiền nhân (một dòng họ tiền hiền của làng Long phụng ngày xưa )và trầm tư về cuộc biến thiên của dâu bể cuộc đời …vô cùng khắc nghiệt ,chưa muốn đi đâu cả; chỉ muốn đi lòng vòng quanh linh hồn người xưa hòa trong sóng biển  ,gió núi quê hương .
Tên làng quê đãbao lần thay đổi
Vẫn còn nguyên vẹn dáng cha ông
Lớp trưởng gọi 3 giờ chiều tôi sẽ vào, ông đợi tôi ngay gốc đa .Ôi cái giọng sếp sao mà gay gắt thế ,vẫn cái giọng ngày xưa mà bạn bè vừa sợ vừa thương .Và tôi bảo ông không phải vào .tôi sẽ ra ,ông không chịu ( thì tôi chịu vậy ).Sếp mà các bạn.Suy cho cùng ông chỉ thương mình đó thôi .Dù gay gắt hay dịu dàng thì cũng biết ơn anh .Một người bạn thân trên cả mức chân thành!
Lại thắp hương cho ông bà tổ tiên lần nữa và dặn dò chị ;chỉ một mình chị ở nhà có ai đến thăm thì cảm ơn họ ,có ai xỉa xói gì cũng mặc .Ở đời mà ,có nhiều người thương thì cũng có vài người ghét thế mới công bằng ,chị ạ  .Phải giữ gìn sức khỏe ,đó là điều cốt tử trong cuộc đời nầy.
Lại vội vã ra đi ,lại vội vã lên đường .Cuộc đời tôi cái gì cũng vội trừ chuyện đi làm .Tôi không đi thì đời cũng giục ,đời không giục thì trái tim réo gọi …
Ông chở tôi lên đường .Đến Sông vệ thì dừng ,ông gọi thêm hai người bạn nữa .Nhậu .Sau gần hai tiếng lại chia tay .Ông đi đường ông tôi đường tôi .Tình nghĩa đôi ta chắc sẽ lâu .Tình nầy nghĩa nầy sẽ là những bài học sinh động cho con cháu ngày mai .
Anh N lại gọi anh T vào chở mình ra thành phố .
Trở vào thành phố buồn tênh
Trời mưa bầm dập bấp bênh cuộc đời .
Sáng dậy ,trời càng mưa dữ dội .Cùng nhau đi ăn sáng .Anh lại đi công tác .Cùng uống cà phê với Nhạn .Trò chuyện vi vu về cuộc đời .Bây giờ anh định đi đâu ? Nhạn hỏi tôi .Anh chở tôi ra bến xe .Hai thằng bạn tri âm lại chia tay nhau .Anh trở về nhà lo chống lụt .
Mừng bão đã qua lại lo lụt tới
Miền Trung ơi ,Người khổ đến bao giờ !
Hội an ,tôi đã hẹn bạn tự lâu rồi…Chiếc xe lại chạy dưới trời mưa như trút nước ,như muốn trốn cuộc đời đầy khắc nghiệt .
TA đón nhau bằng chiếc ô tô cáu cạnh .Mừng vui và sung sướng vô cùng.27 năm mới trở lại nơi nầy mà có gì xa cho lắm ! Căn nhà nhỏ xinh xinh của bạn lại hiện ra trước mặt .Nầy cây lộc vừng bên phải ,đây giàn hoa lan bên trái ,bên dưới là hòn non bộ xinh xinh …
Con xin chào Bác. ..Sau khi anh giới thiệu với mẹ mình .Hai anh em qua quán nhà hàng xóm ,anh gọi thêm vài người bạn nữa ,lại nhậu và chuyện trò vui vẻ ,cùng nhau xem đá bóng .Lại về nhà anh và…
TA dẫn mình xem Phố cổ Hội an .Tây nhiều hơn Ta đi như trẩy hội ,kẻ ngó người xem vui như ngày tết …
Hội an ơi sẽ có ngày trở lại !
Trưa hôm sau bạn đưa xe,ra ĐN thăm VNĐ .Trò chuyện về một thời chưa xa lắm ! Vợ anh lại lui hui vào bếp lo bữa ăn thịnh soạn cho chồng chiêu đãi bạn .Ba người chung vui ,nhắm dăm li rượu anh mang về từ phương trời xa lắc mình đâu có biết .Chỉ có tình bạn và những câu chuyện ngỗ nghịch buồn vui của môt thời áo trắng dưới mái trường ĐHTH Huế thân thương .Sáng hôm sau cùng NĐB,ba đứa  uống cà phê ở quán Gót hồng (hay Nắng hồng ) mình quên mất .Nhớ nhớ quên quên là tuổi của những người tri thiên mệnh kia mà .Duy chỉ có một tình bạn ,một tình yêu là chúng ta mang theo suốt cả cuộc đời .
Tự trong sâu thẳm trái tim rạn vỡ của mình xin biết ơn các bạn .Biết ơn thật nhiều !Cuộc đời của một kẻ lữ thứ giang hồ ,dám dấn thân vào gió bụi cuộc đời vẫn giữ cho mình một trái tim biếtyêu thương ,còn thổn thức ,còn đau khổ…với đồng loại của mình !
Tình bạn tình yêu của chúng ta hôm nay sẽ là những câu chuyện cổ tích của ngày mai .
                                                                                                                Huyên

   

20 tháng 11, 2013

NGÀY TRỞ VỀ CỐ QUẬN LẦN THỨ BA

            
Nỗi nhớ quê hương , bạn bè lại trổi dậy như một người thiếu đói . Lại ra đi , lại lên đường .Quê hương ơi ,bạn bè ơi ta lại về …
Một người bạn chở ra bến xe miền Đông mua vé sau khi uống hết một chai quốc lũi .Cầm vé trong tay đi lòng vòng thăm hỏi anh em  .Một tài xế hỏi ,anh có cần đi nhanh không .Có .Lại quay vào trả vé ,chịu lỗ 10 phần trăm .Thế là đi ngay không phải đợi phải chờ .1 giờ hơn xuất phát .Tạm biệt thành phố thân yêu .
Chiếc xe Đà Nẵng chạy miệt mài như ý Chúa .Đến Tuy hòa lúc 2 giờ sáng .Mọi người đang ngủ, riêng ta chập chờn .Bùm. Xe nổ lốp , tông vào giải phân cách. Lạy Chúa không ai sao cả! Xuống xe chụp vài pô hình làm kỷ niệm !
Lại đón xe khác tiếp tục cuộc hành trình. Khoảng 10 giờ đến Sông vệ . Một người bạn chở về nhà .
Ôi mừng quá .Vui này đã bõ những ngày nhớ thương .
Thắp hương cho Ông Bà tổ tiên phù hộ độ trì . Chị mình vẫn khỏe .Tắm . Ôi cái giếng nước thân yêu sao ngọt ngào đến lạ.Cái giếng mà ngày xưa ta đã dùng chiếc rựa cùn đẽo từng viên gạch xây nên .Khu vườn xưa vẫn xanh mơn mởn một vùng hoa mướp . Hoa mướp vàng tươi cả một khung trời .Sân cải trước nhà ,miếng ớt kề bên …sao thân thương đến lạ . Hàng cau vẫn trĩu quả.
Ôi thân thương đến vậy. Hình như mình chưa rời khỏi nơi này .Nó là của tôi . Mọi trò chơi tuổi thơ ùa về , chúng tranh nhau kể cho tôi mọi chuyện buồn ,vui , hờn giận…
Cũng nơi đây ,bên chiếc bàn nhỏ bé ngày xưa ,đã nhiều đêm bên ánh đèn dầu bóp trán suy tư .RA ĐI hay Ở LẠI .Và tôi đã nhỏ nhẹ thưa với mẹ  “ Con phải ra đi “. Tôi đã khóc khi mẹ  nói "Tùy con" .
Mẹ  ở lại một mình.
Quê hương ơi ta bỏ lại những gì ta yêu quý nhất .Xin tạ lỗi cùng Người !



                             

5 tháng 11, 2013

Bảy bước tới tha hóa



By bước ti tha hóa
Tác giả: Vương Trí Nhàn
KD: Cái gốc của hiện tượng này là gì nếu không phải là từ giáo dục- pháp luật thượng tôn, và môi trường xã hội văn hóa lành mạnh? Nhìn ra các nước văn minh, một môi trường dạy người tử tế từ bé thơ, một nền pháp trị nghiêm cẩn, và một môi trường xã hội văn minh, văn hóa, sẽ hạn chế “sự tha hóa” như bài viết đề cập.
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn- con người sẽ dẽ dàng giẫm đạp lên những quy tắc ứng xử, giẫm đạp lên pháp luật, nếu họ nhìn lên, thấy tham nhũng, thấy “nhóm lợi ích”, thấy pháp luật bị “bịt mắt”. Khi ấy, phần người sẽ dần thui chột tàn tệ, chỉ còn phần con.
—-
Không chỉ làm cho con người nghèo khổ đi, cái chính là trong cơn băng hoại của thời hậu chiến , xã hội  ngày  nay cũng đang làm cho con người hư hỏng thoái hóa hơn bao giờ hết. Mỗi người trở nên khác mình, con người cũ tốt đẹp của họ như bị đánh mất đánh tráo, thay bằng một kẻ khác tồi tàn khốn nạn hơn.
 Người ta gọi quá trình đó là quá trình tha hóa. Xã hội làm tha hóa con người. Mà mỗi con người thì tự tha hóa.
Cần nhấn mạnh rằng với lương tri sẵn có, hầu như tất cả mọi người đều tự phát chống lại sự tha hóa đó. Nhưng tất cả đều bất lực.

Xét cả quá trình:
Nếu tạm gọi  khả năng chống lại cái ác từ chung quanh tấn công vào mình làm hỏng mình  là một thứ miễn dịch thì cái chất ấy ở con người ngày càng vơi cạn. 
Và con người đã lùi từng bước.
Tình thế đó đáng để chúng ta bàn bạc nhiều. Sau đây là cách lý giải của tôi .
 Bài viết này, tôi viết từ khoảng gần mười lăm năm trước, khi mà việc tố cáo tình trạng tha hóa còn bị  coi là  cái nhìn  sai lệch, người đứng đắn không nên đả động tới không nên phân tích làm gì nhiều. Ngày nay tình thế đã rõ ràng hơn và cái cơ chế làm tha hóa con người đã bộc lộ đầy đủ sức mạnh hơn, còn khả năng chống lại xu hướng chung của mỗi cá nhân ngày càng yếu đi. 
Tôi tin rằng mỗi bạn đọc bằng sự thể nghiệm của mình, sẽ có những bổ sung cần thiết cho bài viết còn quá hiền lành,  do đó mà đã trở nên lạc hậu, của tôi.

Hồi nhỏ, cũng như một số bạn bè cùng tuổi, tôi là đứa trẻ đãng trí, hay đánh mất những thứ lặt vặt: khi cái khăn mùi xoa, cái mũ, khi quyển truyện hoặc cái bút chì. Thông thường bố mẹ ở nhà cho qua không mắng mỏ gì đáng kể.

Nhưng đâu một hai lần, tôi nhớ không những bị đánh cho mấy roi cứ gọi là quắn đít, mà trước đó còn bị hỏi căn hỏi vặn:
Điên hả , sao nhắc bao nhiêu lần cũng bằng thừa?
Chạy nhảy thế nào mà đánh mất, kể lại xem nào.
Thử nhớ lại xem, con đánh rơi ở đâu? Con đã để ý đi tìm chưa?….

Đến bây giờ tôi cũng không nhớ lần ấy đánh mất cái gì, chỉ đoán chắc là mấy thử đắt tiền lắm, chứ không phải ba cái đồ vớ vẩn như mọi khi. Người ta chỉ phải suy nghĩ về sự mất mát khi cái bị đánh mất được coi là quan trọng.

Liên hệ tới chuyện ngày nay:

Niềm thiết tha với cái tốt cái đẹp vốn nằm trong tâm trí chúng ta từ thuở thiếu thời, khi đang còn cắp sách đến trường.
Mấy chục năm nay, Nhà nước cách mạng cũng luôn luôn kêu gọi mỗi thành viên của xã hội gắng trau dồi đạo đức. Câu nói của thầy Mạnh “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” thường được nhắc nhở vì trong một hình thức cũ, nó lại diễn tả tốt nhất nội dung chủ yếu của đạo đức mới – sự vững vàng của nhân cách. 
Nhưng liệu có thể nói mỗi người chúng ta đã làm được điều chúng ta mong mỏi?
Giả sử bây giờ, ra giữa buổi họp, tôi bảo ông nọ bà kia là thoái hoá biến chất, mọi người sẽ cho tôi là có hiềm khích gì đó với họ, nên mới ăn nói sỗ sàng như vậy. Nếu tôi lại mạnh mồm khái quát rằng nay là lúc không ít người trong chúng ta đang hư hỏng đi, thì người ta sẽ bảo tôi là liều lĩnh vô căn cứ, là không có cái nhìn toàn cục, không thấy “mặt tốt là chủ yếu”.
Nhưng nhiều lúc ngồi một mình tỉnh táo, đối diện với lương tâm, hẳn nhiều người chúng ta phải công nhận là quanh mình số người hiền lành thánh thiện ngày một ít, số khôn ranh kiếm chác ngày một nhiều thêm.
Và tự ta nữa, nghiêm khắc mà nói, ta cũng đang sống không phải như ta mong muốn. 
Ở đây không nói tới những tội lỗi đã thành danh mục quản lý của pháp luật, mà chỉ nói tới những thói xấu nho nhỏ những thói xấu vẫn bị coi là không đáng kể, và dễ bị bỏ qua:
Xoay xỏa vụ lợi. Làm dở báo cáo hay qua loa vô trách nhiệm. Khéo léo tô vẽ mình trước cấp trên. Hùa theo đám đông, nói cho đám đông vừa lòng, chứ không dám nói sự thật..
Có phải là không ít thì nhiều, hàng ngày chúng ta đã để cho những thói xấu đó lộng hành? So với con người lý tưởng mà ta muốn noi theo, khi bước vào đời, thì thật ra ta đang xa dần, thậm chí có những phẩm chất tốt mà ta có từ lúc còn trẻ và cứ tưởng giữ được mãi, bây giờ đã bị đánh mất.
Nay không còn là lúc sợ ai lục vấn mình như cậu bé năm xưa nữa. Nhưng có lẽ, với tư cách người có học, sống nhiều bằng ý thức, cũng nên quan sát chính mình xem xem một quá trình tâm lý như thế nào đã xảy ra, khi ta tự đánh mất cái phần tốt đẹp ở con người mình như vậy.
Dưới đây là một vài nhận xét tôi rút ra từ kinh nghiệm bản thân và qua quan sát những người gần gũi chung quanh:

1. Sự kiếm sống hàng ngày là một khái niệm lâu nay chúng ta hay lẩn tránh và nó chỉ tồn tại như một giá trị ẩn, không được mang ra tính toán công khai. Nhưng phải nhận nó vẫn là nhu cầu có thực, hàng ngày gây sức ép với mọi người. Có nhiều việc ta biết là trái đạo lý song vẫn phải làm, chẳng qua chỉ là nhằm kiếm thêm ít tiền bạc, để cùng với đồng lương còm cõi, duy trì sự sống của bản thân và gia đình.


2. Các thói xấu lấn lướt ta mỗi ngày một ít. Thời gian đầu ta thường vừa làm vừa tự nhủ: chỉ chấp nhận đầu hàng lần này nữa thôi, sau sẽ không bao giờ tái diễn! Nhưng càng về sau, sự dằn vặt càng thưa thớt đi. Đời sống hàng ngày mang lại bao nhiêu căng thẳng mệt mỏi, khiến cho mỗi người chỉ có cách trượt theo thói quen và tránh nhất là gây thêm cho mình những phiền phức.


3. Có một điều ta thường viện ra để an ủi, ấy là khi thử đưa mắt quan sát thấy không phải chỉ có riêng mình làm bậy, mà chung quanh, cả những người có uy danh hơn, có trách nhiệm hơn, cũng đâu có giữ được lý tưởng – “Hơi đâu gái goá lo việc triều đình” – đấy là lý lẽ của những cái đinh ốc bé nhỏ.


4. Khái quát hơn, quả thật có nhiều việc thấy trái với lương tâm ta vẫn cứ làm, vì xem ra chung quanh mình, mọi người đều hành động như vậy.

Mà cảm giác sống theo tập thể ăn vào ta rất nặng. Ta sợ trở thành đơn độc lại càng sợ mang tiếng là chơi trội, dám khác mọi người(!).

5. Người ta ai mà chẳng vừa sống vừa trông trước trông sau xem cách sống của mình được đánh giá ra sao, và được đền đáp ra sao. Đến lúc thấy bao nhiêu cố gắng của mình cũng vô ích, những người tốt như mình thường thua thiệt, còn những kẻ xấu cứ được đủ thứ và lại leo cao mãi lên thì đành ngán ngầm buông xuôi (Sau khi phát hiện điều này, một số sẽ giãy giụa cốt vớt lại ít quyền lợi mà họ cho rằng họ đáng được hưởng. Từ ấy trở đi, họ dám sống rất tàn bạo).


6. Chắc chắn trong ta không bao giờ chết hẳn con người lý tưởng, con người tha thiết với sự nghiệp chung. Giả sử được xã hội dang tay dìu đỡ thì sau những lầm lỡ ban đầu, cũng dễ tu tỉnh trở lại. Nhưng mọi chuyện quá ì ạch. Có vẻ như điều mà xã hội mong đợi hơn cả ở các thành viên chỉ là những câu khẩu hiệu chung chung. Cái phần suy thoái trong ta chớp ngay lấy cơ hội thuận lợi đó. Nảy sinh tình trạng phân thân, sống một đằng, nói một nẻo và bởi lẽ, trước mặt bàn dân thiên hạ, giữa thanh thiên bạch nhật, ta vẫn luôn mồm nói điều tốt, nên càng yên tâm xoay xỏa kiếm chác trong bóng tối.


7. Đến lúc nào đó, ta chợt nhận ra “rằng quen mất nết đi rồi”, có lẽ sẽ không bao giờ hoàn lương được. Sự lo sợ có tới (lo sợ chứ không phải hối hận) và để hóa giải, ta xoay sang cấu cúng, xin xỏ, hối lộ thánh thần. 

Mê tín chính là mắt xích cuối cùng của sự tự làm hỏng, nhờ có mê tín, các khâu hoạt động khác có thể diễn ra một cách êm đẹp. Đại khái giống như một thứ bảo hiểm!

Khi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa.

Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa.

Vậy cần gì phải mang bản thân ra mà tra khảo cho thêm rách việc?
Có thể có một số người đã nghĩ thế và họ có lý của họ. Nhưng trong bài báo này, tôi muốn để nghị một cách nghĩ khác: ít ra chúng ta cũng nên sòng phẳng với nhau. Sự đánh giá chính xác về bản thân nên được xem như một phần di sản của một lớp người đang sống để lại cho các lớp kế tiếp, và nếu như nhờ thế một phần, mà những người sau ta sống không giống ta, tức sống tốt hơn, ấy là khi ta đã trở nên hữu ích ./.
TQS post, 10h ngày 5/11/2013