28 tháng 2, 2013

GiÁ

Cho đến bây giờ tôi cũng chẳng biết "giá" là gì. Vì tôi chẳng có gì để mua để bán.
Tôi đã từng học Kinh tế -Chính trị, cho đến bây giờ cũng chẳng biết nó là gì. Tôi đi chạy xe, ai trả bao nhiêu cũng mừng cũng vui. Nhất là chở mấy thằng Tây bao giờ nó trả cũng nhiều hơn (nhiều theo ngày công của nước nó). Có những ngày không được một xu nào, có những lúc bị lừa .
Buồn. Rượu. Thơ.
Lác đác hoa rơi rụng dọc đường
Người đi nhặt lấy nghĩ mà thương
Đã từng lẩn quẩn đường khoa mục
Giờ nhặt hoa rơi giữa phố phường  (Hoa)
Đã tham gia vào cuộc chơi cơm áo gạo tiền mà không biết gì cả. Ngu!
Bây giờ mệt mỏi lắm rồi.
Mai về quê mẹ bồi hồi biết bao!
                                       (Huyên )

27 tháng 2, 2013

NGÀY VỀ CỐ QUẬN


     Hẹn với trời cao, đất rộng ra giêng con sẽ về. Hôm ni là 18 tháng giêng âm lịch. Mọi bước chuẩn bị cơ bản đã xong. Bi giờ sắp lên đường.
    Đã già rồi mà như trẻ con vậy. Bồn chồn, sung sướng... Quê hương ơi nao nức bước chân về. Biển vẫn ngày đêm ca hát níu gọi người đi, réo kẻ về! Ra đi đôi bàn tay trắng giờ trở về vẫn trắng đôi tay. May ra trời còn cho ta một nhóm bạn bè thân, quý hơn mọi thứ trên đời. Nếu không có bạn ta biết về đâu hỡi LT thân yêu, hỡi bạn bè thân yêu của tôi.
     Còn có chị trên quê hương, còn có chị ở nhà. Còn mồ mả tổ tiên. Chị ngày đêm hương khói. Biết ơn chị thật nhiều. Một người phụ nữ quá nhiều lận đận. Bây giờ vò võ một mình trên quê hương. Ngày mai em trở về vẫn còn có chị. Việc đầu tiên là thắp hương lên bàn thờ Ông Bà và những người thân không còn nữa. Sau đó là đi tắm. Ôi giếng nước nhà mình sao mát lạ. Sau đó ngồi trước cửa phả khói lên trời…
     “Ta phả khói lên chín tầng mây bạc
     Thành phượng bay rồng múa ở trên không"
                                                     (Khói )
     Ngày sau đi viếng mộ tiền nhân.
     Điện cho bạn bè, thăm bà con cô chú… Ôi nhiều nhiều không nói hết…
     Giờ chuẩn bị về thôi. Sau chuyến đi sẽ về viết tiếp.
                                                                Huyên

26 tháng 2, 2013

52.690

     Đây là con số khá ấn tượng của blogger mới xuất hiện11 tháng. Bài vở mang đậm hương vị cây nhà lá vườn, có gì "mời" nấy, không nệ khen chê, đôi lúc để "nguyên quả" chưa kịp gọt dũa, bày biện cho thêm phần khéo léo, nhưng người nhà thưởng thức vẫn thấy ngon ngọt, bổ dưỡng hơn mọi thứ quả khác, bởi đó là quả của vườn nhà lớp Sử k6. Một thứ quả ngào ngạt hương vị của tình bạn bè mến thương. Blog tuy còn đơn điệu, nhìn vào xoay đi xoay lại là thơ, ký ức, truyện ngắn, truyện cười, ảnh. Đúng nghĩa một blogger không chuyên. Với con số 52.690 lượt người xem mà lớp Sử k6 chỉ 25 thành viên làm phép tính nhẩm cũng thấy "tứ hải giai huynh đệ" có ghé thăm, hoặc là thành viên Sử k6 mời bạn bè, người thân, con cái "nếm" cây nhà lá vườn của lớp mình, hoặc khách qua đường lạc lối "nếm" thử một lần, hai lần... thấy "được" chưa dám nói "ngon" rồi quen mùi "nếm" mãi (xin lỗi đang viết vợ nhờ công chuyện, sẽ viết tiếp) NB

22 tháng 2, 2013

CHÀO NĂM MỚI!

   Đã lâu rồi O mới có mặt tại ngôi nhà của chúng mình. Nhớ các bạn nhiều. Năm mới chúc các bạn cùng gia đình luôn vui khỏe - hạnh phúc và thành đạt.
   Hôm qua O đã về nhà nhưng chỉ thăm các bạn, thật nhiều cảm xúc nhưng không biết viết thành lời.
   Đọc tâm sự của các bạn nhất là của TTT, làm O lại thấy buồn khi trước Tết gần chục ngày đơn vị O có một anh đã bị đột quỵ mất đột ngột khi đang truy bắt đối tượng giết người (mà kẻ giết người đó lại là cháu giết bà ngoại ruột của mình). Sự ra đi của anh ấy làm bọn mình buồn rất lâu, đến hôm nay O vẫn còn cảm thấy buồn.
   Thôi, đầu năm O không nói chuyện buồn phải không các bạn? Năm nay O được mục kỉnh đón tiếp vợ chồng VNĐ (mồng 6 Tết) nhưng chỉ được gặp nhau đi ăn sáng xong là O phải về quê tận Phù Mỹ để cúng giỗ hiệp đến chiều mới về mệt quá không gặp lại được vợ chồng Đ nên cảm thấy áy náy vô cùng. Mồng 3 Tết ra thăm xuân nhà sui gia "tương lai" có tranh thủ đến thăm căn biệt thự của vợ chồng VĐT. Lớp mình đã thấy sắc xuân của ngôi nhà T rối đó, đảm bảo với các bạn là cả lớp mình ở không hết chỗ. Tết thấy các bạn đi đây, đi đó thật vui, còn O hứa kiếp sau không làm dâu trưởng nữa, suốt mất ngày Tết lo hương khói cho ông bà không dám đi đâu hết. hậu quả của 9 ngày Tết O lên 02kg, đang thực hiện giảm eo và đã giảm được 01kg, thấy T nhà ta vô tư quá, hơi béo đó nghe T, phải giảm đi một chút cho có dáng nghe!
    Ba cô gái của lớp mình sắp lên chức bà nhưng O thấy HN vẫn hồn nhiên, còn cô chị cả TTT vẫn sâu sắc như ngày nào. Chỉ có mấy anh chàng lớp mình thì con tươi trẻ lắm, nhất là ông lớp trưởng TQS hình như đang ở tuổi hồi xuân hay sao mà thấy hăng quá nghe. Từ đầu năm đến giờ ông đi Đông, đi Tây... mà vẫn còn đòi đi....
    Đầu năm O dông dài với các bạn ít lời, chút các bạn luôn vui - khỏe. Tạm biệt! KO.

21 tháng 2, 2013

Kí ức ngủ quên

( Có bài hát Kí ức ngủ quên của Tiên Cookie thấy lời hay hay. Mình chép tặng các bạn. Hình như tác giả còn rất trẻ, chỉ mới sv năm nhất )

Nhận ra anh trong mơ, trong bộn bề nỗi nhớ
Cho dù em đã cố giấu lòng mình
Gió bất chợt tràn về se buốt
Len vào sâu kí ức ngủ quên.
Kỉ niệm xưa dâng lên, cay nồng nơi khóe mắt
Có thể nào em đã mất anh thật rồi?
Vòng tay nào ghì chặt say đắm
Ánh mắt nào trọn vẹn gương mặt em
Bao âu yếm anh trao khi hôn lên mắt em
Em ước giọt trên mi không là nước mắt.
Còn ai nhớ ai mong ai mơ chung một giấc mơ?
Một nửa em với đêm mà thôi...
Em đã hứa nước mắt không rơi trong giấc mơ
Em sẽ tìm bình yên trong màu mắt khác
Và câu " Giá như..." em sẽ thôi nhắc khi đêm về...
Ngừng yêu anh- nỗi đau của em.
   ( Người post: TQS)

20 tháng 2, 2013


CẢM ƠN NGƯỜI THĂM TẾT
Các bạn SKS thân mến ơi! Dịp Tết vừa qua, mình vô cùng bận rộn việc chung của thành phố nên không thể ngồi yên để trao đổi thông tin cùng các bạn được. Rất mong các bạn thông cảm nhé! Mấy hôm nay, tranh thủ thời gian đọc tất cả những gì các bạn viết, mình rất vui vì tình đồng môn dễ thương và sâu sắc của lớp mình, đồng thời cảm thấy mình có lỗi vì vắng mặt trong ngôi nhà chung lâu quá! Mình sẽ lưu tâm điều này và sẽ bù đắp khi có thể, các bạn nhé!
Niềm vui bất ngờ đối với mình là vào tối mồng 4 tết, khi cùng mấy anh Thành ủy Hội An đang thăm tết một số vị tại Đà Nẵng, mình nhận được cuộc điện thoại của một thằng bạn quý SKS đưa vợ đi du xuân Đà Nẵng và sẽ ghé Hội An. Mình đề nghị đoàn sớm quay về để đón bạn quý và khoảng hơn nửa giờ sau, mình đã đưa được cặp uyên ương này (cùng 1 cặp và 1 bạn nữ nữa) về nhà.
Do bạn phải quay ra ĐN nên bọn mình chỉ lai rai vài ly rượu mạnh và huyên thuyên vài câu chuyện tết rồi chia tay, chưa nhậu cho ra nhậu sau nửa năm gặp lại.
Xin cảm ơn vợ chồng bạn đã tranh thủ đến thăm và mong các bạn khác khi có dịp hãy đến với vợ chồng mình nhé!
Chúc đại gia đình SKS cùng vợ chồng, con cháu trọn năm khỏe mạnh, hạnh phúc, thành công!
(Vợ chồng “thằng bạn quý” đó là ai, các bạn nhìn hình sẽ rõ) (TA)





19 tháng 2, 2013

Thăm cụ Huỳnh Thúc Kháng

Sau những bận rộn tiễn năm cũ rồi đón năm mới, hôm nay mùng mười tháng giêng năm Quý Tỵ, mình tự thưởng cho mình chuyến đi Tiên Phước, về thăm quê cụ Huỳnh Thúc Kháng. 

Cổng vào nhà lưu niệm
Toàn cảnh ngôi nhà giữa trưa vắng lặng
Có những dòng như thế 

vc mình  thắp cho cụ  nén nhang
Và mỗi lần như thế, mình cứ muốn ngồi lại thêm tí nữa.
T

LỖI HẸN

                             ( Gởi TQS - Lớp trưởng thân yêu )
                             Mình lỗi hẹn hơn một lần với bạn
                             Biết nói gì - câu xin lỗi từ tâm
                             Bao nghĩa tình theo mãi tháng năm
                             Dòng kỷ niệm vuông tròn ký ức
                             Nhớ bạn hiền đêm giao thừa thao thức
                             Phải chi gần đĩa bánh mức đầy thêm
                             Phải chi gần chung ly rượu thâu đêm
                             Cho xuân đến xoay vòng theo men ấm
                             Nhớ xưa huế mưa xuân về rét đậm
                             Mảnh chăn sờn hai đứa kéo đắp chung
                             Điếu thuốc lá xé đôi cho đỡ ấm
                             Mẹ cho quà chia bạn nữa bánh chưng
                             Tình bằng hữu có xa xôi ngàn dặm
                             Dẫu xuân này mình không được về thăm
                             Bạn thấu hiểu cho lòng người xa xứ
                             Mắt hướng về phương ấy nhớ đăm đăm
                                                                         Tháng giêng Qúy Tỵ 2013
                                                                                       NB

17 tháng 2, 2013

TÌM


Tìm gì nữa đây khi hoàng hôn buông xuống
Ta loay hoay nơi cuối nẽo đường cùng
Lòng bỗng thương một góc trời oan uổng
Bấu tay vào bỗng gặp hư không
Ta mộng du giữa sắc đỏ màu hồng
Giữa trai xinh gái đẹp
Giữa bến đục dòng trong
Ta thành chú còng con trên bãi vắng
Đào hang sâu cố thủ với riêng mình
Và như người mắc nạn
Ta liên hồi gõ trống
Ta trừng mắt nhìn vào vô vọng
Thấy Đường Tăng đi Tây trúc chưa về
Ta cúi lạy Đức cha xin đừng rao giảng nữa
Dù Người có nhân danh cả bầu trời quang đãng
Nơi ngự trị thiêng liêng của Thượng Đế chí thành
Cũng không thể cứu những buổi chiều dâu bể?
Về thôi em!
Tự lòng ta cứu rỗi
Tự lòng ta niệm lấy Thi kinh
Ẩn trong vô thức mùi trinh bạch
Sẽ tỏa hương bay khắp cõi trần
Và thịt da bỗng biến thành ngà ngọc
Ta lại nằm ôm ấp mộng thanh tân

15 tháng 2, 2013

TẢN MẠN CHIỀU ...

      Rồi, mấy ngày Tết cũng qua mau. Như cánh mai  trước gió. Sáng nở, chiều rải vàng dưới cội. Thời gian cứ lướt qua, cứ chập chờn, cứ buâng khuâng làm sao ấy. Nhất là đối với những người chưa già lắm nhưng chẳng còn trẻ triếc gì nữa. Ừa, đã trên 50 tuổi hết cả rồi. Mỗi bạn từ thâm tâm, chẳng ai cho mình là khôn ngoan hết thảy. Nhưng, cũng nghĩ rằng mình cũng không còn quá khờ khạo nữa, như thuở nào. Cái thuở nghe ai nói gì cũng tin, thậm chí cả tin. Cái thuở nhìn cuộc đời sao mà đẹp quá, hồng quá, đến nỗi giật mình thấy nhạt đến phát chán cho cái màu hồng ấy. Ngay cả chuyện riêng tư cũng không thể tránh. Từ những câu thơ "ướt hơn cả chiều mưa" thuở đầu găp gỡ dành tặng cho nàng, để rồi, sau đó, sống chung, ta đóng kịch với nhau, có lúc  quên mẹ nó rằng, ngày nào đó, ta đã gửi cho người bạn đời biết bao những lời vút cao như chiếc SU 27 mình thấy bay trong diễn tập. Cuộc sống, quả thật, không đơn sắc, chẳng đơn hình. Một "tập hợp" nho nhỏ như SK6, sau bao nhiêu năm hội ngộ cũng thấy thật là đa dạng, phong phú, cũng đầy "góc cạnh" thật đáng yêu, đáng nhớ. Cùng một lò ra, vậy mà, cuộc đời xô giạt chúng ta về nhiều phía, nổi chìm chẳng ai giống ai. Thì thôi, cuộc sống vốn vậy mà. Thật chán ngắt, nếu gặp nhau, mà ai ai cũng nói một giọng na ná, cùng khoái một cái gì đó y chang (trừ cái đó)... Trước thế sự, mình cũng bừng bừng khí thế như anh chàng S, nhưng cũng khoái cái trầm tĩnh của chàng D, và cũng rất thông cảm những vũng nước lặng... đáng sợ của nhiều chàng khác. Vì tuy không nói ra nhưng rất đồng cảm. Ít nhiều gì thế hệ chúng ta cũng bị chất lên vai những thứ mà ta không muốn vác chút nào, tròng lên cổ ta những thứ "trời ơi" mà có muốn không dễ gì tháo vứt một cách mau lẹ. Nhưng, lại nhưng, trên 50 cả rồi, như buổi chiều nay, mình dõi theo những cánh mai vàng lả tả rơi theo từng cơn gió đông mới thấy kiếp hoa sao mà ngắn ngủi. Ừ, ngắn ngủi thật. Những cánh hoa rơi rơi kia, có biết rằng mình đã ươm vàng cả mùa xuân trong lòng người,gieo trong họ niềm vui sống, một tình yêu thương với cõi đời này. Có lẽ, điều đó là lớn hơn mọi thứ trên đời, là thứ mà để ta cần ngẫm nghĩ cho những tháng ngày còn lại trên cõi nhân gian...               VĐT                                                                    

Hoa vàng mấy độ...

Cuối năm, cây mai nhà mình căng đầy búp...

25 tháng Chạp,bông hoa đầu hé nở, báo hiệu Tết đến rồi đó... 

 những ngày sau ,hoa lác đác nở


 ngày 27 tháng Chạp,hoa nở rộ thêm...


 rồi 28 tháng Chạp...


 góp chút xuân cùng đất trời sang xuân...

 ngắm hoa, chợt nhớ Mai vàng mấy độ

 và xin gửi đến các bạn...


VĐT

12 tháng 2, 2013

      TQS chào các bạn!
     Bây giờ là 16h ngày mùng 3 Tết. Vừa đi chúc Tết bà con láng giềng về. Cũng hơi xỉn xỉn. Vào thăm Ngôi nhà chung thấy NHL, TTT, ĐTD, TTM, ĐVH, LH... chúc Tết thấy rất vui. Hy vọng năm mới Ngôi nhà chung của chúng ta sẽ gặp nhiều may mắn và có nhiều niềm vui mới.
      Mình vội post lên một số hình để chia sẻ niềm vui Tết cùng các bạn.

 TQS thắp nhang cho ông bà cha mẹ 
TQS thắp nhang cho ông bà cha mẹ 
  vc TQS về mừng tuổi ông bà ngoại. Ngồi bên cạnh là vc anh ( con cậu ruột của TQS) 
 Cái hồ nước tự nhiên gần núi Hàm Rồng- nơi ông bà, cha mẹ của mình an giấc nghìn thu. 
 Gia đình của mình bên cây mai vàng đón Tết. 
  Xe mình mượn để chạy 3 ngày Tết... 

10 tháng 2, 2013

Năm nay sẽ thắng hơn mười năm qua...

Mừng Đảng quang vinh, Mừng Xuân Quý Tỵ, Mừng đất nước ngày càng đổi mới, Chúc đại gia đình SKS luôn dồi dào sức khỏe, nhiều nhiều may mắn, lắm lắm niềm vui, nhà nhà thành đạt, chốn chốn sum vầy, hạnh phúc.
[h]

 

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Nguồn: Net
Nhân dịp xuân mới, từ gia đình Thủy -Trạng thân gửi đến các bạn lời chúc tốt đẹp đầu năm.
-Chúc tất cả gia đình anh em nhà SK6 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.
-Chúc các cháu nội ngoại SK6 đều khôn lớn ngoan ngoãn xinh đẹp và yêu đời.
- Xin gửi lời chúc thân ái đến  bạn đọc của  NGÔI NHÀ CHUNG SK6. Mong hạnh phúc đến với các bạn tràn đầy, viên mãn.
T

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!

CHÚC TOÀN THỂ ANH CHỊ EM MỘT NĂM MỚI TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC VÀ MAY MẮN!

                                                                         TTM.

CHÚC XUÂN QUÝ TỴ

CHÚC MỪNG NĂM MỚI - QUÝ TỴ 2013. MONG NIỀM VUI - SỨC KHỎE - TÀI LỘC LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH. HY VỌNG NGÔI NHÀ CHUNG SKS SẼ  KẾT NỐI NGÀY CÀNG BỀN CHẶT MỌI THÀNH VIÊN SỬ K6 BỞI HƯƠNG HOA MÙA XUÂN ĐANG RỘN RÀNG TỎA NGÁT ĐẤT TRỜI VÀ LAN TỎA ĐẾN VỚI MỌI NHÀ MỌI NGƯỜI.       ĐTD

9 tháng 2, 2013

CHÀO NĂM MỚI


Chỉ ít tiếng đồng hồ nữa thôi năm Nhâm Thìn sẽ qua và năm mới Quý Tỵ sẽ đến, L thân chúc các bạn trong lớp SK6 mình cùng gia đình đón một mùa xuân mới thật tràn đầy sức khỏe, nhiều niềm vui, luôn may mắn và thành công trong công tác và cuộc sống. Chúc cho blog SKS mau lớn và sống khỏe, luôn mang đến niềm vui cho mọi thành viên và bạn bè của lớp mình. NHL

CHÀO NĂM MỚI


Chỉ ít tiếng đồng hồ nữa thôi năm Nhâm Thìn sẽ qua và năm mới Quý Tỵ sẽ đến, L thân chúc các bạn trong lớp SK6 mình cùng gia đình đón một mùa xuân mới thật tràn đầy sức khỏe, nhiều niềm vui, luôn may mắn và thành công trong công tác và cuộc sống. Chúc cho blog SKS mau lớn và sống khỏe, luôn mang đến niềm vui cho mọi thành viên và bạn bè của lớp mình. NHL

Chiều 30 Tết, công việc dọn dẹp nhà cửa đã xong xuôi. Mình tranh thủ chép tặng các bạn bài thơ Gửi bạn của Việt Chiến. Thơ tuy có buồn một chút nhưng cuộc đời là vậy.

 Mùa đã vắng những cánh chim lẻ bạn
 Đất ấm dần sông chảy mộng mơ hơn;
 Cái còn lại sẽ trở thành dĩ vãng
Cái mất rồi không phải đã hư vô
 Cái mới gặp - người hồn nhiên đón nhận
 Cái rời xa - ta nuối tiếc dày vò;
 Cám ơn bạn, những người tôi yêu mến
 Như anh em như máu thịt của mình
 Trong thế kỷ đã quá nhiều đổ vỡ
 Ta gắn hàn chút giá trị mong manh;
 Xin đừng hỏi vì sao ta gục ngã
Ta yêu thương như Mẹ - núi sông này
 Khi ngay thẳng sống làm người thật khó
 Ta dọn mình cho bữa tiệc đắng cay...
   ( Người giới thiệu : TQS)


Chiều 30 Tết, công việc dọn dẹp nhà cửa đã xong xuôi. Mình tranh thủ chép tặng các bạn bài thơ Gửi bạn của Việt Chiến. Thơ tuy có buồn một chút nhưng cuộc đời là vậy.

 Mùa đã vắng những cánh chim lẻ bạn
 Đất ấm dần sông chảy mộng mơ hơn;
 Cái còn lại sẽ trở thành dĩ vãng
Cái mất rồi không phải đã hư vô
 Cái mới gặp - người hồn nhiên đón nhận
 Cái rời xa - ta nuối tiếc dày vò;
 Cám ơn bạn, những người tôi yêu mến
 Như anh em như máu thịt của mình
 Trong thế kỷ đã quá nhiều đổ vỡ
 Ta gắn hàn chút giá trị mong manh;
 Xin đừng hỏi vì sao ta gục ngã
Ta yêu thương như Mẹ - núi sông này
 Khi ngay thẳng sống làm người thật khó
 Ta dọn mình cho bữa tiệc đắng cay...
   ( Người giới thiệu : TQS)

8 tháng 2, 2013

Giỗ cha

      Ba tôi chết ngày 29 tháng chạp năm Mậu Thân, khi mới hai mươi chín tuổi... từ đó với tôi hình như không còn tết nữa. Theo tục lệ quê tôi, cúng giỗ tính lùi một ngày- cúng vào ngày còn sống, nên 28 tháng mười hai âm lịch hàng năm là ngày giỗ.
      Thời loạn lạc màn trời chiếu đất, không biết nhà cúng ba vào lúc nào, chỉ nhớ được từ sau 1975 mẹ tôi xin phép bà nội được đem các con ra ở riêng và tự mình làm giỗ cho chồng. Bà đồng ý nhưng không cho đội bàn thờ đi- kèm lời hứa: chừng nào có nhà to đàng hoàng thì sẽ được đến đón. (Bàn thờ không được phép mang đi- sâu xa  là ba tôi cũng ở lại).  Mẹ gạt nước mắt làm một cái kệ có bát hương và hai cây đèn... khổ cách mấy, đến kì cũng chắt chiu bằng được một đôi con gà cho một mâm cúng đất và một mâm cúng cha.
      Năm đói kém, nhà chẳng có gì, mẹ sai tôi đến nhà ngoại, những mong ngoại có gửi gì về chăng? Nhà ngoại ở mãi Vĩnh Điện, tôi ngồi ca nô từ bến làng lúc trời còn chưa sáng, xuôi con nước mất giờ rưỡi thì tới. Bà ngoại như hiểu cả điều tôi không dám nói, nên mua cho từ gói bánh nổ, nải chuối đến cân  thịt... Có được đồ rồi tôi mừng lắm, cho tất cả vào bao, khi thì vác, khi thì đội, qua bến Hục chờ chuyến đò ngang, vừa mệt vừa đói, khát, sẵn nước sông tôi uống đến no, thấy ốc quắn nhiều, tiếc của tôi cố nhặt... Trời trong, nước trong có đứa trẻ đi bòn của về giỗ cha là tôi đứng khóc bên đời. Về đến nhà bánh trái hoa quả nát nghiến, lại thấy ốc, mẹ gắt vang trời- Sao lang thang ở tận đâu mãi mới về lại còn đi bắt ốc làm gì hở con? Mày không biết hôm nay ngày gì à? Sao không thương mẹ, mày có biết mẹ chờ đồ cúng đến mức nào không? Tôi không dám kể rằng sợ tốn tiền đò dọc, tôi đã đi bộ qua chặng đường mười mấy cây số từ Vĩnh Điện về nhà.
      Vụ đông xuân năm ấy mẹ con chị em quần quật,  gánh nước tưới mòn cả vai. Được tiền mẹ bảo tôi, con ra Đà Nẵng tìm mua cái tủ về thờ ba. Tôi cầm nắm tiền đi từ sáng sớm, mua tủ hết 270 đồng, thừa tiền mua thêm một cái bình tích sứ có vỏ ấp nhiệt rất đẹp. Chở tủ từ Đà Nẵng về,  lúc chuyển xuống bến đò do sơ ý cái bình tích rơi ra vỡ choảng... chỉ còn lại chiếc vỏ ấp. Tiếc của ngẩn ngơ. Thương mẹ thương các em chắt chiu từng đồng, lòng tôi quặn đau.
      Cũng như những người phụ nữ góa bụa sau chiến tranh, mẹ tôi làm hết cách để nuôi các con, cố vượt lên những khắc nghiệt của số phận. Năm hạn hán mất mùa người làng đói thì chúng tôi cũng đói, nhưng được mùa cũng dành dụm được chút ít. Vụ đông xuân  bội thu mấy  năm liền rồi nhờ chồng cô Năm tôi hướng dẫn, mẹ tôi đã lần hồi mua được 1500 viên ngói Cẩm Hà và 4 m3 gỗ từ trại gỗ ngã ba Điện Hòa. Hết sạch tiền rồi, nhưng nếu không làm, gỗ mua về phơi mưa phơi nắng sẽ hư hỏng, mẹ xin khất nợ công thợ để dựng nhà. Bốn công thợ mộc đều đặn suốt gần hai tháng cho mẹ con chúng tôi trở thành chủ ngôi nhà gỗ khang trang 8 cột chính bằng gỗ mùn cây tròn bào nhẵn thín, hiên trước trước là gỗ lim xẻ vuông, hàng cột sau do thiếu gỗ nên làm bằng sắt, lá trính và các vì kèo đều thuộc gỗ loại tốt, sáng đẹp, chỉ có rui mè là gỗ tạp. Dàn ngói Cẩm Hà lợp lên, đỏ au sao mà kiêu sa thế! Người làng đoán già đoán non rồi đồn thổi- mẹ con nhà ấy đào được cả một lon vàng nên mới làm được nhà to như vậy. Mẹ tôi vẫn bữa đói bữa no chắt chiu lần hồi trả nợ.
      Việc đầu tiên chị em tôi nghĩ đến khi có nhà mới là đi đón ba về. Lấy hết can đảm tôi dẫn hai em cầm theo một đoạn dây và cây đòn định đến nhà nội  xin được khiêng bàn thờ về theo lời bà hứa trước đây (nhà nội cách chúng tôi chưa đầy cây số) Mẹ ngăn mãi, không cho mang đòn và dây đi, bảo là cứ đi xin được hẵn hay, mẹ khắc có cách mang về. Đã vậy chúng tôi bàn nhau sẽ đội lên dầu mà đi, MH thấp hơn chị một ít nó bảo: không sao, em sẽ nhón chân lên để đỡ cho các chị bớt nặng, em tôi vừa đi vừa nhảy chân sáo miệng líu lo mắt tròn xoe- em đang vui.
      Bà nội ngồi nghe tôi trình bày có lớp có lang xong, nói tỉnh khô: không được. Tưởng bà quên tôi nhắc lại lời bà năm xưa, nhưng bà bảo khôngkhông. Tôi nhìn sang cô cầu cứu- cô tôi không nói gì. Chú tôi thẳng thắn hơn đuổi thẳng cổ, (chú tôi thần kinh không được bình thường nên chẳng ai trách) Có bác Bốn Tiết gái nhà bên cạnh bà nói là: ác, khi chúng tôi ra về bác đứng bên hiên nhà nhìn theo thương hại... Chị em lủi thủi về tay không. Lần này thì mẹ tôi khóc. Mẹ bảo mẹ biết từ lâu rồi là vậy, nhưng không cản được nên đành để tôi đi. Đó là bài học đầu tiên tôi biết -ngay cả với người máu mủ chưa chắc đã ruột rà... Giỗ ba tôi năm đó cũng là dịp mừng nhà mới, bà nội tôi đem đến cho những 2 ang gạo (chừng 15 kg) và một cặp gà. Món quà lớn nhất mà chúng tôi từng nhận được từ bà. Sao cả nhà không ai thấy vui nhỉ (?)
      Quanh mẹ tôi giờ có 9 đứa cháu ngoại: sáu trai ba gái, Ơn trời, các con không hẩm hiu như phận mẹ sinh con một bề toàn gái, để rồi khi chồng chết thành người dưng, lạc loài đơn độc. Chín đứa cháu ngoại cộng con gái con rể nữa với mẹ là mười tám. Cả một gia đình lớn, mỗi năm lo cho cha có ngày giỗ, vậy mà cũng  thấp thỏm từ mãi tận hồi tháng mười. Người ta nói- hay nhớ chuyện xưa là dấu hiệu của tuổi già. Tôi không dám nói là mình già, mẹ nghe thấy sẽ mắng là già bằng mẹ mày hay già hơn? Các em thì bảo chị nó cổ hủ lại khắc kỉ, nhớ làm gì mãi những chuyện buồn xa xưa... Điều còn lại mà em tôi chưa biết là tôi cũng ước gì mình có thể quên được.
      28 tháng chạp, trưa nay vừa làm giỗ cho ba, tôi chợt nhận ra mùa xuân không còn trọn vẹn bên đời những đứa trẻ bất hạnh phải mất cha khi chúng còn thơ bé.
T

Giỗ cha

      Ba tôi chết ngày 29 tháng chạp năm Mậu Thân, khi mới hai mươi chín tuổi... từ đó với tôi hình như không còn tết nữa. Theo tục lệ quê tôi, cúng giỗ tính lùi một ngày- cúng vào ngày còn sống, nên 28 tháng mười hai âm lịch hàng năm là ngày giỗ.
      Thời loạn lạc màn trời chiếu đất, không biết nhà cúng ba vào lúc nào, chỉ nhớ được từ sau 1975 mẹ tôi xin phép bà nội được đem các con ra ở riêng và tự mình làm giỗ cho chồng. Bà đồng ý nhưng không cho đội bàn thờ đi- kèm lời hứa: chừng nào có nhà to đàng hoàng thì sẽ được đến đón. (Bàn thờ không được phép mang đi- sâu xa  là ba tôi cũng ở lại).  Mẹ gạt nước mắt làm một cái kệ có bát hương và hai cây đèn... khổ cách mấy, đến kì cũng chắt chiu bằng được một đôi con gà cho một mâm cúng đất và một mâm cúng cha.
      Năm đói kém, nhà chẳng có gì, mẹ sai tôi đến nhà ngoại, những mong ngoại có gửi gì về chăng? Nhà ngoại ở mãi Vĩnh Điện, tôi ngồi ca nô từ bến làng lúc trời còn chưa sáng, xuôi con nước mất giờ rưỡi thì tới. Bà ngoại như hiểu cả điều tôi không dám nói, nên mua cho từ gói bánh nổ, nải chuối đến cân  thịt... Có được đồ rồi tôi mừng lắm, cho tất cả vào bao, khi thì vác, khi thì đội, qua bến Hục chờ chuyến đò ngang, vừa mệt vừa đói, khát, sẵn nước sông tôi uống đến no, thấy ốc quắn nhiều, tiếc của tôi cố nhặt... Trời trong, nước trong có đứa trẻ đi bòn của về giỗ cha là tôi đứng khóc bên đời. Về đến nhà bánh trái hoa quả nát nghiến, lại thấy ốc, mẹ gắt vang trời- Sao lang thang ở tận đâu mãi mới về lại còn đi bắt ốc làm gì hở con? Mày không biết hôm nay ngày gì à? Sao không thương mẹ, mày có biết mẹ chờ đồ cúng đến mức nào không? Tôi không dám kể rằng sợ tốn tiền đò dọc, tôi đã đi bộ qua chặng đường mười mấy cây số từ Vĩnh Điện về nhà.
      Vụ đông xuân năm ấy mẹ con chị em quần quật,  gánh nước tưới mòn cả vai. Được tiền mẹ bảo tôi, con ra Đà Nẵng tìm mua cái tủ về thờ ba. Tôi cầm nắm tiền đi từ sáng sớm, mua tủ hết 270 đồng, thừa tiền mua thêm một cái bình tích sứ có vỏ ấp nhiệt rất đẹp. Chở tủ từ Đà Nẵng về,  lúc chuyển xuống bến đò do sơ ý cái bình tích rơi ra vỡ choảng... chỉ còn lại chiếc vỏ ấp. Tiếc của ngẩn ngơ. Thương mẹ thương các em chắt chiu từng đồng, lòng tôi quặn đau.
      Cũng như những người phụ nữ góa bụa sau chiến tranh, mẹ tôi làm hết cách để nuôi các con, cố vượt lên những khắc nghiệt của số phận. Năm hạn hán mất mùa người làng đói thì chúng tôi cũng đói, nhưng được mùa cũng dành dụm được chút ít. Vụ đông xuân  bội thu mấy  năm liền rồi nhờ chồng cô Năm tôi hướng dẫn, mẹ tôi đã lần hồi mua được 1500 viên ngói Cẩm Hà và 4 m3 gỗ từ trại gỗ ngã ba Điện Hòa. Hết sạch tiền rồi, nhưng nếu không làm, gỗ mua về phơi mưa phơi nắng sẽ hư hỏng, mẹ xin khất nợ công thợ để dựng nhà. Bốn công thợ mộc đều đặn suốt gần hai tháng cho mẹ con chúng tôi trở thành chủ ngôi nhà gỗ khang trang 8 cột chính bằng gỗ mùn cây tròn bào nhẵn thín, hiên trước trước là gỗ lim xẻ vuông, hàng cột sau do thiếu gỗ nên làm bằng sắt, lá trính và các vì kèo đều thuộc gỗ loại tốt, sáng đẹp, chỉ có rui mè là gỗ tạp. Dàn ngói Cẩm Hà lợp lên, đỏ au sao mà kiêu sa thế! Người làng đoán già đoán non rồi đồn thổi- mẹ con nhà ấy đào được cả một lon vàng nên mới làm được nhà to như vậy. Mẹ tôi vẫn bữa đói bữa no chắt chiu lần hồi trả nợ.
      Việc đầu tiên chị em tôi nghĩ đến khi có nhà mới là đi đón ba về. Lấy hết can đảm tôi dẫn hai em cầm theo một đoạn dây và cây đòn định đến nhà nội  xin được khiêng bàn thờ về theo lời bà hứa trước đây (nhà nội cách chúng tôi chưa đầy cây số) Mẹ ngăn mãi, không cho mang đòn và dây đi, bảo là cứ đi xin được hẵn hay, mẹ khắc có cách mang về. Đã vậy chúng tôi bàn nhau sẽ đội lên dầu mà đi, MH thấp hơn chị một ít nó bảo: không sao, em sẽ nhón chân lên để đỡ cho các chị bớt nặng, em tôi vừa đi vừa nhảy chân sáo miệng líu lo mắt tròn xoe- em đang vui.
      Bà nội ngồi nghe tôi trình bày có lớp có lang xong, nói tỉnh khô: không được. Tưởng bà quên tôi nhắc lại lời bà năm xưa, nhưng bà bảo khôngkhông. Tôi nhìn sang cô cầu cứu- cô tôi không nói gì. Chú tôi thẳng thắn hơn đuổi thẳng cổ, (chú tôi thần kinh không được bình thường nên chẳng ai trách) Có bác Bốn Tiết gái nhà bên cạnh bà nói là: ác, khi chúng tôi ra về bác đứng bên hiên nhà nhìn theo thương hại... Chị em lủi thủi về tay không. Lần này thì mẹ tôi khóc. Mẹ bảo mẹ biết từ lâu rồi là vậy, nhưng không cản được nên đành để tôi đi. Đó là bài học đầu tiên tôi biết -ngay cả với người máu mủ chưa chắc đã ruột rà... Giỗ ba tôi năm đó cũng là dịp mừng nhà mới, bà nội tôi đem đến cho những 2 ang gạo (chừng 15 kg) và một cặp gà. Món quà lớn nhất mà chúng tôi từng nhận được từ bà. Sao cả nhà không ai thấy vui nhỉ (?)
      Quanh mẹ tôi giờ có 9 đứa cháu ngoại: sáu trai ba gái, Ơn trời, các con không hẩm hiu như phận mẹ sinh con một bề toàn gái, để rồi khi chồng chết thành người dưng, lạc loài đơn độc. Chín đứa cháu ngoại cộng con gái con rể nữa với mẹ là mười tám. Cả một gia đình lớn, mỗi năm lo cho cha có ngày giỗ, vậy mà cũng  thấp thỏm từ mãi tận hồi tháng mười. Người ta nói- hay nhớ chuyện xưa là dấu hiệu của tuổi già. Tôi không dám nói là mình già, mẹ nghe thấy sẽ mắng là già bằng mẹ mày hay già hơn? Các em thì bảo chị nó cổ hủ lại khắc kỉ, nhớ làm gì mãi những chuyện buồn xa xưa... Điều còn lại mà em tôi chưa biết là tôi cũng ước gì mình có thể quên được.
      28 tháng chạp, trưa nay vừa làm giỗ cho ba, tôi chợt nhận ra mùa xuân không còn trọn vẹn bên đời những đứa trẻ bất hạnh phải mất cha khi chúng còn thơ bé.
T

EM TẮM TẤT NIÊN


                                        Xuân nhu nhú nụ hồng đào
                                Cỏ non mơn mởn rì rào suối khe
                                        Thân choàng voan mỏng le te
                                Một tòa thiên tạo trắng nhòe khói sương
                                        Thơm tho chi lắm mùii hương
                                 Cho sông ngất ngưởng quên đường chảy qua
                                         Ngọc ngà chi lắm làn da
                                  Để cho cá lặn sa đà vòng quanh
                                         Vui , buồn theo nước cuốn nhanh
                                  Tất niên em tắm sạch sanh bụi trần
                                                                                             N.B

                                       
                                                            NGỦ QUẢ
                                 (bài thơ này mình đăng báo xuân Quảng Ngãi năm 1998
                                   mình chép lại cho các bạn đọc , thay lời chúc xuân )
                                                     

                                                 Trái sung ông hái trước nhà
                                       Mãn cầu hương vị đậm đà bà gieo
                                                 Đu đủ mong thoát đói nghèo
                                        Quả mơ phú quí về theo cuộc đời
                                                Chuối xanh đặt giữa khấn trời
                                        Thơm danh lành tiếng sáng ngời tổ tiên
                                                                                                N.B 

EM TẮM TẤT NIÊN


                                        Xuân nhu nhú nụ hồng đào
                                Cỏ non mơn mởn rì rào suối khe
                                        Thân choàng voan mỏng le te
                                Một tòa thiên tạo trắng nhòe khói sương
                                        Thơm tho chi lắm mùii hương
                                 Cho sông ngất ngưởng quên đường chảy qua
                                         Ngọc ngà chi lắm làn da
                                  Để cho cá lặn sa đà vòng quanh
                                         Vui , buồn theo nước cuốn nhanh
                                  Tất niên em tắm sạch sanh bụi trần
                                                                                             N.B

                                       
                                                            NGỦ QUẢ
                                 (bài thơ này mình đăng báo xuân Quảng Ngãi năm 1998
                                   mình chép lại cho các bạn đọc , thay lời chúc xuân )
                                                     

                                                 Trái sung ông hái trước nhà
                                       Mãn cầu hương vị đậm đà bà gieo
                                                 Đu đủ mong thoát đói nghèo
                                        Quả mơ phú quí về theo cuộc đời
                                                Chuối xanh đặt giữa khấn trời
                                        Thơm danh lành tiếng sáng ngời tổ tiên
                                                                                                N.B 
Mình có cây mai vừa ra hoa chuẩn bị đón Tết. Vậy nên post lên cho bạn bè cùng vui tết với gia đình mình



TQS
Mình có cây mai vừa ra hoa chuẩn bị đón Tết. Vậy nên post lên cho bạn bè cùng vui tết với gia đình mình



TQS

7 tháng 2, 2013

Chúc mừng năm mới

"Xuân đã về, xuân đã về! Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông
Trên cánh đồng, chim hót mừng, đang thướt tha từng đàn tung bay vui say.
Xuân đã về, xuân đã về! Ngàn hoa hé môi cười vui đón gió mới
Xuân đã về, xuân đã về! Ta hát vang lên câu ca mừng chào xuân..."
Năm mới, mình thân chúc tất cả anh em bạn bè cùng gia đình  các bạn một năm tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Cầu mong nhiều may mắn đến với gia đình các bạn. Chúc Ngôi nhà chung của chúng ta được bình yên để anh em có chốn đi về hàn huyên tâm sự. Chúc bạn bè gần xa đã quan tâm đến blog của SKS một năm mới an khang thịnh vượng.
Xin chào và hẹn gặp lại!
(TQS)


 

Chúc mừng năm mới

"Xuân đã về, xuân đã về! Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông
Trên cánh đồng, chim hót mừng, đang thướt tha từng đàn tung bay vui say.
Xuân đã về, xuân đã về! Ngàn hoa hé môi cười vui đón gió mới
Xuân đã về, xuân đã về! Ta hát vang lên câu ca mừng chào xuân..."
Năm mới, mình thân chúc tất cả anh em bạn bè cùng gia đình  các bạn một năm tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Cầu mong nhiều may mắn đến với gia đình các bạn. Chúc Ngôi nhà chung của chúng ta được bình yên để anh em có chốn đi về hàn huyên tâm sự. Chúc bạn bè gần xa đã quan tâm đến blog của SKS một năm mới an khang thịnh vượng.
Xin chào và hẹn gặp lại!
(TQS)


 

NHỮNG NGÀY TRONG QUÂN NGŨ ( tiếp theo )


      Satuday 27-9-1986:
      Mình dậy rất sớm khi các chiến hữu còn ngủ vùi. Gấp chăn màn cẩn thận. Vệ sinh buổi sáng. Quét sân. Ra sân đọc 10 lời thề. Cùng các bạn đi ăn sáng. Về B, cả C xuống sân D học đi đều, nghiêm, nghỉ… trong 2 giờ. Trời nắng chói chang, mồ hôi chảy ra ướt lưng, ướt ngực… Là một thành viên, mình phải chịu chung những lời mắng mỏ, đay nghiến của B trưởng như lời của dì ghẻ với dâu con ương bướng. Luyện tập trong 2 giờ rồi cả C về nghỉ ngơi, chuẩn bị ra thao trường học các tư thế ném lựu đạn trên đồi 100. Thật thú vị khi đứng trên cao nhìn xuống xóm làng đồng ruộng. Ý nghĩ này làm mình nhớ đến những con chim ưng của M Goocki, của Raxun Gadcetop trong tập truyện "Thằng Cáo". Nắng như đổ lửa trên đồi 100. Hi vọng sẽ quen dần thôi vì mình đâu phải "công tử"  mà sợ. Con của một nông dân chính gốc thì đội nắng đội mưa có gì đâu mà sợ. Trưa về, nghỉ, ăn cơm.
      Nhớ lại hồi hôm khi bàn việc thành lập "Ban biên tập báo", Minh Dũng phát biểu quá vụng về, mình phản bác lại. Mọi người im lặng. Tuy vậy mình cần nói năng nhỏ nhẹ hơn. Không biết Dũng có buồn khi mình chống lại điều sai trái của cậu. Dù sao cũng biết ơn cậu trong những ngày ở Huế khi chuẩn bị lên đường vào quân ngũ.
      Ăn cơm trưa về, mình cùng Đình Hà đi bán 2 cái quần được 80 nghìn. Sau đó rủ anh Quyền, Cơ, Tư, Đức đến quán uống trà, hút thuốc, ăn sắn, cùng nhau tào lao hơn một giờ đồng hồ. Bình mượn 20 đồng và Tư mượn 10 đồng còn lại. Trở về doanh trại các chiến hữu ngủ say, mình đi tắm. Về, đọc tiếp quyển 2 "Đaghextan của tôi". Tiếng kẻng vang lên, cả C lại lên đồi 100 tiếp tục học bài "cá nhân cơ động trên chiến trường tiêu diệt các mục tiêu  địch". Xong về nhà học múa rồi nghỉ ngơi chuẩn bị ăn cơm chiều. Cơm chiều hôm nay có thịt. Cơm trắng, rau muống xào với giá và thịt. Về trại, các chiến hữu còn kiếm được một miếng cơm cháy vừa thơm vừa ngon. Thế là cả nhóm quây quần bên ánh đèn nhai cơm chấm muối ớt. Ngon không thể tả. Niềm vui đời lính chỉ có vậy thôi, dù mai đây ngồi bên mâm rượu thịt quý phái hơn nhưng mùi thơm cơm cháy dễ gì quên. Bởi vì ở đó bạn bè đã sống với nhau thân thiết biết bao!
     Con Mèo Nhung ơi! Bây giờ em đang làm gì? Em đã nhận thư anh chưa? Chúa sẽ phù hộ cho em, hỡi người yêu dấu của đời tôi. (còn tiếp) LH

NHỮNG NGÀY TRONG QUÂN NGŨ ( tiếp theo )


      Satuday 27-9-1986:
      Mình dậy rất sớm khi các chiến hữu còn ngủ vùi. Gấp chăn màn cẩn thận. Vệ sinh buổi sáng. Quét sân. Ra sân đọc 10 lời thề. Cùng các bạn đi ăn sáng. Về B, cả C xuống sân D học đi đều, nghiêm, nghỉ… trong 2 giờ. Trời nắng chói chang, mồ hôi chảy ra ướt lưng, ướt ngực… Là một thành viên, mình phải chịu chung những lời mắng mỏ, đay nghiến của B trưởng như lời của dì ghẻ với dâu con ương bướng. Luyện tập trong 2 giờ rồi cả C về nghỉ ngơi, chuẩn bị ra thao trường học các tư thế ném lựu đạn trên đồi 100. Thật thú vị khi đứng trên cao nhìn xuống xóm làng đồng ruộng. Ý nghĩ này làm mình nhớ đến những con chim ưng của M Goocki, của Raxun Gadcetop trong tập truyện "Thằng Cáo". Nắng như đổ lửa trên đồi 100. Hi vọng sẽ quen dần thôi vì mình đâu phải "công tử"  mà sợ. Con của một nông dân chính gốc thì đội nắng đội mưa có gì đâu mà sợ. Trưa về, nghỉ, ăn cơm.
      Nhớ lại hồi hôm khi bàn việc thành lập "Ban biên tập báo", Minh Dũng phát biểu quá vụng về, mình phản bác lại. Mọi người im lặng. Tuy vậy mình cần nói năng nhỏ nhẹ hơn. Không biết Dũng có buồn khi mình chống lại điều sai trái của cậu. Dù sao cũng biết ơn cậu trong những ngày ở Huế khi chuẩn bị lên đường vào quân ngũ.
      Ăn cơm trưa về, mình cùng Đình Hà đi bán 2 cái quần được 80 nghìn. Sau đó rủ anh Quyền, Cơ, Tư, Đức đến quán uống trà, hút thuốc, ăn sắn, cùng nhau tào lao hơn một giờ đồng hồ. Bình mượn 20 đồng và Tư mượn 10 đồng còn lại. Trở về doanh trại các chiến hữu ngủ say, mình đi tắm. Về, đọc tiếp quyển 2 "Đaghextan của tôi". Tiếng kẻng vang lên, cả C lại lên đồi 100 tiếp tục học bài "cá nhân cơ động trên chiến trường tiêu diệt các mục tiêu  địch". Xong về nhà học múa rồi nghỉ ngơi chuẩn bị ăn cơm chiều. Cơm chiều hôm nay có thịt. Cơm trắng, rau muống xào với giá và thịt. Về trại, các chiến hữu còn kiếm được một miếng cơm cháy vừa thơm vừa ngon. Thế là cả nhóm quây quần bên ánh đèn nhai cơm chấm muối ớt. Ngon không thể tả. Niềm vui đời lính chỉ có vậy thôi, dù mai đây ngồi bên mâm rượu thịt quý phái hơn nhưng mùi thơm cơm cháy dễ gì quên. Bởi vì ở đó bạn bè đã sống với nhau thân thiết biết bao!
     Con Mèo Nhung ơi! Bây giờ em đang làm gì? Em đã nhận thư anh chưa? Chúa sẽ phù hộ cho em, hỡi người yêu dấu của đời tôi. (còn tiếp) LH

5 tháng 2, 2013

"Trong một mình bảy tám biệt ly" 

                    ( Phạm Xuân Nguyên )


Nói chuyện độc thân ta tự hỏi đó là cô độc hay cô đơn. Đâu đó lâu rồi tôi có đọc được một sự phân biệt hai trạng thái tinh thần này. Cô độc là trạng thái tiêu cực, được đánh dấu bằng cảm giác cô lập. Khi cô độc người ta cảm thấy có điều gì đó bị bỏ lỡ, bị mất đi, cho nên có thể là ở giữa đám đông mà vẫn thấy mình cô độc. Cô đơn thì khác, người cô đơn là một mình nhưng không đơn chiếc. Nó là trạng thái tích cực khi con người nhập thân vào mình, khi bạn ở một mình nhưng biết lấy chính bạn làm đồng hành. Cô đơn là khoảng thời gian dùng để suy nghĩ, để đi sâu vào trong mình suy tư. Chăm chú đọc sách hay ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên cần sự cô đơn để trải nghiệm hết. Tư duy và sáng tạo cũng cần cô đơn như vậy. Cô đơn làm ta khỏe khoắn, tươi mới lại. Có nghĩa, nó làm ta đầy thêm lên. Cô đơn hồi phục cơ thể và tâm trí, cô độc thì làm suy yếu chúng. Cô đơn là do tự lựa chọn, còn cô độc là do bị áp đặt.
Độc thân dù gì đi nữa thì cũng có phần là cô độc. Anh có thể ở giữa đông đúc người nhưng vẫn cảm thấy cô độc, hai vợ chồng ở chung nhà mà không hòa hợp thì cô độc vẫn đến với mỗi bên. Độc thân là cô độc, nên khi về lại nhà mình luôn chỉ là vắng vẻ, là một mình. Tôi buồn nhất khi sống độc thân là khi đi đâu về mở cửa nhà chỉ có khoảng không phía sau cửa đón đợi ập vào mình. Ngày tết với kẻ độc thân như tôi lại là những ngày trống vắng nhất... "Rũ áo phong sương trên tầng gác / Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang", tôi chữa lại vài chữ trong câu thơ Thế Lữ để vận cho mình vậy. Độc thân là cô độc thường vận cho những người tan vỡ hôn nhân nhiều hơn, vì dù gì thì đó cũng là một hoàn cảnh người ta bị bắt buộc lâm vào. Khi đã thành vợ thành chồng không ai muốn trở lại độc thân nếu không vì những nguyên nhân mà cả hai bên không tìm được cách giải quyết tối ưu.
Nhưng độc thân ngày nay vẻ như thuộc trạng thái cô đơn nhiều hơn. Đúng như ai đó nói: "Nhiều người coi sống độc thân là điều kiện thiết yếu cho sáng tạo bởi khả năng độc lập và tự do của nó. Độc thân được coi như sự lựa chọn để con người có cuộc sống dễ chịu nhất." Độc thân là cô đơn có thể là một lựa chọn từ đầu của người thích độc thân. Và cả người bị độc thân do tan vỡ gia đình nhưng không tiến tới một cuộc hôn nhân khác thì cô đơn sẽ là trạng thái thường trực. Nếu không thế thì không sống nổi, chứ chưa nói đến làm việc, sáng tạo. Nhà thơ Thi Hoàng có hai câu thơ cực tả trạng thái này: "Một đầu đường chẳng có ai trông ngóng / Một buổi chiều không biết cất vào đâu". Đó là cả cô độc và cô đơn, người độc thân ở vào hoàn cảnh ấy. Họ có đi ra ngoài nhà, có vượt ra ngoài mình cũng chỉ để làm sâu thêm cái khoảng trống trong con người mình, cái khoảng không nhà mình. Và trong cảnh độc thân, bạn gặm nhấm mình để tìm ra mình. Tôi độc thân nhưng không cô độc vì quanh tôi có sách làm bạn, và cùng với sách tôi cô đơn theo con chữ và theo lòng mình.
"Trong một mình bảy tám biệt ly" câu thơ của Cao Bá Nhạ ứng được với độc thân cô độc và cô đơn. Dẫu vậy, tết về xuân đến, người độc thân cũng có thể nói như Nguyễn Bính "chị ơi, em cưới mùa xuân nhé". Thế chẳng cũng vui sao?

Hà Nội cuối năm Canh Dần
(Người Đô Thị, số tết Tân Mão)
Người giới thiệu: TQS