31 tháng 5, 2013

Đi tìm mặt trời đã lặn
                    Đồng Đức Bốn

Mặt trời đã lặn lâu rồi
Giữa lênh đênh nắng tôi ngồi với tôi

Một bên là ngọn sóng đời
Một bên là trận bão người vây quanh

Tưởng rằng trời đất trong xanh
Không ngờ trời vẫn song hành trắng đen

Những kẻ ném đá vào em
Bàn tay rồi sẽ nhọ nhem cả đời

Những người tìm cách hại tôi
Thế nào sét cũng chẻ đôi thân người

Không làm ra được nụ cười
Thì xin để nắng vàng phơi cửa chùa

Tình còn có thể bán mua
Tài năng đâu phải trò đùa thế gian

Đã không thành một tiếng đàn
Thì không nên buộc dây oan cho người

Tôi còn một giọt máu tươi
Cũng xin để lại nụ cười cho thơ

Biết đâu trong cõi mộng mơ
Lại thành ra tiếng chuông chùa gọi mưa
                   
                         ( TQS post)


29 tháng 5, 2013

THÔNG BÁO!

    Sáng nay trang blog của lớp đã bị một thành viên trong lớp, không hiểu vì lý do gì, đã xóa hết dữ liệu, nghĩa là không còn tồn tại trên không gian mạng. Thiết nghĩ ai đó nếu không thích sự tồn tại của trang web thì hãy dũng cảm cho ý kiến, nêu rõ lý do, tập thể anh em trong lớp sẽ bàn bạc. Hãy đừng vì sự ích kỷ của mình mà cố tình làm những điều không đẹp.
    Hiện nay trang blog đã được phục hồi và mật khẩu cũng đã thay đổi. Anh em truy cập vào trang blog hay đăng bài viết xin nhắn tin vào số đt của lớp trưởng TQS để lấy mật khẩu nhé. Chúc tất cả thành viên Sử K6 một tuần làm việc thú vị và vui vẻ.
     TTM.

62.466

26 tháng 5, 2013

ĐƯỜNG VỀ QUÊ NGOẠI

Sáng 11-4-2013 (Al ),hai cha con lên đường về quê ngoại ăn giỗ .Xuất phát lúc 7 giờ 30 ,hai cha con nhắm hướng Mỹ tho thẳng tiến .Hai giờ sau đã có mặt tại Trung Lương ,ghé vào nhà dượng Út ( dượng gốc Quảng ngãi lưu lạc vào đây ) .Hai dượng cháu lai rai vài xị hâm nóng cuộc hành trình .30 phút sau có mặt tại thành phố Mỹ Tho uống với Nguyên Khang 6 lon (Lê Nhứt bị viêm họng không uống được )
12 giờ trưa về quê ngoại .Lại uống với anh Năm Vân và anh em bên ngoại .
Sáng hôm sau phụ giúp quét nhà lau bàn ghế …11 giờ ,bác Năm cúng rước ông bà .12 giờ ăn giỗ .Quá là vui luôn .Hiệp một zui với các bậc trượng thượng .Hiệp hai zui với bạn của cậu Út .Hiệp ba zui với em vợ cậu .Ngủ .
Sáng hôm sau tạm biệt ngoại và các cậu ,mợ .Hai cha con lên đường về quê cũ .Mợ Bảy cho 3 lít mang về uống chơi .Ngoại gửi trứng ,la gu đem về cho Duyên .
Quê nội ,bạn bè quá xa xôi ,thì về quê ngoại vậy.Nước non mình đâu cũng là quê hương xứ sở ,người dân ở đâu cũng là anh em một nhà .Vui quá xá là vui !
Chiều chiêu đãi các chiến hữu .
Hôm sau đi làm bình thường .Lại ra đường ,lại ngắm các em ,các chị trên đường phố .

                                                                                                      huyên
                Nhà của dượng Út
                            Mình và dượng đang "lai rai"
                                             Trước nhà dượng M
                                           Mình và cậu Bảy
                                    Nguyên và Khang
                               Thức ăn cúng ông bà
                        
                          
                                             Bác Năm đang rót rượu
                                                      Cầu Rạch Miễu
                                 Nguyên trên cầu Rạch Miễu
                                               

23 tháng 5, 2013

Bài học từ một vụ cướp nhà băng?!

"NHỮNG ĐIỀU (NGAY CẢ) HARVARD KHÔNG DẠY BẠN"

Trong vụ cướp nhà băng, một tên cướp hét lên: 
"Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về chúng mày!"
Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.
Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn"
- Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: 
"Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!"
Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"
Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): 
"Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". 
Tên cướp già gằn giọng: 
"Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"
Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở"
- Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: 
"Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!"
Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"
Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!"

Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"
Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. 
Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: 
"Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó lãnh đạo chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. 
Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!"
Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như vàng" 


[h] st

VIỆT NAM PHẢI LÀM GÌ NẾU BỊ TRUNG QUỐC TẤN CÔNG?

Nếu bị TQ tấn công - "giấc mơ nỏ thần của một linh mục Nguyễn Văn Tùng và kế biến biển Đông thành biển lửa."
- Hai Xe Ôm có kế khác: Dùng tên lửa tầm xa bắn sập đập Tam Hiệp !
 

Câu hỏi trên vào thời điểm này có thể bị cho là “quá lo xa?” Nhiều lý do lắm, nào là thượng viện Mỹ đã nghiêm khắc cảnh cáo Bắc Kinh không được manh động ở Biển Đông; nào là không có lợi về kinh tế và cả về chính trị nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cũng xin chấp nhận thôi, vì chuyện tương lai thì không ai xác quyết được, nhưng người ta vẫn phải đứng trước chữ NẾU to tướng! Chẳng lẽ lúc ấy lại bảo là “cả thế giới đã nói rằng quí vị không tấn công chúng tôi mà?” Đi tìm câu trả lời cho nghi vấn nêu trên, vẫn là hoài bão của tác giả bài này.
Người Tây phương, người Mỹ, thường nói “hãy hi vọng điều tốt nhất sẽ xảy ra, nhưng phải chuẩn bị cho điều tệ hại nhất.” (Hope for the best, but prepare for the worst). Trong “tinh thần” chuẩn bị cho điều tệ hại nhất có thể xảy đến, người dân Việt cần tìm cách “đối phó”, trước khi thực tại thê thảm đó xảy ra.
Thật ra chuyện nước Việt Nam bị kẻ thù phương Bắc đánh chiếm chẳng có gì lạ, chuyện này đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử hơn ngàn năm qua. Điều quan trọng là tại sao lần nào dân Việt cũng đuổi được quân xâm lấn? Khoảng thời gian lâu nhất mà họ đã có thể ở lại trên đất Việt là vào cuối đời nhà Trần, thời nhà Minh bên TQ; nhưng họ đã bị ông Lê Lợi, người anh hùng áo vải đất Lam Sơn, đứng lên phất cờ khởi nghĩa, “mời” họ ra khỏi nước Nam (năm 1428). Con cháu của các ngài, ngày nay, học được điều gì từ chiến lược của cha ông? Chiến lược đó tóm gọn trong ba chữ “Kế Sinh Tồn.”
Phải sống bên cạnh một anh hàng xóm, nước rộng, người đông, nhiều hơn mình đến trên mười lần; hơn nữa, anh hàng xóm đó có thêm tính xấu, lâu lâu lại gây sự và đánh phá người láng giềng phương Nam. Để sống còn, người láng giềng phương Nam luôn luôn đi theo “chiến pháp”: ĐÀM – ĐÁNH – ĐÀM. Chữ “Đàm” thứ nhất, hầu như ít khi hiệu nghiệm. Nếu hiệu nghiệm sao còn bị đánh? Có nghĩa là khi “người ta” đã chủ tâm đánh mình thì chẳng có lý giải nào làm cho họ bỏ ý định được, trừ khi mình xin đầu hàng trước! Nhưng, lịch sử đã chứng minh, không khi nào người dân Việt chấp nhận thua, trước khi “thử lửa!”
Khi bắt buộc phải “Đánh”, dân Việt cũng có kế sách. Người phương Bắc tràn xuống, “thế giặc mạnh như chẻ tre”, Việt sử đã thường ghi như vậy, là vì dân quân nước Nam chấp nhận né tránh lúc đầu để bảo toàn lực lượng. Thời gian tiếp theo là giai đoạn đánh du kích, chặn đường tiếp lương, gây hao tổn và bất an cho giặc. Đến khi thế giặc đã nao núng, cái hung hăng, kiêu ngạo lúc đầu của họ đã mất và đa số quan, quân chỉ còn muốn mau được về nước để gặp lại… vợ con; thì đó là lúc quân ta tràn ra, dốc toàn lực đánh một trận quyết định, đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, kết thúc mộng xâm lăng của chúng.
Tuy nhiên, biết mình yếu hơn, không thể kéo dài chiến tranh mãi được, nên khi tên giặc cuối cùng vừa bước qua bên kia biên giới, thì cũng là lúc người Việt cử đại diện đi gặp anh chàng hàng xóm xấu tính, để nói chuyện “phải quấy.” Thường thì lúc này anh ta cũng “biết điều” hơn và cũng dễ đi đến một thỏa hiệp để hai nước có hòa bình. Đó là chữ “Đàm” thứ hai.

GIẤC MƠ NỎ THẦN?

Ngày nay, nếu anh hàng xóm “to xác nhưng xấu tính” lại gây sự (xin mượn chữ của các bạn trẻ ở quê nhà. Cũng xin được ngưỡng mộ lòng yêu nước nhiệt thành của các bạn. Nếu cả dân tộc cùng đồng tâm, nhất trí, thì không giặc nào có thể xâm lấn nước Nam.) Nếu anh ta đòi đánh, thì người dân Việt Nam phải làm gì? Biết mình yếu thế, có lẽ nhiều người lại nhìn ra bốn phương, tám hướng, mong ước có người giúp mình? Khốn nỗi, rất có thể tất cả mọi người sẽ đều vì “ích lợi cốt lõi” của quốc gia họ mà từ chối khéo và đứng trong thế của những ngư ông, xem “trai, cò quắp nhau…” Có nghĩa là dân ta bắt buộc phải tự coi như không thể trông mong vào bất cứ người “bạn” nào để chống giặc. Kinh nghiệm đẫm máu và nước mắt của dân quân miền Nam, 36 năm trước đây, vẫn còn hằn sâu trong tâm khảm nhiều người.

Bị bắt buộc phải ở trong tình huống đơn độc một mình, nhìn thấy giặc lù lù tiến đến, nhìn thấy trước cảnh nước mất, nhà tan mà không làm gì được, nên… cũng là điều dễ hiểu, nếu có người dân Việt lại mơ về chiếc “nỏ thần” khi xưa. Nhưng nỏ thần của thế kỷ XXI này là gì? Vâng, đúng vậy, đó là võ khí nguyên tử (hạt nhân.) Điều này có vẻ cực đoan và xa vời, nhưng lại thực tế trăm phần! NẾU, vẫn chữ NẾU! Nếu Việt Nam có dăm, bảy hỏa tiễn (tên lửa) mang đầu đạn nguyên tử, chỉ cần ở tầm trung thôi, nghĩa là tầm hoạt động của chúng khoảng trên 1000 cây số, thì đó chính là những nỏ thần hôm nay để ta giữ được nước. Dĩ nhiên, dân ta sẽ phải hoàn toàn giữ bí mật và chỉ “công bố” là có “nỏ thần” khi đã thực sự bị dồn đến chân tường. Cần phải nhìn gương của Bắc Hàn (Triều Tiên), chỉ vì họ có võ khí nguyên tử nên các cường quốc đã áp lực đòi buộc họ phải hủy bỏ chương trình này; dĩ nhiên là họ không chịu, nên Bắc Hàn đã bị trù dập, phong tỏa về kinh tế, đến nỗi dân chúng của họ luôn bị thiếu ăn, nhiều người bị chết đói, không còn ngóc đầu lên được. Nhưng, thật là một điều nghịch lý, vì cùng một lúc, không ai dám “đụng” đến Bắc Hàn! Dễ hiểu thôi, chẳng ai dại gì đi đổi Honolulu, thủ phủ của tiểu bang Hawaii, lấy thành phố nghèo xơ Bình Nhưỡng (Pyongyang), thủ đô của Bắc Hàn. Cũng vậy, nếu Việt Nam ta có “nỏ thần” thì chắc chắn “người ta” sẽ không muốn đổi Hồng Kông lấy Hà Nội, thậm chí thêm cả Sài Gòn nữa!
Vấn đề là tìm “nỏ thần” ở đâu? Nếu bây giờ mới lo xây lò nguyên tử thì đã quá muộn, vả lại, cả thế giới sẽ để ý, tìm tòi, hạch sách, khó mà thành công được. Như việc đang xảy ra ở Iran, liệu Do Thái và Mỹ có để yên cho Iran chế bom nguyên tử hay không? Như vậy thì chỉ còn cách là phải đi…mua! Nếu chợ “chính” không ai bán thì mua ở chợ…“đen.” Lâu nay, giới quân sự vẫn thường rỉ tai nhau về một ngồn tin, mà các cường quốc đều muốn giữ kín, đó là khoảng 500 vũ khí nguyên tử, loại xách tay, nhỏ bằng chiếc cặp đựng giấy tờ (briefcase) đã bị thất lạc, khi cựu Soviet sụp đổ. Những võ khí ấy bây giờ đang ở đâu? Có vài chiếc cặp đó “để dành” phòng khi hữu sự, không phải là điều quá xa vời.

TRUNG QUỐC SẼ CHIẾM ĐÓNG NƯỚC VIỆT?

Có nhiều lý do vào lúc này cho thấy, nếu TQ quyết định đánh VN họ sẽ không có ý định chiếm đóng cả nước. Trong thời chiến tranh Quốc – Cộng, Mỹ đã phải đổ hơn nửa triệu quân vào miền Nam; ngày nay, TQ cần có bao nhiêu quân để chiếm đóng cả nước Việt Nam? Phải chi bao nhiêu tỷ đô-la mỗi năm cho sự chiếm đóng này? Nền kinh tế của họ có cho phép điều đó xảy ra không? Tuy nhiên, xin dành câu trả lời (đề nghị) cho nghi vấn trên ở một bài khác.
Người viết chỉ xin bàn đến “cuộc chiến trên Biển Đông” hôm nay, vì nó tỏ tường quá, phải nói đến trước. Điều này có nghĩa, việc TQ đánh chiếm các hải đảo đang ở trong tay Việt Nam, thuộc quần đảo Trường Sa, là một nguy cơ gần hơn nhiều người tưởng.
Người dân Việt vẫn phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, có nghĩa là, Việt Nam phải chiến đấu một mình, không “nỏ thần”, không bạn hữu, ngay cả việc không ai bán vũ khí cho mình nữa, dù là mình có tiền, vì đã có những cuộc mặc cả giữa các thế lực quốc tế!
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ CÓ CÁCH GIỮ TRƯỜNG SA CHƯA?
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ, hôm 6 tháng 6, 2011, tướng Nguyễn Chí Vịnh (thượng tướng, thứ trưởng quốc phòng, VN) đã nói rằng: “Nếu có xung đột trên biển Đông thì không bên nào thắng, thiệt hại trước hết cho các nước tham gia (cuộc) xung đột và ảnh hưởng đến tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.” (VietnamDefence).
Đồng thời, cựu tướng Lê văn Cương (thiếu tướng, nguyên viện trưởng viện chiến lược của bộ công an, VN), cũng nói với báo Vnexpress, hôm 13 tháng 6, 2011 rằng ông “mong ước Việt Nam có hai tỷ rưỡi đô-la, nghĩa là khoảng 30 đô cho mỗi đầu người dân Việt, để mua tàu siêu tốc và ngư lôi.”
Nghe hai nhà “lãnh đạo” của đất nước Việt Nam hôm nay “bàn” chuyện giữ nước, thú thực, kẻ viết bài này thấy hơi…nản! Mặc dù nước Việt đang ở chữ “Đàm” thứ nhất, có nghĩa là còn thương thuyết được đến đâu, quý đến đấy; nhưng lời nói của tướng Vịnh (một võ tướng), tuy có thể đúng trên lý thuyết, nhưng nó có vẻ như, theo cách người Mỹ hay nói, là “không có…răng!” (No teeth!) Nghĩa là chẳng dọa được ai! Trong khi người thứ hai, tướng Cương (một tướng hành chánh – staff officer – tạm coi như một quan văn), với cương vị cũ của ông ở “viện chiến lược”, người ta phải nghĩ rằng ông là một trong những “nhà chiến lược” của chính phủ. Một chiến lược gia của đất nước mà khi giặc đến, chỉ biết ngồi đó để mơ…hai tỷ rưỡi đô-la? Ôi, phải chi không có vụ Vinashin thì dân ta đỡ biết mấy! Tự nhiên có 5 tỷ đô, tha hồ mà mua tàu siêu tốc và ngư lôi!
Xin đề nghị, lần sau nếu tướng Vịnh, hay bất cứ nhà lãnh đạo nào, có dịp “nói” cho cả thế giới nghe, thì xin các ngài cứ nhẹ nhàng mà nói thế này thôi: “Nếu Trung Quốc tấn công bất cứ hải đảo nào của Việt Nam, đặc biệt là những đảo thuộc quần đảo Trường Sa, điều đó có nghĩa là CHIẾN TRANH! Khi chiến tranh xảy ra, ngay tức khắc, chúng tôi sẽ phong tỏa Biển Đông; xin nói rõ hơn, chúng tôi sẽ biến Biển Đông thành một bãi mìn trên biển khổng lồ, không tàu bè nào có thể qua lại được.”
Biển Đông vốn là một trong những hải lộ quan trọng vào bậc nhất trên thế giới. Người ta ước tính có đến “phân nửa tổng số hàng hóa trên thế giới, tính theo trọng tải (tonnage), đi qua biển Đông mỗi năm.” (Theo tiến sĩ Donald K. Emmerson, giám đốc diễn đàn về Đông Nam Á của đại học Stanford, Mỹ. Trong International Business Times.) Vị này còn có thêm những suy luận sắc bén khác, chẳng hạn như ông nói: “TQ ngày càng lệ thuộc vào việc nhập cảng nhiên liệu từ Trung Đông. Số nhiên liệu đó (phải) đi qua eo biển Malacca (giữa các nước Singapore, Malaysia và Indonesia), rồi vào Biển Đông. Nếu TQ tạo chiến tranh ngay trên đường chuyên chở nhiên liệu chính của mình, thì đó là một quyết định thiếu khôn ngoan.” (Ibid). Ông Emmerson tiếp: “Những quốc gia trong vùng đều biết rằng nếu một cuộc chiến toàn diện xảy ra, với những tàu chở dầu bị nổ tung thì sẽ là điều vô cùng nguy hiểm cho những quốc gia liên hệ… nền kinh tế thế giới sẽ bị chao động mạnh vì sự xáo trộn của thủy lộ chính này.” (Ibid).
Trang mạng “haydanhthoigian.worldpress.com” đã đăng bài mang tựa đề: “Nếu khai chiến trên Biển Đông, khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam,” lấy nguồn từ trang blog của nhà văn Phạm Viết Đào. Bài này đã tổng hợp những bài viết của các báo ở Hồng Kông như “Đại Công Báo”, “Văn Hối”, “Đông Phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hòa.” Báo chí ở Hồng Kông, dù sao cũng còn chút tự do, tự trọng, bình luận thẳng thắn và khá trung thực, không như đám bồi bút ở Bắc Kinh, chỉ biết mù quáng viết theo “chỉ thị” của…đảng. Theo bài tổng hợp nói trên, thì “các chuyên gia quân sự TQ đã cảnh cáo rằng nếu Bắc Kinh dùng vũ lực (trong vụ Biển Đông), cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với TQ còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại eo biển Đài Loan.”

XIN ĐỀ NGHỊ KẾ GIỮ BIỂN ĐÔNG

Trở lại với nguyên tắc ban đầu là dân Việt sẽ tự coi như phải một mình giữ nước, giữ biển. Có lẽ đúng hơn là tái chiếm những hải đảo đã bị TQ chiếm đóng, sau cuộc ồ ạt tấn công lúc đầu của họ. Trước hết, và không bao giờ được quên, là dân quân ta sẽ phải theo chiến pháp: đánh du kích! Đó là nguyên lý, trên bờ cũng như dưới biển. Từ chiến lược, chiến thuật, phương thức cũng như vũ khí, luôn luôn theo đường hướng chiến tranh du kích. Đánh cho đến khi kẻ thù “bật” ra khỏi các hải đảo, khiến họ, cũng như cả quốc tế nữa, phải “mời” chúng ta trở lại bàn hội nghị. Khi đó, chúng ta sẽ đi vào chữ “Đàm” thứ hai.
Trước hết, phát động chiến tranh du kích có nghĩa chúng ta không cần đến những chiến hạm to lớn, ở giai đoạn đầu, nhưng cần thật nhiều tàu nhỏ chạy nhanh, ít nhất phải đạt 40 hải lý/giờ, mà tướng Cương đã gọi là “tàu siêu tốc.” Nhưng chúng ta không có tiền, mà dẫu có cũng chưa chắc có người muốn bán cho ta. Vậy thì phải làm sao? Thưa rằng, chúng ta tự đóng lấy. Nguyên liệu để đóng tàu? Đại đa số nhà cửa ở Việt Nam đều lợp bằng “tôn” (tôle, sheet metal), đó là nguyên liệu; tàu càng nhẹ, chạy càng nhanh, ai cũng biết như vậy. Tàu không cần phải quá lớn, chỉ vừa đủ chở mấy người và hai quả thủy lôi (ngư lôi) cùng với ống phóng. Về máy tàu, ta có thể lấy máy của các xe hơi (ôtô) để lắp cho những tàu nhỏ này, rất tiện dụng và đạt được tốc độ khá cao.
Thứ hai, chính phủ cần ra lệnh “tổng động viên” các thuyền đánh cá. Việt Nam ta hiện nay đang có khoảng 100 ngàn ngư thuyền đủ loại, có thể được biến thành những “chiến thuyền.” Chúng cần được tổ chức thành từng đội, phân công thành thuyền đánh tàu chiến, thuyền đánh tàu ngầm, thuyền đánh máy bay, thuyền tiếp liệu v.v… Điều này, bất cữ sĩ quan hải quân nào cũng biết. Nhiều đội hợp thành đoàn, và cứ thế…, cần nhiều chiến thuyền hay ít, tùy theo nhu cầu chiến trận để ra quân. Xen vào những đội chiến thuyền này là những tàu chạy nhanh, đó là lực lượng xung kích, mang thủy lôi để đánh tàu chiến hoặc “trái phá” (depth charge) để đánh tàu ngầm.
Tất cả các ngư thuyền cần được chuẩn bị sẵn, ngày thường chúng vẫn là những thuyền của ngư dân dùng vào việc đánh cá, nhưng khi hữu sự thì chỉ qua một đêm, dân ta đã có 100 ngàn chiến thuyền, trải dài từ Bắc vô Nam! Đó là lực lượng mà đối phương sẽ phải đương đầu, từ khi họ rời bến ở đảo Hải Nam, cho đến khi họ vào đến Trường Sa, khoảng 1300 cây số, nơi họ sẽ phải đương đầu với đại lực lượng của ta. Chưa hết, nếu một vài tàu của họ còn sống sót mà quay trở lại đảo Hải Nam, ta vẫn tiếp tục bám theo cũng như chặn đánh từ Nam ra Bắc. Họ có vũ khí mạnh, nhưng số lượng giới hạn; ta có số đông, ưu điểm là ở đây. Người ta vẫn thường nói: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”, nước ta nhỏ, dân ta ít, ta chịu nhận là “hồ” hay gì cũng được, miễn là bảo vệ được quốc gia, giữ được biển, đảo.
Vài thí dụ nhỏ: mỗi tàu ngầm chỉ có thể đem theo khoảng trên 10 quả thủy lôi, nhưng mỗi quả không thể đánh chìm nhiều hơn một thuyền đánh cá. Nếu đánh hết số thủy lôi này, tàu ngầm đó chỉ còn cách là… tháo chạy, hoặc lặn sâu để lẩn trốn sự phản công của ta. Máy bay của TQ được trang bị bằng nhiều loại vũ khí, trong đó có cả hỏa tiễn Exocet của Pháp, nhưng là loại “nhái”, dĩ nhiên; mỗi hỏa tiễn này cũng chỉ đánh được một thuyền của ta, trong khi chúng ta có hàng ngàn chiến thuyền.
Ngày nay, để đạt được tốc độ nhanh trên biển, người ta thường dùng các hợp chất kim loại nhẹ để đóng các tàu chiến, chúng không còn “cứng cáp” như các chiến hạm thời đệ nhị thế chiến. Chỉ một quả hỏa tiễn Exocet, Argentina đã đánh chìm được khu trục hạm HMS Sheffield của Anh Quốc (năm 1982). Khu trục hạm của Mỹ, USS Stark, năm 1987, đã bị trúng hai quả Exocets, nhưng rất may là quả thứ hai bị “lép”, không nổ. Tàu này không chìm là vì người Mỹ đã dùng loại kim cứng hơn (người Anh) để đóng tàu của họ. Trong hiện tại, để tấn công những loại tàu hạng trung như khu trục, tuần dương xuống đến các tàu nhỏ hơn… rất có thể người ta không cần phải dùng đến những loại đạn “xuyên thép” (armor-piercing projectiles) nữa.
Thứ ba, với lực lượng chiến thuyền hùng hậu như vậy, việc Việt Nam phong tỏa Biển Đông không còn là vấn đề nan giải. Điểm khác, quan trọng không kém, đó là việc trang bị vũ khí cho “hạm đội du kích” của ta; cũng như việc xử dụng thêm một loại “tàu du kích chiến lược.” Loại tàu này có khá nhiều ở Việt Nam, không cần phải đi mua ở đâu cả. Các hải đội chiến thuyền của Việt Nam sẽ hoạt động hữu hiệu và không giới hạn trên khắp Biển Đông, có nghĩa là ta có thể dàn trận sang đến sát vùng biển của Philippines. Nếu có sự hợp tác quân sự của Phi thì tốt; nếu không, dân quân ta vẫn thừa sức chống xâm lăng. Tuy nhiên, chi tiết của những điều này đã thuộc về lãnh vực “bí mật quân sự”, không tiện bàn thảo nhiều hơn ở đây.
Một lần nữa, Việt Nam rất cần có những lời tuyên bố dứt khoát, mạnh dạn ngay từ bây giờ, trong lúc các bên còn đang thương thuyết. Thực tế đã cho thấy, hầu hết các nước có nền kỹ nghệ cao, đang phải dùng thủy lộ huyết mạch trên Biển Đông như Nhật, Nam Hàn v.v… vẫn còn im tiếng. Điều này đã làm cho người ta nhớ đến những phim truyện dài, nhiều tập của Hồng Kông, các nhân vật trong đó hay nhắc đến câu nói, “chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ!” Đúng vậy, cần phải cho những nước “có lợi ích ở khu vực” biết là họ sẽ bị thiệt hại dường nào khi các tàu hàng của họ không còn đi qua Biển Đông được nữa, lúc đó họ mới thực sự quan tâm, và có lẽ lúc đó ngay cả TQ cũng phải nói chuyện cách “lễ độ” hơn.
Đây chỉ là vài ý kiến thô thiển của một tu sĩ quê mùa, hủ lậu; kính dâng lên quốc dân đồng bào và các bậc hiền tài nước Việt, như một lần làm bổn phận công dân, khi nước nhà đang trong cơn nguy biến.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng.( Người post: TQS )

20 tháng 5, 2013

Ngàn Năm Vẫn Đợi

DK Loan

Đột nhiên tôi ngưng viết! Không có một yếu tố nào rõ rệt để giải thích cho việc tôi ngưng viết. Tôi chỉ ngưng viết, ngưng khơi khơi vậy thôi. Tôi ngồi hằng giờ trước máy, nhìn chiếc bàn phiếm như một người bệnh nặng sắp chết nhìn tô phở nóng hổi, thơm lừng mùi bò!


Đầu tiên tôi nghĩ đến việc cầu cứu với hai bật tiền bối. Một người là nhà báo, kiêm nhân viên giao dịch và lấy quảng cáo của một tờ báo rất ăn khách tại thành phố tôi đang cư ngụ. Còn người kia nguyên là giáo sư môn lý luận văn học của trường chuyên đào tạo các nhà văn trong nước. Một sáng thứ bảy, tôi mời hai ông đến một tiệm phở ngon có tiếng trong vùng. Tôi vô đề ngay trước khi mục ăn phở bắt đầu. Tôi nói mục đích tôi mời hai ông ra đây là xin hai ông cho tôi một lời khuyên hữu dụng để tôi có thể viết văn trở lại.


Ông nhà báo không ngần ngại cho ý kiến trước tiên. Theo ông thì tôi đang thiếu đề tài để viết, hoặc là đề tài của tôi quá hạn hẹp để cho tôi có hứng khởi tiếp tục viết. Nhưng tôi lịch sự bác bỏ ngay ý kiến của ông nhà báo. Thứ nhất là những truyện tôi đang viết dỡ dang, đã lên dàn bài và ý tứ đầy cả ra đấy, nhưng tôi vẫn không viết được. Thứ nhì là xung quanh tôi có biết bao nhiêu thứ để tôi có thể lấy làm đề tài. Ngay như trong hảng sản xuất đồ nhựa mà tôi đang làm, hàng ngày xẩy ra biết bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười, cũng đủ đề tài để cho tôi viết hơn chục cái truyện ngắn.


Khi ông nhà báo lắc đầu chào thua thì ông cựu giáo sư môn lý luận văn học bắt đầu cuộc thẩm vấn. Ông hỏi tôi đã học viết văn ở một trường chính quy nào chưa. Tôi lắc đầu. Ông hỏi tiếp, tôi có thường đọc những sách báo liên quan đến bộ môn phê bình văn học hay không, thì tôi cũng lắc đầu. Sau mấy cái lắc đầu nữa của tôi, thì ông tuyên bố lý do làm tôi ngưng viết: tôi đang rơi vào tình trạng khủng hoản phương hướng sáng tác. Để giải quyết vấn đề thì theo ông, tôi nhất định phải kinh qua một khoá đào tạo chính quy. Ông cho biết dù đã về hưu, nhưng với uy tính và tầm mức ảnh hưởng của ông, thì ông vẫn có thể giới thiệu cho tôi theo một khoá đào tạo ngắn hạng tại trường viết văn ông đã từng giảng dạy. Tôi hỏi khoá học bao lâu thì ông cho biết là học toàn thời chỉ mất một năm. Tôi cảm ơn sự nhiệt thành của ông, nhưng nếu phải về nước một năm để học thì e rằng cá nhân tôi sẽ lâm vào cơn khủng hoản tài chính mất thôi. Vấn đề xem như đến hồi bế tắc thì ba tô phở thơm phức mùi bò được đem ra. Hai bật tiền bối thong thả thưởng thức món phở. Riêng tôi thì không còn bụng nào để ăn, dù chỉ cho vơi một nửa tô phở để gọi là giử lễ với hai ông.


Nhưng tôi vẫn không bỏ cuộc. Tôi cầu cứu đến một nhà văn ở tận bên Mỹ. Ông nhà văn nầy là chổ quen biết thân tình với ông chú ruột của tôi. Tuy ông đã có vài tác phẩm được một nhà xuất bản uy tín ở hải ngoại ấn hành, nhưng ông không phải là một nhà văn nổi tiếng. Tôi có đọc truyện ông viết. Tôi thấy văn ông không có gì đặc sắc, truyện cũng không có nhiều tình tiết ly kỳ và đôi khi ông viết hơi dài dòng. Nhưng văn ông viết ra sao, đối với tôi không có gì quang trọng. Quang trọng là tôi muốn nghe ông, với tư cách một nhà văn cho tôi một lời khuyên để tôi có thể viết văn trở lại. Tôi điện thoại cho ông vào ngày thứ bảy. Để tránh cho ông khỏi ngỡ ngàn trước sự đường đột của tôi, tôi tự giới thiệu mình là cháu của người bạn già cố tri của ông. Rồi tôi vắn tắc kể lại tình trạng ngưng viết thật thê thảm của tôi cho ông nghe. Nghe xong, ông ôn tồn khuyên tôi đừng quá quan tâm đến bố cục mà chỉ cần viết theo dòng suy tưởng trong đầu. Theo ông thì viết trước đã, cốt truyện tính sau. Tôi nói với ông là tôi không thể làm được như vậy. Tôi giải thích cho ông rõ, là khi tôi ngồi xuống viết thì trong đầu tôi không phải chỉ có một dòng ý tưởng duy nhất mà có khi đến ba bốn ý tưởng cùng xuất hiện một lúc. Và cũng có rất nhiều lần, đang viết truyện nầy, trong đầu tôi lại nẩy ra một ý mới cho truyện nọ. Nói tóm lại, ý tưởng trong đầu tôi rất dồi dào nhưng cũng rất hỗn độn. Nghe đến đây thì ông nhà văn phát cấu, ông không còn giử ý tứ nữa, phán luôn một câu: "Nói như chú mầy thì hết thuốc chửa rồi. Theo tao thấy thì đầu óc chú mầy chỉ hợp với việc buôn bán chứ không phải để viết văn!". Tôi thấy buồn. Tôi thấy người ta viết dễ dàng lắm kia mà! Có nhiều người cứ chừng như vài tuần là có một truyện ngắn hay ra gì để đăng lên báo mạng. Không lý nào tôi lại không viết được! Có lẽ đoán được tôi không vui, nên ông hứa là sẽ giới thiệu cho tôi một nhà văn khác để tôi tham khảo ý kiến. Nhưng ông yêu cầu tôi phải đợi đúng một tuần để ông liên lạc trước với ông nhà văn kia.


Người mà ông nhà văn bên Mỹ giới thiệu cho tôi là một nhà văn lớn trong nước. Một trong những tác phẩm của ông nhà văn nầy đã một thời làm xôn xao dư luận văn đàn, cả trong lẫn ngoài nước. Chính tôi cũng rất thích đọc những truyện của ông viết. Và dĩ nhiên không cần phải khen, văn ông viết rất hay. Tôi chờ đúng một tuần rồi gọi điện thoại cho ông. Hôm đó là ngày chúa nhật. Buổi sáng tôi gọi cho ông thì máy điện thoại di động của ông bị bận. Buổi trưa tôi gọi lại lần nữa thì ông đã tắt máy. Lần thứ ba tôi gọi vào khoảng sáu giờ chiều thì thật may mắn, ông bấm máy trả lời. Không để mất một giây phút quý báu nào của ông, tôi vào đề ngay chứ không dám nói dông dài, dù chỉ là một câu xã giao cho phải phép. Khi vừa nghe tôi tự giới thiệu xong thì ông ngắt lời tôi ngay. Ông nói hối hả và hào hứng: "Tớ nói cho nhà anh biết nhá, văn chưa chín thì viết tất không ra, cứ cố lại sượng mất thôi!". Tôi nghe rõ tiếng cười sảng khoái của ông trong điện thoại, và hình như ông đang ở trong một quán ăn vì tôi có nghe cả tiếng lao xao đàng hát xung quanh ông. Ông bảo tôi cứ chờ, chờ cho đến một lúc một nào đó thì tự khắc sẽ viết được trở lại, còn nhỡ mà không viết được luôn thì thôi, chứ không việc gì phải lo toán lên như vậy. Ông còn nói thêm là đã có nhiều năm, đến một chữ ông cũng không viết ra được, chứ đừng nói chi đến một truyện ngắn. Cuối cùng ông nói với tôi: "Thôi chào nhá, tớ bận lắm, đang chén dồi chó đây!".


Tôi gác điện thoại, ngồi thừ người suy nghĩ. Có lẽ tôi không còn cách nào khác hơn là chờ đợi. Tôi sẽ chờ! Nhưng biết chờ đến bao giờ?


Melbourne, tháng 9 năm 2005.


© DK Loan 2005 . Người post: TQS

13 tháng 5, 2013

Đất nước một thời rất buồn...



GS Nguyễn Lân Dũng: Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

Báo Giáo dục Việt Nam.
Thứ hai 13/05/2013 07:15
(GDVN) - GS.NGND Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 5 tính xấu của không ít người Việt Nam đó là: Ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào".
Lời tòa soạn: PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng: Người Việt hiện đại xấu nhất là thói hám danh, chuộng lạ, sính ngoại, sính hình thức,... còn với GS Nguyễn Lân Dũng thì: "Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội (cái gọi là chủ nghĩa mackeno) - Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng. 
Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi trao đổi với GS.Nguyễn Lân Dũng xung quanh vấn đề này.
Tự biến mình thành hèn hạ
-  Là một Giáo sư - Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân rất gần gũi với người Việt Nam, theo ông, người Việt có  tính xấu nào cần phải thay đổi trong thế giới hiện đại?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Không có tính xấu nào là của mọi người Việt, nhưng có thể có những tính xấu của một bộ phận không nhỏ người Việt. Trong thế giới hiện đại mọi người đều tiếp nhận được không ít những nét đẹp văn hóa do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại. Chẳng hạn như thói quen thường xuyên theo dõi tin tức trong và ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền thanh, truyền hình. Với giới trẻ là thông qua internet, điện thoại trực tuyến...
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường bên cạnh các ưu việt rõ rệt so với nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, nhưng do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội. Cái chính là việc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá.
"Tham lam còn dẫn đến mất uy tín quốc tế..." - GS. Nguyễn Lân Dũng nói về tính xấu của người Việt.
 
Trước đây trong các cuộc kháng chiến, mọi người sống giản dị, thân thiện với nhau, khoảng cách giàu nghèo thu hẹp, cán bộ gần gũi với dân và tôn trọng dân. Ngày này, bộ phận nhẽ ra phải là ưu tú nhất trong xã hội là cán bộ, đảng viên nhưng như nhận xét của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 4 thì: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.
Chúng ta từng có khẩu hiệu "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Nay một bộ phận không nhỏ Đảng viên suy thoái, biến chất thì tránh sao khỏi sự suy thoái, biến chất của quần chúng? Người ta coi chuyện chạy chọt bằng phong bì là chuyện bình thường và thường được gọi là văn hóa phong bì. Từ vị trí  chủ nhân ông của đất nước người dân mặc nhiên hạ thấp vị trí của mình xuống, việc gì cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khai tố cáo các hành động sai trái của những người có chức có quyền (một phần do pháp luật quy định người đưa hối lộ cũng có tội). Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội.
Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng.
- GS Văn hóa nổi tiếng Trần Lâm Biền đã từng ví: Lòng tham như một chất ma túy, phá hoại nhân cách con người và có sức cám dỗ ghê ghớm. Theo ông, lòng tham khiến người Việt xấu xí và suy yếu thế nào trong quan hệ cộng đồng và thế giới?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Lòng tham đẩy lùi nhân cách sống giản dị, vị tha, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách... những đức tính quý giá vốn là truyền thống của nhân dân ta. Lòng tham khiến mất đi sự quý trọng vốn có của nhân dân với  những người cán bộ,  nhẽ ra phải là công bộc của dân như lời dạy của Bác Hồ.
Lòng tham khiến mất đi sự chung thủy của không ít vợ chồng, kể cả những cặp vợ chồng trẻ biểu hiện qua tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng. Lòng tham khiến láng quê vốn yên lành nay trở nên náo loạn vì chuyện tịch thu bờ xôi ruộng mật một cách bừa bãi, thiếu cơ sở khoa học và pháp lý, còn vì cắt tóc thư giãn, karaoke, nhà nghỉ, game online... đã len lỏi tới tận các vùng quê.
Lòng tham khiến bố mẹ nhắm mắt chạy theo đồng tiền để các quý tử tự do phá phách, bỏ học, trở thành những anh hùng xa lộ hoặc những tên Đông Gioăng (Don Juan) chuyên hại đời các cô gái mới lớn...
Đạo lý đang bị thách thức, đơn từ khiếu nại, tố cáo xếp đầy các tủ hồ sơ mà không kịp giải quyết thỏa đáng. Hãy để mắt đến các trang mạng xã hội, trong đó có không ít những tiếng nói trung thực, thẳng thắn, chứ đâu phải toàn là những điều bị chụp mũ là "diễn biến hòa bình" hay bị lôi kéo bởi các thế lực thù địch.
Gần đây vang lên bài thơ thật buồn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị phụ tách văn hóa- tư tưởng của Đảng ta:
"Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác
Sao mình thức?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành?
Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay …"
Ai có thể suy diễn nhà thơ - chiến sĩ này đang bị suy thoái chính trị, suy thoái đạo đức?
"Vĩ cuồng vì chút địa vị của mình thật là vô kể"
- Thói tham danh, bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ... trong giới trí thức đã được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc xem như một quốc nạn. Còn Giáo sư Cao Xuân Hạo trong một bài viết ở cuốn Tâm lý người Việt nhìn từ nhiều góc độ gọi là bệnh vĩ cuồng (me’ganomanie). Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn bảo đó là căn bệnh nan y khó chữa. Theo ông, thói háo danh của người Việt hiện nay đã ở mức báo động ra sao?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Danh lợi có nghĩa là cái danh hiện nay đi liền với cái lợi. Hầu như ai có chút quyền hành gì đều cố hết sức tận dụng cái uy quyền ấy để làm giàu một cách bất chính. Vì vậy dân gian mới có câu "Nhà mặt phố, bố làm quan". Cũng còn có những ông quan thanh liêm, nhưng số đó quả không nhiều.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, chuyện mãi lộ của Cảnh sát giao thông ai cũng biết nhưng có lẽ không có cách gì khắc phục nổi.
Vĩ cuồng vì chút địa vị của mình thật là vô kể. Chuyện mãi lộ của Cảnh sát giao thông ai cũng biết mà có lẽ không có cách gì khắc phục nổi. Một lái xe taxi nói với tôi đưa bệnh nhân đến cổng bệnh viện, vì không được đỗ (?) nên đã cẩn thận hỏi anh CSGT là phải đỗ chỗ nào? Anh ấy trả lời là lên quá chỗ cầu vượt kia. Làm đúng như vậy thì lại đã có anh CSGT khác xông ra đòi phạt với số tiền cao ngất ngưởng. Đành phải đưa một nửa số tiền ấy mà không lấy biên bản (!).

Chuyện này tôi đã nói ở Diễn đàn Quốc hội nhiều lần mà hầu như chả có chuyển biến gì. Sao ta không học hỏi cảnh sát nước ngoài - Xe đỗ sai quy định họ gài giấy phạt lên cái gạt nước mưa, lái xe cứ việc nhanh chóng chuyển tiền qua ngân hàng, càng chậm số tiền phạt càng tăng. Đấy chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ.
Một nữ doanh nhân rất thành đạt đã trả lời khi tôi hỏi sao không thấy xuất hiện trên TV trong các lần được lãnh đạo đeo cho vòng hoa và cổ: "Chú tưởng ngon lành thế à? Nộp nhiều tiền lắm đấy chú ạ!". Thật ngoài trí tưởng tượng của tôi!
Tham lam còn dẫn đến mất uy tín quốc tế. Nào là tôm bị trả lại vì có đinh đóng vào đầu tôm cho tăng cân (!), nào cà phê thì hái lẫn lộn cả quả xanh (vì nếu để chín hết sẽ mất trộm!), nào giầy vải lẫn cả loại vải có lẫn formalin (do nhập ẩu nguyên liệu rẻ), nào phạt gây ô nhiễm chỉ nắm "anh có tóc" trong khi hàng chục cơ sở cùng gây ô nhiễm tại cùng chỗ đó...
Ai cũng có thể kể ra hàng trăm ví dụ về việc lạm dụng chức quyền để gây tác hại cho xã hội. Học hàm, học vị là chuyện nghiêm túc với các quy định hết sức chặt chẽ. Vậy mà vẫn có những người có bằng Tiến sĩ nước ngoài trong khi tiếng Anh chỉ đủ ở mức biết vài câu chào hỏi (!). May mà báo chí chưa sờ đến hay không dám sờ đến đấy. Học hàm Giáo sư, Phó giáo sư trên toàn thế giới là chuyện chỉ dành riêng cho các trường Đại học và thường chỉ cần do Hiệu trưởng Đại học quyết định. Hơn nữa cần ghi rõ là Giáo sư của trường nào? Làm gì có chuyện dành cho vô số vụ trưởng, thứ trưởng, sĩ quan quân đội, công an... như ở nước ta?
Chuyện xưng danh Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York cũng thực nực cười. Chữ Academy còn có nghĩa là Học viện, Trường phái, Hội đoàn... Member chỉ có nghĩa là Thành viên, còn Academician mới là Viện sĩ!
Chuyện háo danh còn ở mức Nhà nước. Quốc hội đã từng thảo luận về việc đã nên thành lập Viện Hàn lâm chưa, ý kiến chung là "chưa". Vậy mà bỗng nhiên xuất hiện hai Viện hàn lâm trong khi không có Viện sĩ nào (?). Ai tham mưu làm chuyện này, phải chăng xuất phát từ việc có ba Viện từ lâu đã tự tiện đặt tên nước ngoài là Academy (?). Có lẽ ai cũng nên tìm xem trên YouTube sự hùng biện tài hoa và khá có lý trong trên 1 giờ liền của một học sinh lớp 12 với nhan đề "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng".
Tôi cảm thấy nó có tính thuyết phục hơn nhiều tham luận của không ít học giả về những tồn tại kéo dài của nền giáo dục nước nhà. Nên chăng cần viết lại bài độc diễn này dưới dạng văn bản để nhiều người, nhất là những người chịu trách nhiệm, có điều kiện tham khảo. Trong các tồn tại được cậu học sinh này thẳng thắn nêu lên thì chính là bệnh thành tích và một chương trình học tập vừa nặng, vừa thấp (!) so với thế giới, hơn nữa khá xa lạ với nhu cầu của đời sống (!).
Coi nặng tiền tài hơn giáo dục
- Trong cuộc sống, nếu phải kể tên ra 5 tính xấu đáng sợ nhất của người Việt thì ông "dị ứng" nhất với những loại tham nào? Muốn thay đổi nó, người Việt phải làm gì?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi nghĩ không nên nói của người Việt Nam mà nên nói của không ít người Việt Nam: Nếu cần chọn ra 5 điều thì tôi chọn là:
- Ham tiền
- Hiếu danh
- Coi thường danh dự
- Vô cảm và hèn nhát
- Coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào"
- Theo ông, căn nguyên của những tính xấu mà ông kể trên là gì?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Thứ nhất, tôi cho là do chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Thứ hai là tính thiếu dân chủ trong đời sống xã hội, nhất là trên phương tiện truyền thông, khiến cái xấu không được chỉ đích danh, kể cả trong lĩnh vực khoa học như anh Dương Trung Quốc đã phải thốt lên là: một kiểu Lịch sử học vô nhân xưng.
Chính vì vậy mà không ít người đọc đã quay lưng lại với báo viết mà quay sang báo mạng (bên cạnh nhiều trang tốt còn có cả những trang xấu của một số ít người có ác ý).
Thứ ba là do thiếu duy trì truyền thống gia giáo, coi nặng tiền tài hơn giáo dục, chăm sóc con cái.
Thứ tư là sự thiếu gương mẫu của các quan phụ mẫu các cấp, những người coi chức vụ là cần câu cơm (đúng hơn là cần câu vàng bạc, ngoại tệ).
Và thứ năm là tình trạng thiếu tin tưởng và ít trọng dụng người tài, không có lý do gì mọi chức vụ từ cấp thôn xóm trở lên đều phải là đảng viên (trong khi tỷ lệ đảng viên chỉ là 3 triệu trong 90 triệu dân số).
- Nhà văn Vương Trí Nhàn đã từng viết rất nhiều sách về tính xấu của người Việt, và trao đổi với báo GDVN, vị này cũng nói: Người Việt chẳng có tính tốt nào. Với GS.Nguyễn Lân Dũng thì sao? Người Việt có thể tự hào về điều gì?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi nghĩ chẳng có ai muốn "vơ đũa cả nắm" như vậy! Chúng ta cần tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Nếu không có những truyền thống tốt đẹp ấy thì làm sao giữ vững được nền độc lập quốc gia, làm sao có được những tiến bộ trông thấy trong đời sống kinh tế-xã hội, làm sao có được những bước bứt phá về Tổng thu nhập quốc nội (GDP) mà quốc tế cũng phải thừa nhận, làm sao có vị trí ngày càng được tôn trọng trên thế giới....
Hãy tiếp xúc với các cựu chiến binh, với lớp người cao tuổi, với đa số bà con ở nông thôn, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa... Ta sẽ gặp biết bao những tấm gương tuy còn nghèo khổ nhưng vẫn nêu cao sự trong sáng về đạo đức, về lòng nhân ái và sự hy sinh  hết mình dành cho việc học hành của con cái cũng như cho sự đóng góp theo quy định của Nhà nước (kể cả những quy định tuy tôi đã chất vấn nhiều lần tại Quốc hội mà đến nay nay tôi và rất nhiều người vẫn chưa thông được - chẳng hạn như chuyện phải bắt buộc trích đóng góp từ quỹ lương cho Công đoàn , chứ không phải cho Hội Nông dân, trong khi chưa chắc nơi nào cần hơn?).
Bản thân người Việt chúng ta có sẵn một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Chỉ cần khắc phục những bất cập trong quản lý Nhà nước, trước hết hãy thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI, để loại hết mọi con sâu, dù là một đàn sâu như lời Chủ tịch Nước, thì xã hội sẽ sớm ổn định , điều tốt đẹp sẽ nầy nở và các tính xấu chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Tôi vững tin là như vậy.

[h post]

12 tháng 5, 2013


Mưa rừng chưa tới, gió đã đầy lầu

1319693519.4632Trông người mà ngẫm đến ta
Cao Cương – Bí thư cục Đông Bắc sau ngày lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tiếng tăm lừng lẫy, công trạng rất lớn. Khi ông ta tiến hành duyệt binh ở lãnh địa của mình, quần chúng nhân dân thay vì hô “Mao Trạch Đông muôn năm”, lại hô “Cao Cương muôn năm”. Cao là bạn thân lâu năm của Xtalin, nắm quyền cao nhất ở Đông Tam tỉnh, được gọi là “Thái thượng hoàng” vùng Đông Bắc. Lúc bấy giờ, Đặng Tiểu Bình là bí thư cục Tây Nam, chức vụ tương đương Cao, nhưng trên thực tế, địa vị của Cao Cương quan trọng hơn, do vị trí đặc biệt của vùng Đông Bắc.
Vùng Đông Bắc, nơi Cao phụ trách, xét về các mặt đều có ý nghĩa chiến lược đối với toàn TQ. Ở đây tập trung nền công nghiệp chủ yếu của TQ, là hậu phương của chiến tranh Triều Tiên và lại là cầu nối sang Liên Xô. Do Cao thuộc phái thân Liên Xô nên Mao cần dựa vào Cao để khai thông quan hệ với Xtalin.
Thế nhưng, tháng 6.1949, khi cùng Lưu Thiếu Kỳ sang Liên Xô thông báo tình hình TQ và xin viện trợ, Cao Cương đề nghị sáp nhập ba tỉnh Đông Bắc của TQ thành nước Cộng hòa thứ 17 của Liên Xô. Nhận được báo cáo của Lưu, Mao nổi giận lôi đình, gọi Cao về nước ngay. Nhưng khi Cao có mặt tại Trung Nam Hải, Mao lại vỗ về, hứa cho Cao giữ chức Phó chủ tịch nước. Song, Cao hãy đợi đấy!
Rồi một sự kiện lớn đột ngột xẩy ra. Ngày 25.6.1950, Bắc Triều Tiên dưới sự chỉ huy của Kim Nhật Thành – ông nội của “tượng đái” Kim Jong Un hiện nay, đã dốc toàn lực bất ngờ tấn công Nam Triều Tiên. Cuộc chiến Triều Tiên bùng nổ.
Thời gian đầu, quân Bắc Triều Tiên thế mạnh như chẻ tre, nhanh chóng chiếm Hán Thành, ào ạt tiến xuống phía Nam. Ngày 27.6, Mỹ và 16 nước tuyên bố tham chiến. Sau nhiều tuần kịch chiến, đến trung tuần tháng 8, quân Bắc Triều Tiên đã chiếm hơn ba phần tư lãnh thổ Nam Triều Tiên. Thế nhưng, khi tiến đến sông Lạc Đông, quân Bắc Triều Tiên bị chặn lại, hai bên giằng co nhau, không bên nào tiến lên được. Trong khi đó, quân Mỹ đổ bộ thành công lên cảng Nhân Xuyên, cắt ngang lưng quân Bắc Triều Tiên. Quân Bắc Triều Tiên trước sau đều bị vây hãm, bị thương vong và tổn thất nghiêm trọng, phải dốc toàn lực tháo chạy, tình thế vô cùng nguy ngập.
Ông nội của Un – Kim Nhật Thành, với ba mươi sáu kế, không còn kế gì khác hơn là điện khẩn cho Mao cầu cứu: “Trong tình trạng quân địch vượt vĩ tuyến 38, tiến công ra Bắc, giải phóng quân nhân dân TQ hãy nhanh chóng, trực tiếp xuất quân cùng chúng tôi chiến đấu với kẻ thù. Tôi xin đề xuất ý kiến này với Ngài, mong nhận được lời chỉ giáo”.
Mao cả đêm 1.10 suy nghĩ không ngủ được, gần 2 giờ sáng ngày 2.10, ông ta điện khẩn cho Cao Cương: “Mời đồng chí Cao Cương, sau khi nhận được điện, lập tức về Bắc Kinh họp”.
Trưa ngày 2.10, Cao Cương vội vàng đáp máy bay về Bắc Kinh. Ông ta nhận định, Mao triệu tập khẩn cấp về Bắc Kinh họp, chắc không ngoài vấn đề kháng Mỹ viện Triều. Do đó, Cao định liệu, lần này, dù bất kể thế nào, mình cũng không nên nhấn mạnh vấn đề bộ đội biên phòng chuẩn bị chưa đầy đủ. Vào hồi 3 giờ chiều, Mao, Lưu, Chu, Chu (Chu Ân Lai và Chu Đức), Lâm Bưu, Nhiếp Vĩnh Trăn và Cao Cương họp tại Di Niên Đường.
Vừa mới bắt đầu, Mao đưa ngay ra một bức điện nói với Cao Cương:
- Đây là điện khẩn của Kim Nhật Thành, chúng tôi đã xem rồi, ông hãy xem đi.
Lát sau, Mao nói:
- Tình hình Triều Tiên nghiêm trọng như vậy, hiện tại không còn là vấn đề xuất quân hay không xuất quân. Mà là lập tức xuất quân ngay! Xuất quân sớm hay muộn một ngày là cực kỳ quan trọng đối với chiến cuộc. Hôm nay chúng ta chỉ thảo luận hai vấn đề cấp thiết: một là thời gian xuất quân? Hai là ai cầm quân?
Thấy mọi người im lặng, Mao hướng về Cao Cương:
- Đồng chí Cao Cương, đồng chí đứng trên gò cao, nhìn được xa, đồng chí nói xem, dù thế nào trận này cũng phải đánh chứ?
Mao là người thông kim bác cổ, chơi chữ rất độc đáo, ở đây “cao” là cao, “cương” là gò, “cao cương” là cái gò cao.
Cao nghe Mao nói vậy, vội đáp:
- Nếu sớm muộn nhất định phải đánh, thì đánh muộn hay hơn. Hiện giờ không có cách gì đánh được, đánh tồi, mất cả giang sơn, chúng ta nói sao với nhân dân? Hơn nữa, trong chúng ta cũng chưa có ai đi Triều Tiên đánh nhau với Mỹ, ai cầm quân đi?
Mao đề xuất Lâm Bưu cầm quân nhưng Lâm từ chối, nói rằng mình đang bệnh, mồ hôi đổ ra nhiều, bác sỹ đã yêu cầu đi Liên Xô chữa bệnh.
Mao hết sức tức giận, vì nghe Cao Cương nói khó, Lâm Bưu nói bệnh, thế là ông ta hầm hầm bỏ phòng họp ra ngoài.
Trở lại với vấn đề Cao Cương. Đúng như Mao đã dự tính, không lâu sau, Cao Cương được điều về Bắc Kinh, được bổ nhiệm chức Phó chủ tịch nước kiêm Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch nhà nước. Mao lại đưa 15 cán bộ cao cấp như Trần Vân, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân, Lý Phú Xuân…về làm việc dưới quyền Cao. Trong khi đó, Mao vẫn cho Cao kiêm nhiệm 4 chức vụ quan trọng nhất ở Đông Bắc: Bí thư thứ nhất đảng ủy, Chủ nhiệm ủy ban quân chính, Tư lệnh kiêm Chính ủy quân khu. Mao càng ngày càng tỏ ra tin cậy Cao hơn. Và Cao tưởng như đã nắm được ý đồ của Mao.
Cao Cương quen đề cao mình là người độc nhất vô nhị, lại có thành tích, song ông ta căn bản không biết rằng lần thăng chức này của Mao chính là tách ông ta ra khỏi quyền lực ở vùng Đông Bắc. Mao chỉ chờ cơ hội là sẽ ra tay thanh toán Cao.
Từ địa phương về Trung ương, Cao hoạt động mạnh, ông ta muốn mở rộng quyền lực, thay thế vị trí của Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai, làm Phó chủ tịch đảng và Thủ tướng. Cao gieo rắc trong đảng thuyết “đảng của quân đội” và “đảng của khu trắng”. Ông ta quả quyết, đảng là do “quân đội sáng tạo ra” và tự xếp mình là nhân vật đại biểu của “đảng quân đội”. Cao cho rằng đảng và nhà nước hiện nay đang nằm trong tay “đảng của khu trắng” tức trong tay Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai, do đó phải cải tổ Trung ương. Cao được Trưởng ban tổ chức Trung ương và Lâm Bưu ủng hộ. Cao còn gặp Trần Vân đàm phán, lôi kéo Đặng Tiểu Bình tham gia nhưng bị Đặng cự tuyệt. Thấy tình hình nguy hiểm, Đặng lập tức báo cáo toàn bộ âm mưu của Cao Cương với Mao.
Mao nghe Đặng báo cáo xong, hỏi lại: “Mưa rừng chưa tới, gió đã đầy lầu. Theo anh, gió từ hướng nào thổi tới?”.
Đặng suy nghĩ kỹ và trả lời rất khéo: “Ở địa vị mà mưu tính công việc thì là đúng phận sự; không ở địa vị mà lại muốn mưu tính công việc là bệnh ham muốn quyền lực vậy”. Câu trả lời của Đặng càng làm cho Mao suy nghĩ, sớm giải quyết vấn đề Cao Cương.
Xtalin vừa qua đời, lập tức Mao tính sổ với Cao Cương. Mao cho triệu tập hội nghị Trung ương, vạch trần phê phán Cao. Sau hội nghị, lại giao cho Đặng tổ chức các buổi tọa đàm, tiếp tục vạch trần, đối chứng âm mưu chống đảng của Cao. Cao Cương không thể chịu nổi sự phê phán, trong một cuộc hội nghị, đã rút súng tự sát tại chỗ.
Nhớ lại đêm Lâm Bưu lên máy bay định bỏ sang Liên Xô, Chu Ân Lai đã điện cho Diệp Quần, vợ Lâm, hãy chú ý thời tiết: “Bay đêm không an toàn đâu”. Diệp Quần: “Chúng tôi không bay đêm, đợi sáng mai hoặc trưa mai thời tiết tốt mới bay”. Chu: “Đừng bay nữa, không an toàn. Nhất định phải nắm chắc tình hình thời tiết”.
Ý của Chu là nhắc nhở họ chú ý thời tiết chính trị, hành động phiêu lưu sẽ không an toàn. Nhưng, Diệp và Lâm đã không nhận ra, dẫn đến thất bại đau đớn.
Quyền lực là một thứ “ma túy” đủ sức “mê hoặc” bất cứ ai dính vào nó. Trong lịch sử các cuộc đấu tranh giành quyền lực TQ, không phải nhà lãnh đạo nào từ địa phương về Trung ương cũng thành công. Thông thường, những người thành công phải có một “cái ô to”, đủ sức khuynh loát chính trường “bảo hộ”. Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều…có Mao; Triệu Tử Dương, Giang Trạch Dân…có Đặng. Dĩ nhiên, khôn khéo, mưu lược, kiên nhẫn, không thể hấp tấp là những phẩm chất mà họ không thể thiếu được. Lịch sử thường đi những lối bất ngờ.
Từ địa phương về Trung ương quả là một con đường dài, đầy cam go và lịch sử luôn thử thách những chính khách ôm “giấc mộng bá vương”.
( Người giới thiệu bài viết của LM : TQS)

10 tháng 5, 2013


Đôi bờ lễ hội

(Festival làng nghề truyền thống Huế lần thứ 5 vừa được tổ chức thành công từ ngày 27/4 đến 1/5/2013 tại thành phố Huế. Dưới đây xin giới thiệu với các bạn SK6 nội dung bài viết của Đình Nam)

Bên tê Thương Bạc là khung cảnh tấp nập của hội chợ làng nghề, như kéo dài thêm cái không gian phố chợ từ Đông Ba, qua siêu thị Coop mart và không khí rộn ràng kẻ bán người mua nơi con phố làm ăn Trần Hưng Đạo. Còn bên ni, cạnh đường phố Lê Lợi, nổi tiếng xưa nay với cây xanh, màu áo trắng học trò, những công sở sang trọng… là phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu rộn ràng những hội vui. Đó là một đối xứng đẹp, khó diễn tả hết thành lời, tạo nên dáng vẻ lạ kỳ, đầy mê hoặc của đôi bờ Hương Giang.
Buổi tối lang thang cùng Festival làng nghề, tôi lại như bất chợt có khám phá lạ về một không gian lễ hội mới. Nó nằm giữa đôi cầu Trường Tiền và Phú Xuân, có thêm vài điểm xuyết ở phía xuôi về Đập Đá và ngược lên cầu Bạch Hổ - Dã Viên. Sự xuất hiện của Trung tâm văn hóa làng nghề Phương Nam là một nét nhấn. Rồi, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán được làm mới, Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm không gian Lê Bá Đãng và Trung tâm Fesival Huế ra đời, Trung tâm Dịch vụ du lịch hồi sinh, đã cùng với Công viên Tứ Tượng và con đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu vốn im lìm và vắng lặng bỗng như bừng tỉnh dậy trong những ngày hội nghề truyền thống Huế.
So với nhiều Công viên khác ở Huế, Công viên Tứ Tượng không rộng lớn và bề thế bằng. Có lúc, tưởng nó bị khuất lấp bởi những công trình đứng cạnh, nhưng rồi chính sự liên thông với con đường Nguyễn Đình Chiểu ở phía sau và sự thông thoáng của những khu nhà láng giềng đã tạo cho Tứ Tượng một sức hút, vẻ đẹp riêng và với Festival nghề truyền thống 2013, nó đã trở thành trung tâm của những hoạt động phô bày, quảng diễn của các làng nghề. Là một hình ảnh khó phai mờ về Công viên Tứ Tượng trong buổi chiều diễn ra lễ tế tổ bách nghề trong Festival nghề truyền thống Huế với một không gian khoáng đãng trữ tình, có bóng dáng thấp thoáng của dòng Hương ở phía xa xa. Thì ra, cái đẹp ẩn mình, đôi khi khép kín, đã khiến ta phải ngỡ ngàng khi phát lộ và được tôn vinh bởi sự hài hòa của cảnh vật xung quanh.
Bên cạnh một Festival Huế hoành tráng, du khách ngược xuôi đêm ngày với bao nhiều tour tuyến và lễ hội hấp dẫn mời gọi từ Đại Nội hay từ An Định cung, tận Phong Điền, Lăng Cô hay đi xa về Thủy Thanh, Thuận An… Festival làng nghề truyền thống Huế tạo nên một cảm giác ít có xê dịch hơn nhưng không kém phần lắng đọng bởi những trải nghiệm mang tới. Cái không gian lễ hội giới hạn, có thể ước định được bằng tầm nhìn của mắt, nhưng không hề đơn điệu. Nó được tạo bởi sự góp mặt của nhiều công trình riêng lẻ nhưng bổ sung hài hòa cho nhau. Ở đó, có sự hòa quyện giữa cái sẵn có của đất trời là con sông Hương huyền thoại với cái tinh tế, sáng tạo của con người tạo nên từ những con đường, khuôn viên, mái nhà đến cả những mảng xanh để lại. Còn nữa, sau bao sàng lọc, người đời đã biết trả lại những giá trị văn hóa vốn có của những công trình xây dựng. Cái của ngày hôm nay không chồng lấn lên cái ngày xưa vốn có.
Vậy là, đã có một không gian lễ hội dành cho Huế nằm ở đôi bờ sông Hương. Ở đó, cái đẹp có được từ sự chắt lọc, kế thừa và biết bảo tồn, phát huy những gì vốn có, để rồi mãi đọng lại trong tôi, trong em và cả trong bao người là những ấn tượng không dễ phai nhòa./.

                                                                                                                                                  

 Xông đất nhà thơ Tố Hữu

Sáng mùng một Tết năm Canh Ngọ. Như thường lệ, vợ chồng chúng tôi xuất hành vào 9 giờ sáng, đến chúc Tết các gia đình họ hàng nội ngoại. Năm đó chúng tôi quyết định xông đất đầu tiên gia đình nhà thơ Tố Hữu.

Trong mối liên hệ gia tộc, tôi gọi nhà thơ bằng cậu. Theo phong tục miền Bắc, tôi phải gọi bác, vì nhà thơ là anh em cô cậu ruột với mẹ tôi. Cậu là con út trong gia đình, hàng cháu chúng tôi vẩn quen gọi cậu út. Mọi năm, trên đường đi chúc Tết, tôi thường vẫn đi xe đạp ngang qua trước cổng biệt thự của nhà thơ trên đường Phan Đình Phùng. Cảnh tượng tưng bừng, tấp nập trước cổng biệt thự tôi không tả nổi; chỉ đoán chắc cả Hà Nội cũng chỉ năm bảy nhà sánh kịp mà thôi. ô tô con đủ hình dáng, màu sắc, nhãn hiệu, choáng lộn như vừa xuất xưởng, đỗ một hàng dài san sát. Những bó hoa tươi thật lớn, thật rực rỡ, được đưa từ trên xe xuống… Công an mặc lễ phục đi lại dọc vỉa hè. Lính cảnh vệ oai nghiêm bồng súng đứng gác bên cổng sắt đồ sộ. Người ra người vào nườm nượp, mặc toàn đồ lớn, nét mặt hồng hào rạng rỡ, đầy vẻ trịnh trọng có pha chút khúm núm. Ngang qua đó, không hiểu sao tôi cứ có cảm giác sờ sợ, đầu không khiến mà chân cứ tự động đạp xe dạt sang bên kia đường.

Nhưng Tết này, trước cổng biệt thự của nhà thơ quang cảnh vắng teo. Không có chiếc ô tô con nào, không công an cũng chẳng lính cảnh vệ. Cái cổng sắt mọi ngày nom như hẹp hẳn lại, hai cánh cửa khép hờ, ai vào cứ việc đẩy cửa mà vào y như thể dân thường. Hai vợ chồng chúng tôi xuống xe đạp đửng tần ngần một lúc trước cổng sắt.

"Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương…

Hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan bỗng đột ngột hiện ra trong trí nhớ của tôi với toàn bộ vẻ đẹp u trầm và sâu sắc đến kinh người của nó.

"Tết này là đúng ba mươi hai cái Tết anh không đến chúc Tết cậu" - tôi nói với vợ, tay khẽ khàng đẩy cánh cổng sắt. Chúng tôi dắt xe qua khoảng sân lốm đốm những mảnh rêu, dựa xe vào tường dãy nhà ngang dài tít tắp, cuối dãy nhà là gara ô tô. Dãy nhà ngang này, mới năm ngoái năm kia, còn người ra người vào tấp nập, vang vang tiếng chuông điện thoại, tiếng "Alô, tôi nghe đây", tiếng máy chữ lách cách liên hồi; trong gara ngự một chiếc ôtô đen choáng lộn, nhìn thắng ra cổng với cặp mắt đèn pha sáng quắc, uy nghi. Bây giờ các cửa phòng đều đóng kín, trong gara đậu một chiếc xe con nhỏ thó, màu trắng đục.

Tôi bâng khuâng đưa mắt nhìn cây táo già và cây hồng tơ đứng sát bên rào sắt trước tiền sảnh biệt thự. Đây là hai cái cây nổi tiếng đã đi vào thơ.

Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt", "Quả son nhún nhẩy đèn lồng cành tơ". Nhìn cây tôi bỗng chạnh nhớ đến anh lính trẻ thương binh Hoàng Cát viết văn. Chỉ vì cây táo này mà có lần anh phải mang họa vào thân. Anh viết truyện thiếu nhi "Cây táo ông Lành" và đã bị trừng phạt vì có dụng ý nói xấu cán bộ lãnh đạo cao cấp. Giá hồi đó anh đổi thành "cây nhót hay cây ổi ông Lành" chắc đã không phải khổ. Tôi nghĩ vậy và thầm tiếc cho anh. Chúng tôi bước vào phòng khách rộng lớn, thấy nhà thơ đang tiếp mấy vị khách ăn mặc xuềnh xoàng như chúng tôi, trong đó có một phụ nữ đứng tuổi, gương mặt thanh thoát, sắc sảo, cởi mở. Sau đó tôi mới được biết người phụ nữ này là chị Nẻ, vợ đồng chí Võ Chí Công.

"Thưa cậu, năm mới vợ chồng cháu xin đến chúc Tết, mừng tuổi cậu mợ và các anh chị…". Sau ba mươi hai năm không gặp lại, nhà thơ vẫn nhận ra tôi. "Vợ chồng Phùng Quán" nhà thơ nói như muốn giới thiệu luôn với mấy người khách – "Sao lâu nay cháu không đến cậu?" Giọng nhà thơ ân cần, có pha chút trách cứ của bậc bề trên.

Tôi thoáng một giây bối rối, nhưng nhờ mấy chén rượu xuân trước lúc xuất kích, nên đầu óc tôi trở nên mẫn tiệp. "Thưa cậu" - tôi chắp tay cung kính, ý thức sâu sắc rằng tôi không chì nói riêng với nhà thơ mà với cả khách khứa đang có mặt - "Cháu biết như vậy là rất có lỗi với cậu, nhưng mong cậu hiểu cho. Trước đây, lúc cậu còn là uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thứ nhất, cháu chỉ đến với mục đích duy nhất là để thăm, chúc Tết cậu mợ, nhưng bạn hữu và những người quen biết cháu sẽ đinh ninh Phùng Quán đến để cầu cạnh, xin xỏ Tố Hữu điều gì, và Tố Hữu gọi Phùng Quán đến để sai bảo điều gì. Tấm lòng thật của cháu dù biện minh đến ngàn lần cũng chẳng ai tin. Miệng lười thế gian dữ dằn lắm cậu ạ. "Ai biết đâu ma ăn cỗ!". Bây giờ mọi việc đã xong rồi, vợ chồng cháu lại được đến chúc Tết cậu mợ…".

Nhà thơ nhìn tôi với ánh mắt vừa thương hại vừa cười cợt. "Thôi, được rồi, hai vợ chồng ngồi xuống đây - nhà thơ chỉ hai cái ghế trống sát bên cạnh. Tôi là anh của mẹ Phùng Quán" - nhà thơ giới thiệu tôi với mấy người khách, trong đó có anh Hồ Ngọc Đại, nhà giáo dục cách tân nổi tiếng. Chúng tôi niềm nở bắt tay nhau. "Cậu có đọc bài thơ "Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe" - nhà thơ nói - Bài thơ được lắm". Tôi thực sự ngạc nhiên trước lời khen về bài thơ đó. Đến chúc Tết nhà thơ tôi ngại nhất là chuyện này. Tôi thầm hy vọng nhà thơ chưa đọc.

Em ơi nếu Tử Mỹ - Nhà ở rộng mười gian - Rào sắt với cổng son - Thềm cao đá hoa lá - Chắc ông không thể làm - Mưa thu mái nhà tốc…

Những câu thơ như thế có thể làm nhà thơ nghĩ rằng có sự ám chỉ cá nhân… Lời khen bất ngờ này toát ra vẻ đẹp trong trắng của tâm hồn nhà thơ: với thơ bao giờ cũng hoàn toàn vô tư.

Nhân nhắc đến chuyện thơ, chị Nẻ bỗng ngừng câu chuyện với người khách ngồi cạnh, quay sang hỏi nhà thơ với giọng thẳng thắn bộc trực: "Sao lâu nay anh ít làm thơ thế? Anh đừng để tâm gì nhiều đến những chuyện đã qua. Tôi nói thật, mất đi mười ông Phó Thủ tướng tôi cũng chắng tiếc bằng mất một nhà thơ như anh. Tuổi thanh niên tôi lao vào hoạt động cách mạng một phần cũng do đọc thơ anh. Ngày đó, bao nhiêu bài thơ trong tập Từ ấy tôi thuộc làu làu. Hồi bí mật, bọn mật thám bắt tôi, chúng nó tra tấn treo ngược tôi lên, bắt tôi khai báo. Tôi trả lời chúng bằng cách đọc thơ anh, đọc bài này tiếp bài khác, đọc suốt đêm. Sáng hôm sau chúng nó sợ phải cởi trói cho tôi… Không phải chúng nó sợ tôi đâu, mà sợ thơ anh đấy…".

Cũng là người làm thơ, nghe người phụ nữ kiên cường này nói về sức mạnh lớn lao của thơ, tôi thầm ao ước cả đời mình chỉ nhận được một phần mười của lời khen tặng đó - "Mọi năm, Tết nào anh cũng có thơ Xuân - chị Nẻ lại hỏi tiếp - Sao vài năm nay anh không có thơ Xuân?". "Tết này tôi cũng có làm một bài, ngắn thôi, thơ tứ tuyệt…". Vợ tôi nói: "Xin cậu đọc cho chúng cháu nghe với". Nhà thơ cười cười, đọc bài thơ với giọng Huế đặc sệt: "Đầu đề bài thơ là "Anh bộ đội mua đồng hồ". Xin lưu ý là "anh bộ đội" nghe: Có anh bộ đội mua đồng hồ - Thiệt giả không rành anh cứ lo - Đành hỏi cô nàng, cô tủm tỉm; từ "tủm tỉm" của tôi là đắt lắm đấy. "Giả mà như thiệt khó chi mô!". Nhà thơ đọc lại lần thứ hai, nhấn mạnh từng từ một.

Khách khứa nghe cũng đều cười tủm tỉm, nhưng không ai bình luận gì hết. Tôi thì đoán họ đều như bị hẫng. Vì giọng thơ khác lạ biết bao so với giọng thơ quen thuộc của nhà thơ trước đây. Chào 61 đỉnh cao muôn trượng, câu thơ sảng khoái của nhà thơ trong "Bài ca Xuân 61" được nhiều người hệt vào những câu thơ sấm ngữ. Riêng tôi, bài thơ này làm tôi nghĩ ngợi phân vân: có lẽ nào một nhà chính trị, một nhà thơ từng trải, thông minh như cậu mà mãi cho đến lúc bước vào tuổi bảy mươi mới bắt đầu ngấm cái đòn-giả-thật? Hay cậu đã ngấm từ lâu nhưng phải đến hôm nay, khi không còn hệ lụy gì nữa, mới có dịp bộc bạch với mọi người? "Các cháu ăn mứt đi “ - nhà thơ quay sang nói với vợ chồng tôi. "- Thưa cậu cháu không quen ăn ngọt. Cậu có rượu chi ngon cho cháu uống, cháu xin uống ngay". "Rượu à? Cạnh cái chân lò sưởỉ có chai rượu gì đó người ta biếu, cháu xem có uống được không?". "A, Rượu Nga? Ararat". Tôi vặn nút rót một ly đầy và uống cạn - Rượu ngon tuyệt cậu ạ. Thế mà vừa rồi nghe đâu Goocbachôp lại ra lệnh cấm rượu, Goocbachốp cùng tuổi với cháu, tuổi Tân Mùi". "Cấm rượu, nhà thơ dằn giọng - Do đó mới làm thiệt mất của đất nước một trăm mấy chục tỷ rúp". Gương mặt của nhà thơ đang vui vụt sa sầm, cặp mắt đang vui chợt lóe lên ánh tức giận trước một tổn thất quá lớn về của cải của một đất nước mà nhà thơ yêu mến từ thuở thiếu thời và đã từng viết nên những vần thơ xao xuyến lòng người. Nhà thơ nói tiếp: "Sự đúng đắn và lố bịch nhiều khi chỉ cách nhau một sợi tóc".

Sau khi khách khứa ra về, chỉ còn lại ba cậu cháu. Tôi đã uống đến ly Ararat thứ năm. Rượu bắt đầu ngấm làm tôi trở nên mạnh dạn. Tôi hỏi nhà thơ câu hỏi tôi muốn hỏi từ lâu: "Thưa cậu, cháu rất muốn biết, bây giờ thực sự cậu mong muốn điều gì?". Một thoáng trầm ngâm, nhà thơ nói: "Cậu ao ước còn đủ sức khỏe, đạp một chiếc xe đạp về trong quê mình, sống lại kỷ niệm của thời ấu thơ, thời hoạt động sục sôi của tuổi thanh niên, rồi đặt những bài vè như Mẹ Suốt, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Nước non ngàn dặm… tìm đến nơi có đồng bào, bà con tụ tập, đọc lên cho bà con nghe… Cậu mong muốn được làm người hát rong của nhân dân".

Nhà thơ ngồi yên lặng một lúc lâu. ánh mắt nhà thơ trở nên tĩnh lặng thâm trầm như mặt vực nước của một dòng suối lớn lắng lại sau khi chảy qua biết bao ghềnh thác dữ dội của cuộc sống và cách mạng. "Nhưng cậu còn bận vào việc phải hoàn thành công tác Đảng giao. Vả lại sức khỏe cũng kém đi nhiều, nên cái điều ao ước đó e khó lòng thực hiện được…"

Nghe nhà thơ tâm sự mắt tôi tự dưng mờ lệ, lòng quặn thắt cảm thương người cậu của tôi sang Xuân này, bước vào tuổi bảy mươi đã trở lại nguyên vẹn một nhà thơ, một NHÀ THƠ viết hoa.

Có lúc nhà thơ đã đạt đến chức Tam Công trong bộ máy quyền lực của đất nước, nhưng cuối đời lại chỉ mong ước được làm một nghệ sĩ hát rong của nhân dân mà không hy vọng thực hiện được. Trong khoảnh khắc đó, lần đầu tiên tôi lĩnh hội được hết vẻ cao sang của thi ca đích thực.

Vợ chồng tôi xin phép cậu ra về để còn đi chúc tết nhiều gia đình khác. Nhà thơ đứng lên tiễn chúng tôi và dặn: "Khi nào có thì giờ hai vợ chồng đến chơi với cậu. Cậu thường rảnh vào buổi chiều". Nhà thơ khoác vai tôi một bên, vợ tôi một bên lững thững đi ra cổng. Bước xuống khỏi những bậc tam cấp nhà thơ nói với vợ tôi: "Thằng Quán nó dại…". Khi ra gần đến cổng sắt, nhà thơ dừng lại, nói tiếp như vẫn không dứt dòng suy nghĩ của mình: "… mà cậu cũng dại…". Mấy ly rượu Ararát làm cái lưỡi tôi trở nên phóng túng, tôi bật cười to: "Thưa cậu, thì chính cậu đã viết điều đó thành thơ từ nửa thế kỷ trước: Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần!"

Xuân Tân Mùi, 1992. Phùng Quán  ( Xin giới thiệu bài viết của Phùng Quán với những bạn chưa đọc. TQS)