23 tháng 5, 2012

Gửi TQS và ĐTD

ĐVH đang ở Sóc Trăng. Tới Cù lao Dung là một cù lao kẹp giữa cửa Tranh Đề và Định An trên sông Hậu. Phải nói cù lao Dung là một tam giác khá cân đối và ấn tượng (tuy có hơi dài). Mình có đi nhậu quán vĩa hè với mấy ông đạp xích lô ở đây. Họ có đọc cho mình nghe hai câu thơ. Nghe xong mình không được vui vì dân ở đây làm thơ lục bát chưa thật chuẩn, vì quy tắc gieo vần nghiêm ngặt là thế lại bị phá cách. Thơ rằng:
Cù lao sóng nước dập dồn
Mấy cô gái tắm kỳ lưng cho nhau.
Lẽ ra mình phải tìm cách sửa giúp nhưng lại thôi, vì đó là đặc sản vùng miền đành để nguyên gửi hai bạn thưởng thức và sửa giúp.... 


14 nhận xét:

  1. H sướng thiệt đó, được đi khắp các vùng miền đất nước. L nghe H nói cũng muốn được một lần ghé thăm Sóc Trăng để biết cù lao Dung đẹp ntn? Nghe S nhận xét mình mới sực nhớ lại chuyện xưa ở Khoa mình, lại fải chắc lưỡi nói thêm một lần nữa: H sướng thiệt đó! NHL ( S ơi, để viết có dấu rõ ràng L fải đánh ở trang word rồi dán sang đó)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu có thời gian để nghe ĐVH kể chuyện... thì NHL sẽ chắc lưỡi cả ngày.(TQS)

      Xóa
  2. Lạc ơi! Qua 2 câu thơ của DVH về Cù lao Dung (lại muốn quay về chủ đề ấy), TA chân thành khuyên bạn nên luôn luôn viết tắt tên mình một cách đầy đủ là NHL, để tránh hiểu nhầm. Mấy thằng con trai S K6 quỷ quái lắm! (TA)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ nhỉ! Sao khi bàn về thơ lục bát và cách gieo vần, NHL lại không đề cả họ và chữ lót mà chỉ viết tắt tên riêng vậy ta! Cho anh em biết lý do được không? ĐTD

      Xóa
    2. TA khuyên NHL nên viết tắt tên đầy đủ để tránh hiểu nhầm, nhưng sao lại viết tắt tên ĐVH thành DVH vậy. Bạn gõ thiếu mất một chữ D rồi, viết như vậy, người khác sẽ hiểu không đầy đủ về bạn mình, hơn nữa mình nghĩ ĐVH sẽ không vui vì TA chưa thật sâu sát hay sâu sắc với bạn ấy. ĐTD

      Xóa
  3. Mình nghe Trần Ánh đề nghị chữ viết tắt của Nguyễn Hữu Lạc là NHL, mình đã sướng điên lên rồi.Đúng là Lạc nhanh thật, mới nghe giới thiệu cù lao D, Lạc đã muốn ghé thăm liền .Mình cam đoan với Lạc rằng,ai thì ĐVHạnh cho thăm chứ NHL thì Hạnh sẽ không cho.Vì cho Lạc thăm một lần, coi như mất luôn. (TQS)

    Trả lờiXóa
  4. Theo mình biết, sông MêKông khi chảy vào Nam bộ nước ta đã hình thành rất nhiều cù lao trên cả hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. H có điều kiện nên nghiên cứu thêm vì khu vực hạ lưu con sông này còn nhiều cù lao có hình dáng rất ấn tượng và đậm đà bản sắc văn hóa vùng sông nước. Hai câu thơ này phải chăng là dị bản của bài thơ về cù lao Chàm - Hội An (cù lao Chàm có hình dáng như con cá ngựa đang vẫy vùng trên sóng nước Cửa Đại) TA tìm hiểu xem và trao đổi với ĐVH để H giúp bà con sống ở các cù lao gieo vần lục bát cho chuẩn và gần sát với chính bản hơn. Nếu làm tốt việc này, mình nghĩ bà con, nhất là các cô gái hay tắm sẽ rất thích và nếu đại ngôn hơn một chút là hai bạn đã góp phần gìn giữ và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt nói chung và thơ lục bát nói riêng. ĐTD

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, Cù lao Chàm của mình có vài đặc sản nổi tiếng như yến sào, cua đá, vú nàng,...Trong đó, dân dã nhất là loại vú nàng. Đây là 1 loài nhuyễn thể, có vỏ cứng hình chiếc nón lá (hoặc vú) bám vào đá ven đảo, bên trong có ruột nhậu rất ngon. Bởi vậy, mỗi khi ra đảo, ai cũng muốn thưởng thức vú nàng, mà loại này mình đang quản lý, do đó có câu:
      Ai về thăm lại Bãi Làng (*)
      Hỏi anh Trần Ánh "vú nàng lớn chưa?"
      Bạn hỏi thì mình xin thưa:
      "Vú nàng đủ lớn nhưng chưa ai sờ (**)"
      Mời các bạn thử 1 lần rồi biết nhé! (TA)
      ......................................
      (*)Bãi Làng là khu trung tâm của Cù lao Chàm.
      (**)Sờ: Tức là sử dụng, vì đang cấm khai thác cua đá, vú nàng.

      Xóa
  5. TA ơi! Món vú nàng đó hồi mình học cử nhân chính trị ở Đà Nẵng năm 1999 lúc ra thăm cù lao Chàm với lớp cùng Lanh (Sử K7) đã được sờ (thưởng thức) rồi. Tối hôm đó mình nhậu với nhóm bạn Hội An say quắt cần câu nằm ngủ luôn ngoài bãi cát đến lúc mặt trời lên chói mắt quá mới mò dậy được. Trên đường về được chiêu đãi món vú nàng sống bị say lại fải nằm ngay đơ, Lanh và mấy bạn trong lớp tổ chức lễ truy điệu ngay trên tàu đổ rượu vào miệng mà chịu không fản ứng được, giờ nghĩ lại thấy vui thật là vui, thật quá ấn tượng với chuyến thăm Hội An và cù lao Chàm ngày ấy…NHL

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lac ơi, mình nhìn thấy anh nhận xét này đi lạc, nên dắt về trả cho chủ. Cái này đúng không?
      T

      Xóa
    2. Té ra Lạc đã được sờ (nhậu) vú nàng rồi à? Đã sờ rồi mà không say mới lạ. Nếu có dịp thì sờ thêm bạn nhé! Mình thỉnh thoảng cũng sờ, đặc biệt vào mùa hè thì sờ nhiều hơn. Hi...hi...(TA)

      Xóa
    3. Nghe Lạc nói đến món vú nàng, mặc dù chưa ăn nhưng mình lại nhớ đến gợi ý của Trần Ánh về tên viết tắt của NHL. Hay là cụ Trần Ánh muốn các bạn nghĩ rằng NHL là nhớ hoài lờ .(TQS)

      Xóa
    4. Hạnh ơi! Hình như cậu nhầm loại vú gì chứ vú nàng càng lâu năm càng lớn và càng ngon cậu ạ. Còn NHL đã rất cầu thị, viết tên gõ gàng là LẠC hẳn hoi Sửu ơi! (TA)

      Xóa
  6. Chào TQS, TA, ĐTD và các bạn (xin lỗi 3 nàng tiên công... dung của lớp). Mình mạn phép chào riêng ba bạn và xin lỗi ba tiên vì những gì sau đây thủ phạm không phải là mình. ĐTD gởi một ý tưởng quá hay cho khoa học về các loại cù lao trên châu thổ Mekong. TA làm thơ về Bãi Làng cũng là một gợi ý sâu mà không nhạy cảm như chuyện bốn làng (nghề phố Hội). Mình vẫn đang ở trên mấy cù lao, nhưng xin dấu tên cù lao tỉnh nào. Chiều nay mình cũng nhậu vỉa hè. Say quá, mình nói các anh chỉ đạo thì em uống chứ thực tình tổ chức không cho phép người thi hành công vụ uống say. Mấy vị này phạt mình một chai vì nói vào chỗ nhạy cảm của dân chơi. Uống rượu không nói chuyện chỉ đạo, vì chỉ đạo là "chào đĩ". Say mà chào mấy em ấy là thua. Thứ 2, uống rượu mà nói "tổ chức" - "tức chỗ" (cũng là tức chỗ ấy) lại còn chào đĩ thì phải giải quyết là phạm luật. Mình sợ quá, chịu phạt trốn về thăm nhà SK6 làm thơ cù lao gửi 3 bạn.
    Cù lao kẹp giữa hai sông
    Đôi dòng nước chảy đến hông lại dừng
    Rong rêu mọc mép lưng chừng
    Phù sa bồi đắp một rừng cỏ lau...
    Mệt quá thì không sắc, tạm thời vậy đã, mai mình sửa lại 4 câu thơ này để chứng minh một nguyên lí là hễ có hai sông chảy (song song) gặp nhau ở đâu đó thì sẽ có cù lao, cũng là cách giải thích thắc mắc của ĐTD.

    Trả lờiXóa