21 tháng 8, 2012

HÃY ĐẶT CỐC NƯỚC CỦA BẠN XUỐNG...


Nghĩ đến những vấn đề trong cuộc sống là điều quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là hãy nhớ ‘đặt chúng xuống’ vào cuối mỗi ngày khi bạn đi ngủ.



Một giáo sư bắt đầu giờ giảng của mình với một cốc nước. 
Ông giơ nó lên và hỏi các sinh viên, “Các bạn nghĩ cốc nước này nặng bao nhiêu?”
’50 gam!’…’100 gam!’… ‘125 gam!’… các sinh viên trả lời.
“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân,’ giáo sư nói, 
‘nhưng câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái cốc thế này trong vài phút?’
‘Chẳng có gì cả’ các sinh viên nói.
‘OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?’ giáo sư hỏi.
‘Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ’, một sinh viên trả lời.
‘Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?’
‘Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, 
chắc chắn phải đến bệnh viện,’ một sinh viên khác cả gan nói.
 Và tất cả lớp cười ồ.
‘Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, 
cân nặng của cái cốc có thay đổi không?’,
 giáo sư lại hỏi.
‘Không ạ,’ các sinh viên trả lời.
“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? 
Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?’
Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, ‘Đặt cốc xuống!’
’Chính xác!’ giáo sư nói, 
‘Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này.
 Khi bạn giữ nó trong đâu vài phút thì không sao.
 Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau.
 Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt.
 Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa.’
Nghĩ đến những vấn đề trong cuộc sống là điều quan trọng,
 nhưng điều quan trọng hơn là hãy nhớ 
‘đặt chúng xuống’ vào cuối mỗi ngày khi bạn đi ngủ.
Nhờ vậy, bạn tránh được stress để khởi đầu
 một ngày mới thật tỉnh táo, khoẻ mạnh.
 Và đó là thứ giúp bạn có thể giải quyết mọi vấn đề.
[post: h]

5 nhận xét:

  1. Chiều qua vội lại quên đề tên sau nhận xét gởi H rồi, các bạn thông cảm nghe!NHL

    Trả lờiXóa


  2. Chân lý diệt khổ
    Cuộc đời là cuộc đời, không khổ cũng không vui. Nếu ai tạm thời thấy khổ, phải biết rằng do mình đang suy nghĩ và tính toán nhiều quá nên mới có cảm giác khổ đau trong tinh thần.
    Đừng ra điều kiện với niềm vui

    Có rất nhiều người thiếu thốn về tiền bạc, người ta lao động suốt ngày nhưng không thấy đau buồn mà chỉ thấy cực. Tức là người ta làm việc nhiều nên cực thân chứ không có chữ khổ trong đầu. Khổ là do tính toán nhiều quá, suy nghĩ nhiều quá. Nếu bỏ suy nghĩ và tính toán đi thì chỉ còn cực thôi, không còn khổ. Nói đến cái khổ là nói đến cảm giác về tinh thần. Chấm dứt suy nghĩ, tính toán, đừng tin vào đó nữa thì cảm giác tinh thần này sẽ chấm dứt. Điều này dứt khoát là không sai.

    Áp dụng phương pháp này chắc chắn sẽ hiệu quả. Niềm vui, may mắn sẽ đến với anh khi đầu óc anh chấm dứt sự đau khổ. Nhưng đừng tham vọng nhiều quá. Cái gì đến thì anh cứ nhận, đừng so đo tính toán, đừng ra điều kiện với những niềm vui, sự may mắn.

    Tính gì cũng khổ hết!

    Trong quá trình áp dụng, nếu anh để cái đầu bộc lộ thói quen tính toán vào là hỏng chuyện. Anh cứ nghĩ là anh tính hay, anh tính là hơn người ta, nhưng đó là sai lầm. Điều đó không khác gì anh đánh mất bao nhiêu cơ hội tốt lành, bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu giá trị vô hình dành cho anh, mà anh cứ nghĩ mình khôn. Chắc chắn anh không khôn tí nào, tôi dám cam đoan như vậy. Anh tính gì cũng khổ hết!

    Thấy một người theo học phương pháp của mình đang vui, tôi biết rằng mình phải ngồi chờ người đang vui kia sẽ trải nghiệm những nỗi buồn, những điều khó chịu mà trong đó là một cảm giác bế tắc. Tôi ngồi chờ người đó sẽ trải nghiệm trạng thái đó. Tôi biết rằng nó sẽ đi như thế, nó không thể nào không đi như vậy được.

    Quí vị nào hồi nhỏ ở nông thôn lụt lội mà đi cây cà kheo, đi lâu lâu thế nào cũng té. Nghe người học báo cáo: «Học vui lắm! Sung sướng lắm !», tôi cũng mừng, nhưng quí vị phải hiểu rằng tôi tiếp tục ngồi chờ người đó trải nghiệm những nỗi thất vọng sau đó. Vì tôi biết không có cách chi người ấy không tính toán. Đến một lúc nào đó, người đó sẽ ngồi tính toán điều gì đó, và người ấy đảo ngược lại hết toàn bộ, đánh giá ngược lại hết, thấy vấn đề ngược lại hết và dẫn tới sự bế tắc. Cách thức đầu óc người ấy làm việc dẫn người ấy tới sự bế tắc, thất vọng và cảm thấy không có niềm vui gì trong cuộc đời này hết, sao mình sống chán quá, sao làm người chán quá, không có một chút hi vọng gì.

    Người ta cứ mãi như vậy, không bao giờ chịu buông sự tính toán ra khỏi đầu óc và không bao giờ chịu tiếp tục phát triển tình yêu thương của mình. Tình thương giống như một thứ gì đó tẩm trong người mình, làm người mình tươi mát. Bây giờ thiếu cái này nên nó không tươi nữa, nó héo nên đầu óc không thể sâu sắc, không thể sắc sảo, nhạy bén được, đầu óc không thể linh hoạt, không thể mở ra cái nhìn sâu thẳm được, đầu óc cùn dần và bị thâu tóm toàn bộ trong tình trạng toan tính. Kể cả toan tính tốt chứ không phải toan tính xấu, toan tính tích cực, toan tính chính đáng cũng dẫn tới sự bế tắc.

    Phải kiên quyết!

    Tôi thấy có một số vị theo học, ứng dụng xong, rồi quên hết. Nói tới, nói lui một hồi lại tin vào suy nghĩ, tính toán của mình là trúng, nhiều khi còn thấy ông thầy sai. Cho nên, cứ sàng tới sàng lui rồi lại tin chính đầu óc tính toán của mình, tin mình là người thành đạt nhất, người khôn nhất, ông thầy của mình cũng chỉ là xoàng thôi, không có gì hay lắm.

    Tất cả quí vị phải kiên quyết. Khi thấy mình khó chịu trong người, thấy đầu óc rối bời, không được vui, không được hài lòng, thì biết chắc rằng trong sâu thẳm mình đang tính toán, đang suy tư một điều gì đó.
    Duy Tuệ
    Postest: TQS

    Trả lờiXóa
  3. Với mình thì hãy cố tập thành bản năng tâm lý "trái tim nóng, cái đầu lạnh" và hãy "hạ xuống 1 tông" những bức xúc của riêng mình để được bình yên, thanh thản hơn. (TA)

    Trả lờiXóa